Trong Chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.
37 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: " Các trò chơi lớp 2 ", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cả bày trên bàn giáo viên
- Cách chơi :
+ Gọi 2 em chơi 1 : - 1 em đóng người bán hàng
- 1 em đóng người mua hàng.
+ Phát tiền cho cả 2 em.
+ Người mua hàng có thể mua bất kỳ mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên sản phẩm người mua và người bán hàng sẽ phải suy nghĩ.
Ví dụ: - Mua tẩy: giá 600 đ
Người mua có thể - 1 tờ 500đ + 1 tờ 200đ
trả tiền theo các ph/án - 1 tờ 1000đ
Người bán phải suy nghĩ để trả lại: - 100đ
- 400đ
- Sau mỗi 1 lần 2 em đóng vai mua bán xong, cho các bạn nhận xét, nếu đúng thì được chơi lần 2 và được thưởng một vài nhãn vở. Nếu sai thì về chỗ để bạn khác lên chơi.
* Tổng kết : Khen những em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suy nghĩ trả lại khó và những em biết tính để trả lại cho đúng là những “nhà kinh doanh giỏi”.
Trò chơi 15 : hái hoa dân chủ
(áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm)
- Mục đích: Rèn các kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, cha, kỹ năng giải toán.
- Chuẩn bị:
+ Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu trong có các đề toán. Chẳng hạn:
Em hãy đọc bảng nhân 3.
Em hãy đọc bảng chia 5.
Tính độ dài đường gấp khúc, biết các đoạn thẳng là: 2cn, 7cm, 4cm.
Kim ngắn chỉ số 3. Kim dài chỉ số 6. Hỏi là mấy giờ?
1m = bao nhiêu cm?
Vẽ lên bảng đồng hồ chỉ 14giờ 15 phút.
Câu đố: Vừa trống vừa mái
Đếm đi đếm lại
Tất cả mười lăm
Mái hơn mười ba
Còn là gà trống
Đố em tính được
Trống, mái mấy con?
+ Đồng hồ.
+ Phần thưởng.
- Cách chơi:
Cho các em chơi trong lớp. Lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được nhận một phần thưởng.
Tổng kết chung khen những em chơi tốt trong năm.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
I. Mục đích của việc thực nghiệm
- Thông qua trò chơi học sinh hứng thú học tập hơn, tiếp thu bài học nhanh hơn, khắc sâu được kiến thức đã học, làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái.
- Vì thế kết quả học tập của học sinh nâng lên rõ rệt.
II. Giáo án minh họa:
Họ và tên: Trần Thị Hương
Trường : Trường Tiểu học Quỳnh Bá
Giáo án môn: Toán
Tiết 83: Ôn tập về phép cộng và phép trừ
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố, khắc sâu về:
- Cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
- Cộng, trừ viết có nhớ trong phạm vi 100
- Tìm các thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
- Giải toán có lờivăn.
- Nhận dạng hình tứ giác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy tính – Máy chiếu – Hoa, lá = bìa – Phấn màu
III. Tiến trình:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
1. ổn định
30’
2. Bài mới
Giới thiệu và ghi đầu bài
Tiết 83: Ôn tập về phép cộng và phép trừ
- Gọi 2 HS nhắc lại đầu bài
1. Tính nhẩm
Đưa ra từng phép tính đố để HS trả lời xem em nào phản ứng nhanh
Phép cộng
6 + 5 =
5 + 7 =
9 + 4 =
8 + 7 =
7 + 8 =
Phép trừ
13 – 5 =
18 – 9 =
11 – 2 =
15 – 8 =
14 – 7 =
- Mỗi em trả lời 1 phép tính (10 em)
- Cho HS nhận xét 2 phép tính:
8 + 7 = 15
7 + 8 = 15
- Hỏi: Khi đã biết 8 + 7 = 15 rồi, có cần nhẩm 7 + 8 để biết bằng bao nhiêu không? Vì sao?
-> Không. Vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
- Cho HS quan sát 2 phép tính: 15 – 8 = 7
xem có gì đặc biệt, so sánh số 14 – 7 = 7
bị trừ và số trừ của 2 phép tính.
-> Đều có kết quả = 7
..................................
-> HS trả lời.
-> Khi cùng hoặc cùng ¯ ở cả số bị trừ lẫn số trừ đi cùng một số thì hiệu không thay đổi.
- Lưu ý HS sự liên quan giữa các phép tính để tìm nhanh kết quả.
2. HD HS luyện tập trên phiếu bài:
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
- 1 em đọc yêu cầu bài tập
- Gọi 3 em lên bảng
- Cả lớp làm
- 3 HS lên bảng đặt tính
- 3 HS đọc lại bài
- Nhận xét, Đ, S
- Chữa bài
? Hỏi cách đặt tính
? Khi đặt tính phải lưu ý điều gì?
? Gọi 3 em nêu lại cách tính:
- Cột đơn vị thẳng cột đơn vị; chục thẳng cột chục
83 100 45
- 17 - 88 + 45
100 12 90
- Cho điểm:
- HS đỏi vở chữa bài
? Cho HS nhận xét: 83 – 17 và 83 + 17
? Có phép tính nào mà tổng là kết quả của 2 số giống nhau?
- 45 + 45 = 90
? Nêu tên gọi các thành phần trong phép tính: 100
- 4
96
100: là số bị trừ
4: là số trừ
96: là hiệu
-> Chuyển ý sang bài 2.
Bài tập 2: Tìm x
- 1 em đọc yêu cầu bài tập
Hỏi: ở phép tính (a) x là thành phần gì?
-> Số hạng chưa biết
-> Số bị trừ và số trừ chưa biết
- HS vận dụng quy tắc làm bài
- Gọi 3 em lên bảng mỗi em làm 1 con
- 3 HS lên bảng làm: a,b,c
- Chữa bài
- Nhận xét, cho điểm
Hỏi: - Muốn tìm số bị trừ ...làm thế nào?
- Muốn tìm số bị trừ... làm thế nào?
- Muốn tìm số trừ... làm thế nào?
- Trong 3 phép tính trên có bài nào không cần làm tính mà vẫn ra kết quả không? Vì sao?
- HS trả lời: 60 – x = 60
- Chiếu bài đó và nhận xét, cho điểm
Bài tập 3: Giải toán
- 2 em đọc đề bài.
- Gọi 1 em lên bảng tóm tắt = sơ đồ
- HS làm bài
- Gọi 1 em lên giải bài.
- Chữa bài, cho điểm
- Gọi 1 em thay chữ nhẹ hơn = nặng hơn mà vẫn giải bài toán như vậy.
Bài tập 4:
- Cho 2 em cùng bàn thảo luận
- Hỏi ý kiến các nhóm
(D)-4; (C)-3; (E)-5...
- Chữa bài
Hỏi: Ai có thể đặt thêm câu hỏi khác?
- HS trả lời các phương án...
3. Củng cố
4. Trò chơi: “Tìm lá cho hoa”
Gắn lên bảng 2 bông hoa và lá lên bảng.
- Mời 2 đội chơi (Mỗi đội 4 em) lên chơi.
HD:như trò chơi 6 đã giới thiệu... ở trang
41- 26 41-26 8+8
7+8 6 + 9
7 + 7 6 + 8
9 + 6 42 - 26
30 - 16
Họ và tên: .........
Lớp: ..............
Phiếu học tập
Môn: toánTiết 83: Ôn tập về phép cộng và phép trừ
1. Đặt tính rồi tính:
39 + 25
83 + 17
45 + 45
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
83-17
100 – 88
100 – 4
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
2. Tìm x:
a/ x + 17 = 45
B/ x – 26 = 34
C/ 600 – xc = 60
........................
........................
........................
........................
........................
........................
3. Anh cân nặng 40kg, em nhẹ hơn anh 15kg. Hỏi em nặng bao nhiêu kilôgam?
Bài giải
..........................................................................................................
..........................................................................................................
.................
4. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
Số hình tứ giác có trong hình vẽ là:
A.1
B.2
C.3
D.4
E.5
III. Kết quả thực nghiệm:
Sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi toán học đã nêu trên vào các tiết học. Cụ thể là trò chơi: “Tìm lá cho hoa mà tôi vừa trình bày trong giáo án minh họa (Tiết 83: Ôn tập về phép cộng và phép trừ) thì kết quả thật đáng mừng.:
- Không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó.
- Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn.
- Chấm phiếu học tập của phần bài học này: 100% số h ọc sinh đạt điểm khá trở lên. Mặc dù lớp:
Số bài
Điểm
:
1,2
3,4
5,6
7,8
%
9,10
%
28
0
0
0
6
21
22
79
- Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học toán tạo cho các em lòng yêu thích, ham mê với môn toán.
- Cùng với sự giảng dạy hàng ngày, các em đã tiếp thu bài tốt, đến giờ toán các em rất thích học, tham gia các trò chơi tích cực, hào hứng, kết quả cụ thể qua 3 lần khảo sát có tiến bộ rõ rệt. Cụ thể:
Lần
1
2
3
Giỏi
10
17
26
Khá
11
11
2
Trung bình
7
0
0
Yếu
0
0
0
C. Kết luận
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh Tiều học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.
Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.
Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này. ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi khoảng từ 5 đến 6 phút. Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp 2 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được hội đồng xét duyệt và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quỳnh bá, ngày 18 tháng 4 năm 2009
Người thực hiện
Trần Thị Hương
----------------------------------------------
Môc lôc
Trang
A. Phần mở đầu
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3
4. Phương pháp nghiên cứu trong đề tài
3
B. Phần nội dung
4
Chương I : Cơ sở lý luận
4
I. Vị trí của môn toán trong trường Tiểu học
4
II. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học
5
III. Nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học
5
IV. Vai trò, tác dụng của trò chơi toán học
7
Chương II : Một số trò chơi toán học lớp 2
8
I. Tổ chức trò chơi trong môn toán
8
II. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 2
10
Chương III : Thực nghiệm sư phạm
27
I. Mục đích việc thực nghiệm
27
II. Giáo án minh hoạ
28
III. Kết quả thực nghiệm
34
C. Kết luận
35
File đính kèm:
- C1 sang kien kinh nghiem 2.doc