I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhận loại đang bước vào thế kỷ XXI – Một thế kỷ sẽ tiếp tục cho nhiều biến chuyển to lớn. Khoa học và công nghệ sẽ có những bước tiến nhảy vọt, kinh tế, trí thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất.
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VIII đã nhấn mạnh: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, đồng thời với việc chăm lo tăng trưởng kinh tế, phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực con người. Chuẩn bị lớp người có đủ phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới”.
Muốn có những con người như vậy, xã hội phải dựa vào giáo dục – Chỉ có giáo dục mới đáp ứng được yêu cầu đó.
Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước đã xác định rõ: giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển: Nhận thức được vai trò xã hội của mình trong những thập kỷ qua, dù trong hoàn cảnh lịch sử nào, ngành chúng ta cũng luôn luôn hoàn thành sứ mệnh “trồng người”, tôi luyện cho xã hội những con người lao động: dẻo dai về sức lực, mạnh mẽ về trí tuệ và dạt dào tình yêu quê hương đất nước. Đổi mới là con đường tất yếu để tồn tại và phát triển, phù hợp với thực tiễn. Kế thừa nét đẹp truyền thống, nhanh chóng tiếp cận cái mới, cái văn minh của nhân loại. Ngành giáo dục nói riêng và nước nhà nói chung đang từng bước khởi sắc.
11 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo dạy - Chương trình lớp 2 mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học
+ Căn cứ vào yêu cầu đổi mới
+ Căn cứ vào thực trạng của trường.
Chúng tôi đã đề ra các giải pháp như sau:
I. Đổi mới nhận thức:
1. Đối với giáo viên:
- Quán triệt, nâng cao nhận thức cho giáo viên toàn trường về chủ trương của ngành trong việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới (chú trọng giáo viên lớp 2).
- Nội dung chương trình lớp 2 mới được đưa vào trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ theo tuần, tháng, kỳ dưới hình thức thảo luận, dạy mẫu, soạn giáo án mẫu, thăm lớp dự giờ.
- Bám sát kế hoạch chương trình, phân loại dạng bài dạy, bố trí dạy mẫu sau đó thảo luận thống nhất phương pháp dạy cho từng loại bài của từng môn học.
- Các thông tin, tài liệu về chương trình lớp 2 mới được chúng tôi cập nhật thường xuyên và chuyển tải kịp thời đến giáo viên.
- Mọi văn bản của Bộ, của Sở, của Phòng Giáo dục được chúng tôi triển khai kịp thời, có thảo luận để hiểu kỹ văn bản và thực hiện đúng.
- Mọi văn bản, đáp án của đề cương ôn tập chúng tôi phô tô thành quyển phát cho mỗi giáo viên trong trường và coi đó như là một cẩm nang.
2. Đối với phụ huynh:
- Cùng với việc đổi mới nhận thức cho giáo viên chúng tôi không thể không chú ý nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh nói chung, đặc biệt là phụ huynh khối lớp 2, giúp họ nhận thức đúng về đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành trong việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Hội thảo về học sinh vùng giáo: “Bàn về kế hoạch dạy – học” đối với học sinh lớp 2 vùng giáo nói riêng.
- Ngoài ra chúng tôi còn phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp. Bằng sự hiểu biết của mình giáo viên phải chịu trách nhiệm chuyển tải đến từng phụ huynh học sinh về những nét cơ bản của chương trình giáo dục lớp 2 mới.
- Tập huấn cho phụ huynh cách hướng dẫn học sinh cách học ở nhà theo cách học mới.
II. Đổi mới phương pháp dạy học:
Chương trình tiểu học mới, đặt trọng tâm vào phương pháp dạy – học. Đây là nội dung then chốt trong 4 nội dung của chương trình, nó không phải là mới mẻ hoàn toàn mà đây là vấn đề chúng ta đã và đang thực hiện. Thế nhưng trong thực tế khi nói đến phương pháp dạy học, hình thức dạy học nhiều giáo viên vẫn còn chưa tự tin. Điều này sẽ dẫn đến hạn chế trong việc lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp cũng như hình thức dạy học thích hợp nhằm đạt được mục tiêu của bài dạy. Vì vậy chúng tôi đề ra các giúp pháp như sau:
- Thường xuyên bổ sung chuyên đề “đổi mới phương pháp dạy học” qua sinh hoạt tổ chuyên môn, giúp giáo viên nhớ lại và nắm vững phương pháp dạy học mới.
- Khuyến khích giáo viên mạnh dạn đề xuất phương pháp, hình thức dạy học phù hợp trong mỗi bài dạy. Sau mỗi tiết thực tập hay thao giảng, chúng tôi đã chỉ đao tổ chuyên môn thảo luận theo định hướng sau:
+ Mục tiêu của bài dạy đó là gì? Giờ dạy đã đạt được mục tiêu đó chưa?
+ Giáo viên đã tổ chức các hoạt động học tập của học sinh như thế nào?
+ Những phương pháp, hình thức dạy học nào được giáo viên sử dụng? Theo đồng chí đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Thời gian đã phân chia hợp lý chưa? Nếu chưa thì theo đồng chí nên như thế nào?
+ Việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học theo đồng chí đã được chưa? Nếu chưa thì đồng chí bổ sung ra sao?
+ Hoạt động dạy và học đã hướng tập trung vào học sinh hay chưa? Giáo viên có làm thay phần việc học sinh không? Chỗ nào?
- Song song với việc thảo luận, góp ý qua dự giờ, lớp chúng tôi đã chú ý đến việc đổi mới cách soạn bài của giáo viên bằng cách kết hợp giữa giáo viên tổ và giáo viên có kinh nghiệm trong trường thiết kế và soạn mẫu theo mỗi loại bài của một số môn học để giáo viên tham khảo.
- Yêu cầu trong hồ sơ giáo viên lớp 2 có thêm quyển cập nhật vấn đề đổi mới lớp 2 các vướng mắc trong mỗi bài dạy được giáo viên cập nhật vào sổ và kịp thời thông tin đến chuyên môn tổ, trường.
- Trong mỗi lần sinh hoạt chuyên môn các vấn đề vướng mắc trong quá trình dạy học, chúng tôi đưa ra thảo luận và tìm giải pháp khắc phục kịp thời đối với những vấn đề khó đã được chúng tôi xin ý kiến chỉ đạo của Phòng.
- Tập huấn cách sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học ở trường để giáo viên có kỹ năng tốt trong việc sử dụng đồ dùng dạy học. Đặc biệt là ở môn Tiếng việt, Toán, Tự nhiên – xã hội
- Chương trình lớp 2 mới về phân môn chữ viết có nhiều đổi mới bởi vậy việc chỉ đạo rèn viết đúng, đẹp cho giáo viên và học sinh cũng được chúng tôi xác định là một trong những giải pháp để thực hiện chương trình giáo dục mới. Cụ thể:
+ Những văn bản về hướng dẫn chữ viết được thảo luận trong tổ giúp giáo viên hiểu kỹ, hiểu đúng và thực hiện đúng văn bản.
+ Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã chỉ đạo thống nhất loại vở nhà trường mua và bút viết chữ A cho học sinh và có ý thức rèn viết cho học sinh ngay từ đầu.
III. Điều kiện dạy học:
Chúng ta phải đổi mới chương trình để phù hợp với phương pháp dạy học mới và phù hợp với thực tế xã hội có nghĩa là: Người học không tiếp thu tri thức bằng cách đơn thuần nghe, nhớ mà phải thực sự tự giác, tích cực, chủ động trong hoạt động học tập bằng các phương tiện dạy học đó là các thiết bị đồ dùng dạy học Dạy học không có trực quan là dạy chay, là không thực hiện đúng mục tiêu giáo dục.
Trong điều kiện thiết bị đồ dùng dạy học còn chưa đáp ứng đủ và kịp thời đến từng cơ sở trường học. Bằng nhiệt huyết và tính năng động của tuổi trẻ chúng tôi đã:
+ Phối hợp với phụ huynh, chi đoàn trường ttự làm đồ dùng học tập cho học sinh, phân công giáo viên dạy mỹ thuật vẽ thêm tranh ảnh, làm thêm đồ dùng đủ 100% cho đồ dùng dạy – học lớp 2.
+ Ngoài tận dụng tranh ảnh trong bộ đồ dùng dạy học cũ của trường và tranh ảnh sưu tầm được của giáo viên và học sinh, chúng tôi đã mạnh dạn trích tiền quỹ hỗ trợ dạy và học để phô tô các tranh ảnh cần thiết còn thiếu để phục vụ dạy học, ví dụ như môn Tự nhiên – Xã hội.
+ Sử dụng các bức tường còn để trống trong phòng học và khoảng không gian xung quanh chúng tôi đã phát động học sinh và giáo viên sưu tầm tranh ảnh, sách báo để trưng bày. Các bàng mẫu chữ mới, sản phẩm giáo viên và học sinh tự làm được trình bày phân loại theo từng môn học và được thay đổi theo từng giai đoạn học tập của học sinh.
IV. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá:
+ Có kế hoạch dự giờ thăm lớp ngay đầu năm học theo tuần, tháng, kỳ.
+ Tăng cường dự giờ đột xuất, đối với những tiết dạy không đạt yêu cầu chúng tôi góp và tiếp tục dự giờ ở tiết sau đến khi giáo viên thực sự chủ động về nội dung và phương pháp.
+ Việc đánh giá hồ sơ giáo viên được tiến hành theo kỳ (4 kỳ/năm) ngoài mặt hình thức chúng tôi chú ý coi trọng đến chất lượng bài soạn cụ thể là tìm ta cái mới, cái sáng tạo trong thiết kế bài soạn của giáo viên. Xếp loại giáo viên đúng mức kịp thời đảm bảo công bằng khách quan. Sau mỗi đợt kiểm tra chúng tôi chọn bộ hồ sơ tốt đưa ra làm mẫu để giáo viên trong tổ nói riêng và giáo viên trong trường nói chung trao đổi, học tập và tự điều chỉnh.
+ Việc kiểm tra đánh giá học sinh được chúng tôi thực hiện đúng theo biên chế năm học. Cụ thể ở lần kiểm tra định kỳ lần 1 và 3 do trường ra đề, chúng tôi đã mạnh dạn bám sát chương trình và ra đề theo kiểu trắc nghiệm khách quan, thực chất. Sau mỗi lần kiểm tra định kỳ chúng tôi đã kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm phân loại học sinh. Đối với những học sinh chưa đạt yêu cầu chúng tôi đã lập danh sách theo lớp và giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp đó chịu trách nhiệm phụ đạo để có sự chuyển loại ở kỳ sau.
Qua kiểm tra dự giờ đột xuất, các đối tượng học sinh yếu được chúng tôi chú ý quan tâm với và có sự chỉ đạo kịp thời với mục đích là nâng cao chất lượng đại trà , hạn chế tối đa số học sinh không đạt yêu cầu ở cuối năm học.
V. Các hoạt động hỗ trợ khác:
+ Phối kết hợp với lực lượng đoàn viên để giúp đỡ học sinh (đặc bịêt là học sinh yếu). Vì vậy,việc phân công đoàn viên đru khả năng giúp đỡ, hướng dẫn học sinh trong giai đoạn đầu là cần thiết.
+ Phối kết hợp với tổ chức Đoàn tập huấn cho giáo viên lớp 2 (20 bài hát, 10 trờ chơi), một số bài hát cũng như trò chơi có nội dung ngắn gọn và có tính giáo dục cao, hỗ trợ cho hoạt động dạy – học. Bởi vì trong chương trình dạy học mới, việc tăng cường hoạt động trò chơi, hát tập thể trong tiết học để tạo không khí thoải mái dí dỏm, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em.
+ Phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức tốt các cuộc thi: làm và sử dụng đồ dùng dạy – học.
+ Tổ chức thi viết đẹp cho giáo viên và học sinh toàn trường trong đó bắt buộc 100% giáo viên lớp 2 tham gia dự thi phần lý thuyết và thực hành viết bảng
+ Tổ chức thi kể chuyện và thi đọc cho giáo viên lớp 2, với hình thức này giáo viên có ý thức rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thực sự là chuẩn mực đối voí các em.
+ Phối kết hợp với thư viện sắp xếp thiết bị đồ dùng dạy học với phương châm “dễ nhìn – dễ thấy – dễ lấy” thuận tiện trong việc sử dụng đồ dùng dạy học hàng ngày.
D. Kết quả
Với các giải pháp trên, chất lượng giáo viên và học sinh lớp 2 của trường chúng tôi được chuyển mình rất rõ nét theo các giai đoạn học tập. Cụ thể:
Các giai đoạn học tập
Giờ dạy
Hồ sơ
Chẩt lượng học sinh (đạt yêu cầu)
Tổng số tiết đánh giá
Giỏi
Khá
TB
Tốt
Khá
TB
Giữa kỳ 1
120
3
71
46
3
6
75%
Cuối kỳ 1
90
10
60
20
5
4
85%
Giữa kỳ 2
90
20
60
10
8
1
90%
Cuối kỳ 2
45
21
20
4
8
1
96%
Chất lượng cuối năm:
- Đối với giáo viên:
+ 100% số giáo viên dự thi phần lý thuyết và thực hành ở trường đều đạt yêu cầu trở lên.
+ 100% số giáo viên lớp 2 dự thi chuyên đề thay sách lớp 2 phần lý thuyết do Sở tổ chức đều đạt yêu cầu. Xếp loại chung cả trường là khá.
+ Có 5 đồng chí dự thi thể nghiệm chuyên đề lớp 2 đều đạt loại khá.
+ 100% số giáo viên thiết kế bài soạn theo kiểu mới, dễ theo dõi quá trình thi công.
+ 100% số giáo viên đã tự thiết kế bài soạn (không phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo viên mà coi đó là tài liệu tham khảo).
+ Khắc phục được tình trạng kéo dài thời gian trong tiết học.
- Đối với học sinh: 96% số học sinh đạt yêu cầu (trong đó khá, giỏi chiếm 62,2%)
- 9 lớp có một trường giáo dục loại tốt./.
File đính kèm:
- SKKN Lop.doc