Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách.
Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của người học và tạo điều kiện tối ưu cho người học rèn luyện phát triển khả năng sử dụng ngoại ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần túy. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng.
Là một giáo viên dạy ngoại ngữ, bên cạnh việc nắm bắt các nguyên tắc chính của phương pháp mới, tìm hiểu cá thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả, tôi còn hay nghĩ về một điều: mặc dù Sách giáo khoa mới được biên soạn theo nguyên tắc “xoáy trôn ốc” và kiến thức được lặp lại nâng cao dần theo từng năm học nhưng tôi thấy học sinh rất dễ quên điều đã được học nếu như giáo viên không kết hợp xem kẽ giữa giảng dạy bài mới và ôn tập một cách khoa học.
Theo cấu trúc của Sách giáo khoa mới, khối lượng kiến thức và kĩ năng học sinh cần nắm trong một tiết học là nhiều nên phần lớn thời gian là giáo viên tập trung giới thiệu ngữ liệu mới trong ngữ cảnh ,tình huống cụ thể và luyện tập các kiến thức vừa được giới thiệu,còn cụ thể khi về nhà, kiến thức học trên lớp có được tái tạo, ôn lại hay không giáo viên chưa thể kiểm tra hết. Mặc dù sau mỗi bài đều có một tiết để giáo viên tái tạo lại kiến thức: lớp 6, 7 là phần Further; lớp 8, 9 là phần Language focus, nhưng theo tôi, thời gian 45’ không thể đủ cho giáo viên có thể vừa tổng kết lại các kiến thức nội dung đã dạy trong 4, 5 tiết trước ,vừa luyện tập kỹ càng cho học sinh được. Hơn nữa, trong một tiết đó, giáo viên cũng không thể ôn tập những kiến thức đã học ở năm trước. Và còn một điều nữa mà tôi thấy giáo viên chúng ta cũng không nên coi nhẹ là việc giao bài tập về nhà (BTVN). Thông thường, sau mỗi tiết học, giáo viên đọc cho học sinh phần BTVN:
- Học thuộc lòng mẫu câu
- Viết một bài về.
- Làm bài tập .ở .
Tôi cũng đã từng làm như vậy và thật sự tôi chưa bao giờ kiểm tra hết được số học sinh thực hiện công việc ở nhà. Vì vậy, theo tôi, song song với việc áp dụng các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm mới mà Sách giáo khoa yêu cầu, chúng ta cần có cách thức tổ chức ôn tập và giao BTVN hợp lý để giúp học sinh không bị lãng quên kiến thức khi ở nhà tự học.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó, tôi xin mạnh dạn được đưa ra đề tài này với mong muốn tìm thêm được những hỗ trợ tích cực nâng cao kết quả cũng như chất lượng học tập của học sinh, và để phương pháp giảng dạy mới thêm phần hiệu quả: hiệu quả đối với lớp khá, trườngtiên tiến, hiệu quả đối với đại trà học sinh.
PhÇn II
Néi dung cña ®Ò tµi
A/ Vai trò của ôn tập và BTVN:
1. «n tập - Quá trình kích hoạt :
Ôn tập là quá trình kích hoạt- tái tạo và luyện tập lại các vấn đề từ vựng, ngữ pháp hoặc kỹ năng ngôn ngữ học sinh đã được học từ trước, nhằm giúp củng cố và khắc sâu hơn nữa các kiến thức và kỹ năng đó, đảm bảo cho việc dạy và học đạt hiệu quả mong muốn. Hiện nay ,khi Sách giáo khoa được biên soạn theo nguyên tắc “xoáy trôn ốc”, mà kiến thức trong đó được lặp lại và nâng cao, học sinh vẫn rất dễ quên những gì học được học ở các bài trước nếu như các vấn đề đó không được ôn luyện lại. Trong phần này, chúng ta sẽ bàn xem những vấn đề gì cần được ôn tập và cách thức tiến hành các hoạt động ôn tập như thế nào.
2. Vai trò của ôn tập và BTVN:
BTVN là một hình thức giúp cho học sinh tái tạo, ôn luyện và củng cố lại các kiến thức và kỹ năng đã học trên lớp. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập và giảng dạy ngoại ngữ ở nhà trường, nhất là trong điều kiện ở trường phổ thông Việt Nam, là lượng thời gian phân phối cho môn học này quá ít mà khối lượng kiến thức và kỹ năng học sinh cần nắm được lại nhiều. Vì vậy, việc ra bài tập về nhà và hướng dẫn học sinh tự học là rất cần thiết. Nó làm tăng thời gian tiếp xúc với ngoại ngữ và luyện tập ngoại ngữ của học sinh, từ đó giúp nâng cao khả năng ngoại ngữ của các em.
Thực tế cho thấy học sinh các lớp được giao và làm bài tập về nhà nghiêm túc, đầy đủ, cẩn thận thì trong các kỳ thi bao giờ cũng đạt kết quả cao hơn là các lớp ít làm bài tập về nhà hoặc làm không cẩn thận.Tác dụng của việc ôn tập thường xuyên và giao BTVN một cách nghiêm túc là rất lớn . Để việc học tập của học sinh đạt kết quả tốt giáo viên cần tổ chức ôn tập lại tất cả kiến thức đã dạy ở trên lớp.Tuy nhiên do chương trình nhiều mà thời gian lại ít nên giáo viên không thể xếp ôn tập một cách cứng nhắc vào một thờiđiểm cố định của tiết học mà phải linh hoạt,và đầu tư thêm vào mục giao bài tập về nhà để học sinh không dễ quên những gì đã học.
34 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Cách thức tổ chức ôn tập và giao bài tập về nhà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
of the country is desert, the average 6............. from October to March is not too high. The most 7............... sights are the pyramids at Giza. However, it is also pleasant to 8............... Alexandria, Port Said and several other places and do as much 9............. as possible in the time available. A 10.................. to Luxor is an unforgetable exprience, and there are frequent 11.............. there from Cairo.
1. A. holiday B. visit C. excursion D. trip
2. A. explorers B. voyagers C. tourists D. passengers
3. A. people B. citizenship C. nation D. population
4. A. principle B. head C. state D. capital
5. A. temperature B. climate C. condition D. position
6. A. weather B. measurement C. climate D. temperature
7. A. famous B. known C. visited D. requested
8. A. search B. inspect C. sightseeing D. looking
9. A. viewing B. trip C. entertainment D. guide
10.A. flights B. travel C. journeys D. voyages
e. Chọn đúng sai
Với loại bài tập này, học sinh phải đọc một đoạn văn bản để sau đó trả lời một số câu hỏi có sẵn câu trả lời. Nhưng trong số các câu trả lời này có những câu đúng với nội dung văn bản, có những câu không đúng với nội dung văn bản. Cách trả lời là lựa chọn xem câu nào có nội dung đúng và câu nào có nội dung sai . Để làm tăng độ khó, đồng thời làm giảm xác suất đúng do đoán mò, người ta thường gài thêm một số câu hỏi mà nội dung của nó không có trong văn bản và đánh dấu câu đó bằng chữ N (Not referred to in the text)- không nói đến trong văn bản.
Ví dụ 1: Read the passage carefully, then decide whether the statements are True (T) or False (F).
It was the first time Jime went to Ho Chi Minh city with his parents. When the plane landed at Tan Son Nhat Airport, the day was fine. There was a bright sun, and the sky was cloudless and blue. It is said that Ho Chi Minh is the city of sunshine.
The family took a taxi to the Rex Hotel, a very big hotel in the city centre. After checking in, they went upstairs to their room on the fifth floor. Jim was eager to see the sight of the city. Through the window of the bedroom, he could see the beautiful picture of Ho Chi Minh City . It was marvellous to see the city sparkling in colourful flights at night.
Jim visited many places of interest such as Nha Rong Harbour, Dam Sen Park, Suoi Tien, and Saigon Water Park. Ho Chi Minh city is famous for shopping malls. Jim bought plenty of souvenirs for his friends at Saigon Tourist Trade Centre.
The next evening, the whole family walked along the streets, then came into a well-known vegetarian restaurenat to enjoy delicious food. It was really wonderful.
_____1. Jim went to Ho Chi Minh city for the first time.
_____2. Jim’s family took a bus to the hotel from the airport.
_____3. Their room was on the fourth floor.
_____4. Jim was eager to see the sights of the city.
_____5. Jim visited many beauty spots and bought a lot of souvenirs for his friends.
_____6. Jim’s family didn’t like vegetarian food.
f. Viết mô phỏng
Thực chất là viết theo mẫu. Giáo viên cung cấp một số bài văn hay đoạn văn mẫu phù hợp với nội dung và mục tiêu chương trình cũng như nhu cầu của đối tượng học sinh. Ví dụ, bài mẫu tả về thủ đô Luân đôn hoặc một kỳ nghỉ hè ở nước ngoài, học sinh dựa vào bài mẫu này viết một bài tả về thủ đô Hà Nội hay một địa danh nổi tiếng quen thuộc. Chú ý, bài mẫu cần cung cấp đầy đủ từ ngữ, cấu trúc cần thiết và bài mô phỏng phải đạt được yêu cầu về nội dung ngôn ngữ và bố cục nội dung.
g. Viết có hướng dẫn
Giáo viên cung cấp cho học sinh một bài viết dưới dạng thư, phỏng vấn, phiếu điều tra... có nội dung về một vấn đề quen thuộc. Học sinh đọc rồi viết trả lời theo các yêu cầu của nội dung bài đọc đó.
Ví dụ 1 : em hãy đọc lá thư sau rồi viết trả lời cho người bạn mới Kumi của em.
Dear friend,
Thank you for your letter. I have some questions for you. What is your father’s job? My dad is a bank employee. Does your mother work ? Mine works at home. We are a big family. Do you have any sort of job yourself? As for me, I work in a supermarket on Saturdays. What are your hobbies? I enjoy reading but I also play hockey. I have two more years of school , after which I hope to get a job in a hotel ( I love learning and using language ). What about you ?
Good bye for now, please write soon.
Your new friend, Kumi.
Ví dụ 2 : Use the jumbled sets of suggested words to write a letter:
1. It/ be/ necessary/ have a day/ celebrate/ our parents.
.................................................................................................................
2. Children/ have/ special day/ express/ feelings, memories and love/ their parents.
.................................................................................................................
3. We have/ opportunity/ enhance/ family traditions.
.................................................................................................................
4. Members of families/ have/ chance/ get together.
.................................................................................................................
5. Sunday/ a day off/ so every body/ free/ work/ study.
.................................................................................................................
6. Children/ give/ parents/ flowers/ send/ cards/ bring/ special cake.
.................................................................................................................
7. Children/ serve/ parents/ food/ they like best.
.................................................................................................................
8. I believe/ idea/ be supported.
.................................................................................................................
9. It/ be celebrated/ nationwide.
.................................................................................................................
10. Every body/ love/ parents/ want/ be happy.
................................................................................................................
h. Đọc ở nhà
Giáo viên giao bài tập đọc mà văn bản được viết dưới dạng một mẩu chuyện , một tờ rơi, tờ gấp, hướng dẫn du lịch hoặc bất cứ một văn bản nào khác có độ khó ngôn ngữ phù hợp với trình độ học sinh và nội dung hấp dẫn. Có thể có những câu hỏi gợi ý cùng với những yêu cầu cụ thể mà học sinh phải thực hiện , chẳng hạn như việc lập một kế hoạch tham quan cho lớp, nói rõ lý do vì sao kế hoạch ấy lại là tốt.
Học sinh đọc và làm bài tập này ở nhà, đến lớp từng nhóm trao đổi với nhau kế hoạch đã chuẩn bị, bổ sung và hoàn thiện kế hoạch một bước nữa rồi chọn một đại diện trình bày trước lớp. Giáo viên kiểm tra sửa chữa.
PHẦN III : ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Nhận xét
Việc kết hợp logic phần ôn tập kiến thức cũ cho học sinh trong giờ dạy và việc giao bài tập về nhà bằng những trò chơi không bao giờ là bất biến và có thể áp dụng chung cho mọi đối tượng. Bạn sẽ luôn phải điều chỉnh, bổ sung, đa dạng hóa và sử dụng uyển chuyển cho phù hợp với mọi đối tượng và mọi tình huống trong quá trình dạy học. Trong giờ học, các em thực sự là trung tâm của hoạt động học : chủ động tiếp thu kiến thức, ôn tập kịp thời kiến thức cũ, nắm kiến thức cơ bản nhanh, sâu, và biết rõ được mối tương tác giữa các kiến thức cũ và mới. Tạo cho học sinh tói quen tự tìm mối liên quan giữa những bài đã học và những bài đang học để từ đó khắc sâu kiến thức hơn. Việc giao bài tập hợp lý chặt chẽ là cách rèn luyện cho học sinh tính chăm chỉ, tự giác học tập. Bài tập được kiểm tra chéo cũng là cách giúp cho học sinh tự nâng cao kiến thức của mình.
2. Kết quả cụ thể
* Tháng 9,10
- Không kết hợp ôn tập thường xuyên: tỷ lệ học sinh không nhớ kiến thức cũ : 60%
- Giao bài tập về nhà chung chung: không kiểm tra được hết phần bài tập của học sinh chưa nắm kỹ bài : 40%
* Tháng 11,12 :
- Khi kết hợp được phần ôn tập thường xuyên thì bài kiểm tra của học sinh phần có kiến thức cũ đã khả quan hơn trước : tăng từ 60% lên 80,8%.
- Kiểm tra được nhiều hơn và nắm bắt ngay phần kiến thức học sinh còn yếu và có kế hoạch giảng lại để học sinh hiểu bài hơn. Kết quả làm bài của học sinh khá hơn, đạt xấp xỉ 100% học sinh trả bài đúng hạn và tỉ lệ bài làm đúng xấp xỉ 90%.
PHẦN IV : KẾT LUẬN
Như người ta nói “Văn ôn, võ luyện”. Phương châm này càng đúng với việc học ngoại ngữ. Việc ôn tập bao gồm không chỉ những gì đã học mà cả bất cứ cái gì cần thiết để phục vụ bài học mới. Ôn tập không nên chỉ thực hiện ở đầu mỗi buổi học mà có thể ở bất cứ giai đoạn nào trong một bài học. Vừa học, vừa ôn, ôn cũ học mới trong một buổi học được coi là hoạt động dạy học trọn gói vừa hấp dẫn vừa phong phú.
Bài tập về nhà vừa là hình thức ôn tập vừa tăng thời gian học tập của học sinh. Bài tập cần đa dạng, hấp dẫn, và một điều cần nhấn mạnh là tránh được việc mắc lỗi càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp học sinh vẫn mắc lỗi, tốt nhất là giáo viên hướng dẫn để học sinh tự sửa lỗi. Và đối với bài tập về nhà không nên đánh giá cho điểm.
Với mục đích muốn dạy một tiết học có kết quả tốt, tôi xin mạnh dạn trình bày cách “Kết hợp ôn tập thường xuyên trong giờ dạy và giao bài tập về nhà bằng phát tờ rơi để nâng cao hiệu quả giờ dạy” để các đồng nghiệp tham khảo. Theo tôi, phương pháp này thực sự có hiệu quả khi giáo viên chúng ta phải đầu tư nhiều ở khâu soạn bài, tìm tòi tư liệu và kết hợp với phương tiện hiện đại (nếu có) .
Trong đề tài này, tôi muốn gửi tới các đồng nghiệp một vài phương pháp mà tôi đã áp dụng và tôi thấy có hiệu quả, khi chúng ta đầu tư nhiều thì giờ dạy sẽ đạt hiệu quả hơn và cũng không nên coi nhẹ vấn đề giao bài tập về nhà cho học sinh, bởi vì đó chính là phương pháp rèn luyện cho học sinh ý thức tự giác học tập rất tốt.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, và mong có sự đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Hà nội ngày 12 tháng 4 năm 2006
Nguyễn Bích Loan
Phần IV Mục lục
Một số bài tập về nhà tôi đã giao cho học sinh
File đính kèm:
- SKKN.doc