Từ xưa tới nay hiện thực của tự nhiên của xã hội luôn luôn là đối tượng trung thành cho con người đi tìm cái đẹp đặc biệt là trong mĩ thuật .Người vẽ luôn lấy thực tế làm đối tượng nghiên cứu tìm tòi và sáng tạo ra tác phẩm sự tìm tòi vốn là đặc tính của người nghệ sĩ .Nhưng với người mới học vẽ việc bám sát thực tế vẽ lại thiên nhiên một cách trung thực là một yêu cầu hết sức cần thiết.
Vẽ theo mẫu có vai trò rất lớn với người học vẽ .Vẽ theo mẫu là phân môn đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ tư duy trí tụê với khả năng biểu cảm thẩm mĩ của người vẽ. Vẽ theo mẫu tốt sẽ giúp cho người học đi sâu phát triển vững chắc trên con đường nghiên cứu sáng tạo. Như vậy vẽ theo mẫu là mục tiêu là đối tượng để người vẽ tìm hiểu và phát hiện ra vẻ đẹp của tác phẩm nó là nguồn sáng tạo không bao giờ cạn cho sáng tạo nghệ thuật dù ở bất kì thời đại nào. Trong lịch sử mĩ thuật thế giới đã có không ít các hoạ sĩ đã vượt qua mọi khó khăn thử thách tự tìm tòi tự nghiên cứu để tìm ra vẻ đẹp lí tưởng của mẫu vật: ví dụ nhà điêu khắc cổ Hi Lạp Policơlét, hoạ sĩ Lêonadvanhxi, Mikenlanggiơ, Raphaen thời kỳ phục hưng ở Ý trước khi trở thành các họa sĩ với các trào lưu nghệ thuật hiện đại nổi tiếng họ đều là những người vẽ nghiên cứu hiện thực rất nghiêm túc và cơ bản. Vậy vẽ theo mẫu là một phân môn quan trọng trong mỹ thuật là những bước đi đầu tiên để các em tiếp cận nghệ thuật là điều kiện để các em học tốt các phân môn mỹ thuật khác.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Cách hướng dẫn học sinh vẽ theo mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoàn thành bài khi hết giờ.
+ Một số học sinh chỉ quan sát nhận xét khi giáo viên hướng dẫn còn khi luyện tập các em chỉ chú ý vẽ dựa vào trí nhớ và gợi ý của cô giáo mà không quan sát lại mẫu vì vậy bài vẽ thường không rõ được đặc điểm của mẫu
+ Nhiều học sinh vẽ bóng còn yếu , chưa biết phân mảng và tìm tương quan đậm nhạt của mẫu thiếu vẻ uyển chuyển đậm nhạt trong bài vẽ
+ Đa số các em chưa chủ động tích cực học tập chưa phát huy được tính sáng tạo trong thực hành bài vẽ của mình
+ Nhiều đối tượng học sinh chưa thật sự quan tâm đến môn học nên còn chưa chuẩn bị tốt dụng cụ phục vụ môn học làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập
3:phần cụ thể
Trên thực tế khi tôi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào trong giảng dạy khi khảo sát chất lượng học kỳ I ở khối 6 trường THCS Thanh Lương năm học 2007-2008 kết quả thu được là
Số thứ tự
Lớp
Tổng số học sinh
Xếp loại tỷ lệ
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
1
6A
25
3
12
8
32
13
52
1
4
2
6B
25
4
16
9
36
10
40
2
8
4: Phương hướng giải quyết
- Qua thực trạng trên tôi thực sự lo lắng cho chất lượng môn học Mĩ Thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng cho nên tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để đưa ra phương pháp dạy học tốt nhất để các em có thể hoàn thành bài vẽ ngay trên lớp và có được những bài vẽ theo mẫu đẹp, các em yêu thích môn học mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng nên tôi đã mạnh dạn đi nghiên cứu cách dạy vẽ theo mẫu ở trường THCS
- Trước hết tôi tìm tòi học hỏi luyện cho mình biết vẽ trước khi đến lớp, phải nghiên cứu kĩ bài, soạn bài trước khi đến lớp .
- Chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho bài dạy như đồ dùng dạy học phải phong phú, mẫu vật đẹp sưu tầm nhiều tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ các giáo viên và học sinh ngoài ra tôi còn vẽ nhiều tranh tĩnh vật làm đồ dùng đưa ra cho học sinh tham khảo học hỏi
- Đưa nhiều tranh ảnh tĩnh vật đẹp trên máy chiếu để học sinh hứng khởi tham gia vào tiết học
a: Đối với những bài lý thuyết
- Tôi cố gắng khắc sâu những khái niệm cơ bản cho học sinh như :
+ Thế nào là vẽ theo mẫu để học sinh hiểu đúng về vẽ theo mẫu
+ Cách vẽ theo mẫuđược tiến hành vẽ theo các bước vẽ nào
+ Cho học sinh hiểu thế nào là đường chân trời, điểm tụ
+ Khắc sâu cho học sinh hiểu những kiến thức cơ bản như vật ở đằng trước thì to và rõ hơn vật ở đằng sau thì bé nhỏ và mờ hơn vật đằng trước che khuất vât ở đằng sau
+ Cho học sinh thấy thế nào là bài vẽ có bố cục đẹp, hình vẽ đẹp, sắc độ đậm nhạt và màu sắc đẹp .
- Củng cố và khắc sâu cho học sinh những kiến thức cơ bản đó để các em áp dụng vào tiết thực hành. Liên hệ với thực tiễn để bài dạy trở lên rõ ràng hơn tôi đã cho học sinh quan sát những bài vẽ của hoạ sĩ của học sinh khoá trước và bài vẽ của cô để học sinh có thể nhận ra những bài vẽ đẹp, chưa đẹp về bố cục về hình và về màu sắc. Ngoài ra tôi còn cho học sinh quan sát những mẫu vật thật như cái ca cái phích lọ hoa và quả khối hộp để học sinh tự rút ra được những kiến thức cho mình cũng như khắc sâu được kiến thức bài học
b: Đối với những bài học thực hành
- Để học sinh có thể hoàn thành được bài vẽ ở trên lớp tôi đã tạo điều kiện để học sinh học vào những buổi ngoại khoá buổi chiều để thời gian thực hành của các em nhiều hơn
- Tôi cho học sinh tự chuẩn bị mẫu vật theo nhóm ở nhà gợi ý để học sinh quan sát nhận xét từ ở nhà để học sinh có thể tự tìm ra đặc điểm của vật mẫu
- Tôi chuẩn bị mẫu vật đẹp phù hợp với nội dung bài học sưu tầm tranh đẹp của các hoạ sĩ của giáo viên và những bài vẽ đẹp và chưa đẹp của học sinh khoá trước đưa lên máy chiếu
*Hoạt động I*: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- Với những bài vẽ theo mẫu đầu tiên tôi giúp các em đặt mẫu đồng thời hướng dẫn học sinh cách đặt mẫu sao cho hợp lý để những bài sau tôi chỉ hướng dẫn các em tự đặt mẫu. Bài có nhiều mẫu tôi hướng dẫn các em đặt mẫu sao cho mẫu trước che khuất một phần mẫu sau chứ không nên đặt mẫu vật quá xa nhau hoặc mẫu trước che khuất hoàn toàn mẫu sau.
- Đặt ra những câu hỏi để học sinh phát biểu tìm hiểu về mẫu cụ thể vị trí của mẫu vật mẫu nào trước mẫu nào sau, về hình dáng về cấu trúc chung và đặc điểm của mẫu. Khi hướng dẫn tôi không đưa ra một tỉ lệ nhất định nào như chiều cao bằng 3\2 chiều ngang bởi vì nếu đưa ra một tỉ lệ nhất định như vậy học sinh sẽ làm theo và như vậy bài vẽ theo mẫu sẽ trở thành bài vẽ kĩ thuật. Khi cho học sinh nhận xét tôi thường dùng những tỷ lệ ước lượng như gần bằng hoặc vào khoảng để học sinh phải đo phải so sánh để tìm ra tỷ lệ cho bài vẽ của mình. Tôi đặt ra những câu hỏi cho học sinh quan sát so sánh để rút ra những nhận xét về tỷ lệ như
+ Cho biết khung hình chung của mẫu vật? Tỷ lệ của khung hình chung?
+ Khung hình riêng của từng mẫu vật ? Tỷ lệ của khung hình riêng của mẫu vật đó?
+ So sánh chiều cao của mẫu vật này với mẫu vật kia ?
+ So sánh chiều ngang của mẫu vật này với mẫu vật kia ?
+ So sánh chiều cao với chiều ngang của mẫu vật?
+ Mẫu vật này gồm có những bộ phận nào ?.....những bộ phận ấy nằm trong khung hình gì?
Cùng một câu hỏi tôi gọi vài học sinh và mỗi học sinh ở các vị trí những góc độ khác nhau phát biểu để các em thấy được tỷ lệ kích thước ở mẫu ở mỗi vị trí khác nhau là khác nhau vì vậy ở mỗi bài vẽ là không giống nhau.
- Tôi chiếu cho học sinh thấy các bài vẽ của các học sinh khoá trước những bài đẹp và những bài chưa đẹp cho học sinh nhận xét về bố cục về hình về sắc độ đậm nhạt và về màu sắc để học sinh nhận ra thế nào là bài vẽ đẹp chưa đẹp, chưa đạt yêu cầu
- Sau khi học sinh nhận xét xong tôi cho học sinh xem những bức tranh tĩnh vật đẹp của các hoạ sĩ của giáo viên ở các góc độ khác nhau để học sinh học tập
*Hoạt đông II*: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- Tôi chiếu lên màn hình các bước vẽ cho học sinh quan sát yêu cầu học sinh xác định từng bước vẽ để kiểm tra kiến thức lý thuyêt cơ bản của học sinh
- Sau đó tôi tiến hành từng bước vẽ lên bảng khắc sâu cho học sinh thấy để tiến hành bài vẽ cô phải làm theo các bước vẽ như thế nào và ở vị trí của cô thì bài vẽ được thể hiện ra sao .Nhấn mạnh cho học sinh thấy cách để có được bố cục đẹp và hình vẽ khi thể hiện cần có nét đậm, nét mờ để có hình đẹp mềm mại. Sắc độ đậm nhạt cần hài hoà uyển chuyển phù hợp với độ đậm nhạt của từng vật mẫu. Màu sắc hài hoà phù hợp với mẫu vật. Tạo đựơc không gian cho bài và thể hiện được cảm súc của mình
- Tôi cho học sinh quan sát bài đẹp của các học sinh khoá trước chọn những bài ở các góc độ khác nhau để học sinh học tập rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình
*Hoạt động III*: Thực hành
- Khi học sinh thực hành tôi hướng dẫn các em vừa làm bài vừa quan sát mẫu để các em có nhận xét đúng vật mẫu từ đó thể hiện bài vẽ của mình cho đúng với mẫu vẽ
- Khi học sinh thực hành tôi đến bên từng em quan sát gợi ý cho các em khi các em gặp khó khăn. Tôi đặt ra những câu hỏi gợi ý trên mẫu như
+ Thế nào là một bài vẽ có bố cục đẹp?
+ Bài vẽ của em đã có bố cục đẹp chưa?
+ Bài vẽ của em đã giống mâu vật thật chưa em hãy quan sát lại mẫu nào?
+ Hình dáng màu sắc độ đậm nhạt của vật mẫu đã giống mẫu vật thật chưa?
- Khi hướng dẫn học sinh tôi hướng dẫn nhỏ nhẹ để không làm ảnh hưởng tới các em khác.
*Hoạt động IV*:Đánh giá kết quả
Cuối giờ tôi cho học sinh trưng bày sản phẩm của cả lớp trên bảng cho các em đánh giá bài của bạn để chọn ra những bài đẹp, chưa đẹp, chưa đạt yêu cầu đặt ra nhưng câu hỏi để học sinh nhận ra như thế nào là bài đẹp chưa đẹp về bố cục, về hình, sắc độ đậm nhạt hoặc về màu từ đó các em sẽ sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bài vẽ của mình để vẽ những bài vẽ theo mẫu sau tốt hơn
4-Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
Qua nghiên cứu học sinh khối 6 trường THCS Thanh Lương Học kì I năm học 2008-2009 các em là những học sinh vừa bước qua bậc tiểu học còn bỡ ngỡ tiếp cận những kiến thức mới của PTCS nhưng qua việc áp dụng sáng kiến ở học kì I vừa qua khi khảo sát cuối kì bài vẽ theo mẫu: “Khối hộp và khối cầu” và kết quả thu được
Số thứ tự
Lớp
Tổng số học sinh
Xếp loại tỷ lệ
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
1
6A
36
15
41.7
15
41.7
6
16.6
0
0
2
6B
37
13
35.1
19
51.3
5
13.6
0
0
- Như vậy qua kết quả thu được tôi thấy học sinh đã có khả năng quan sát phân tích và nhận xét mẫu vật các em đã vẽ được các bài tĩnh vật có từ hai đến ba vật mẫu, có bố cục vừa với trang giấy, đảm bảo tính cân đối, hình tương đối sát mẫu và đã tả được nét riêng của mẫu, một số em đã làm được rõ chất liệu và tạo cho bài có không gian đẹp
- Với việc tổ chức cho học sinh tiết học ngoại khoá vào buổi chiều nên học sinh có nhiều thời gian để có thể hoàn thành bài vẽ của mình nên 100%các em hoàn thành bài vẽ từ trên lớp và quan trọng hơn là học sinh được làm bài một cách liền mạch thể hiện đựơc mạch cảm xúc của mình với mẫu vật để hoàn thiện bài vẽ
iV: Kết luận
Sau một quá trình nghiên cứu tìm tòi tuy chưa phải là dài song tôi cảm thấy rằng những tiết học phân môn vẽ theo mẫu mà được áp dụng bằng cách dạy nói trên thì thu được kết quả cao hơn nhiều các em yêu thích học hơn .Tôi thiết nghĩ đối với môn Mĩ Thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng người giáo vên giảng dạy cần phải phát huy được tính tích cực sáng tạo chủ động ở học sinh và cần có phương pháp tổ chức hướng dẫncho học sinh tiếp cận với kiến thức bài học. Nguyên tắc bài học dựa trên trí tụê sức lực của học sinh khai thác bằng nhiều phương pháp tạo cho giờ học nhẹ nhàng thoải mái và đạt đươc hiệu quả cao
Với thời gian nghiên cứu quá ngắn nên trong bản sáng kiến kinh nghiệm này không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi kính mong hội đồng khoa học, các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung giúp cho tôi có thêm kinh nghiệm để làm tròn trách nhiêm của giáo viên dạy môn Mĩ Thuật
Tôi xin chân thành cảm ơn
Người viết sáng kiến
Vũ Thị Lan
Mục lục
Nội dung
Trang
Đặt vấn đề
1 – Lí do về tính cần thiết
2- Mục đích nghiên cứu
3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1
1
1
2
Giải quyết vấn đề
Cơ sở lí luận
Thực trạng chung
Phần cụ thể
Phương hướng giải quyết
Kết quả sau khi áp dụng SKKN
2
2
3
4
4
7
Kết luận
8
File đính kèm:
- Ve theo mau.doc