- Tâm lý học: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các quá trình tâm lý và các phẩm chất tâm lý được nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau đang được phát triển. Ví dụ: vui chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội v.v Mỗi dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của các em. Những quan sát hàng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không giống người lớn. Trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ trẻ chưa làm được những gì, chưa nắm được những gì?
17 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng trong trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họn. Vì 3 em này rất thích làm phụ trách Sao nhưng các em đó chưa ngoan, học lực TB - Khá, trong lớp còn hay nói chuyện riêng, bước đầu cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp không đồng ý nhưng tôi đã có ý kiến và đưa 3 em ddó vào đội ngũ phụ trách Sao, và như tôi đã dự đoán, trong quá trình các em được làm phụ tráh, tình hình học tập 3 em đó tiến bộ rõ rệt, cuối năm cả ba em đều đạt học sinh tiên tiến, đạo đức tốt. Trong 3 em có 1 em thiếu 0,2 điểm là đạt học sinh giỏi.
* Cách sắp xếp phụ trách Sao:
Tôi cho các em Đội viên lớp 4 phụ trách nhi đồng lớp 1
Phụ trách sao lớp 5 sinh hoạt nhi đồng lớp 2.
Sao nhi đồng khối 3 sinh hoạt theo hình thức tự quản.
2. Hình thức và biện pháp bồi dưỡng:
a) Nội dung bồi dưỡng:
Ngay từ đầu năm tôi tập hợp các em cho học nội quy khi đi phụ trách, tìm hiểu kỹ hơn về đối tượng mà các em sẽ phụ trách, giúp các em gắn bó, yêu thương các em nhỏ.
Bước đầu tôi giảng cho các em phụ trách Sao hiểu biết sơ bộ về đặc điểm tâm lý lứa tuổi nhi đồng:
+ Nhi đồng là những em bé: Hiếu động, ưa hoạt động, sự chú ý không được lâu. Vì vậy các hình thức hoạt động phải được thay đổi luôn để cuốn hút sự chú ý của các em.
+ "Giầu cảm xúc", hay hỏi, "Tại sao", "cái này là cái gì". Phải xem xét, học hỏi để có thể giải thích cho các em hiểu biết thêm.
+ Hay "mách bạn", đây là hình thức phê bình của nhi đồng, phụ trách Sao phải phân tích rõ ràng sự việc cho các em hiểu, không nên bỏ qua.
+ Hay "bắt trước". Phụ trách Sao phải là tấm gương tốt cho các em nói theo, luôn chú ý ngăn chặn.
Hướng dẫn chi tiết nội dung.
- Tập bài hát truyền thống của Nhi đồng là" "nhanh bước nhanh nhi đồng". Nhạc và lời cảu (Phong Nhã).
- Học lời hứa nhi đồng:
"Vâng lời Bác hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan, trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu"
* Tiếp theo tôi hướng dẫn các em các bước tiến hành cuộc sinh hoạt Sao theo 8 chủ điểm kết hợp với chủ điểm hàng tháng.
- 8 chủ điểm là:
+ Con ngoan
+ Trò giỏi
+ Sạch sẽ - Khoẻ mạnh
+ Cử chỉ đẹp - Lời nói hay
+ Yêu Sao - yêu Đội TNTP
+ Tay xinh - Tay khéo
+ Hoạ mi vàng - (Ca sĩ nhí)
+ Làm theo lời Bác.
- Các bước tiến hành sinh hoạt Sao: gồm 5 bước.
* Bước 1: ổn định tổ chức: Hát một bài
* Bước 2: Kiểm tra thi đua: học tập; đạo đức, vệ sinh v.v (khen, nhắc nhở)
Bước 3: Sinh hoạt theo chủ điểm:
- Giời thiệu chủ điểm
- Nội dung chủ điểm. Hát - múa - kể chuyện, hái hoa dân chủ; chơi trò chơi v.v
* Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt (khen nhắc nhở).
Bước 5: Dặn dò buổi sinh hoạt sau.
Đó là 5 bước tiến hành một buổi sinh hoạt Sao mà tôi đã hướng dẫn cho các em. Với 8 chủ điểm trên tôi đã lòng vào chủ điểm các tháng: ví dụ: tháng cao điểm về thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên hạng dự bị tháng 10; 12; 3; 4.
- Ngoài ra tôi còn hướng dẫn cho các em biết một số kiến thức về hát múa theo chủ điểm, chủ đề.
+ Kể chuyện, trò chơi
+ Các nghi thức và kỹ năng cơ bản
Ví dụ: Bài hát: "Sao của em"; "Năm cánh Sao vui"; "Những bông hoa, những bài ca"; "Hoa thơm dâng Bác" v.v
b) Hình thức, biện pháp bồi dưỡng phụ trách sao
* Trong năm học 2001 - 2002 vừa qua tôi đã dùng một số hình thức và biện pháp bồi dưỡng phụ vừa qua tôi đã dùng một số hình thức và biện pháp bồi dưỡng phụ trách Sao như sau:
- Hình thức 1:
Mở câu lạc bộ phụ trách sao để trao đổi, thảo luận, về công tác phụ trách Sao. Mở lớp tập huấn nhỏ hàng tháng đồng thời phụ trách Sao của từng khối lớp 1, 2 và lớp trưởng khối 3 theo nội dung chủ điểm cụ thể cho các em. Đội trưởng phụ trách Sao các khối có nhiệm vụ kiểm tra, nhắc nhở các nhóm thực hiện đúng yêu cầu chủ điểm (theo nội dung đã chuẩn bị).
- Biện pháp:
Với hình thức này tôi kết hợp giữa hướng dẫn, cùng thoả thuận, làm thử quan sát mẫu. Trong quá trình giảng, tôi thường dùng câu hỏi, nêu vấn đề cùng phụ trách Sao bàn bạc như với chủ điểm. "Con ngoan" vậy các em phải biết làm gì thể hiện như thế nào mới là con ngoan? Kính yêu, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị, bà con họ hàng và mọi người. Với những yếu tố đã đủ chưa? kính yêu, ông bà, cha mẹ mà khong biết tiết kiệm thì đã là con ngon chưa?v.v
Chính vì vậy với biện pháp này tôi phải đưa ra câu hỏi đơn giản, thiết thực, gắn với nội dung.
- Hình thức 2
Cho các em thi viết kiểm tra về các bước sinh hoạt theo chủ điểm, từ đó tôi biết được em nào nắm được và chưa lắm được công việc tiến hành một buổi sinh hoạt Sao. Ngoài ra tôi còn cho các em thi viết về chủ điểm hàng tháng kết hợp với các ngày lễ lớn, viết các bài hát, câu chuyện, kể một số trò chơi phù hợp với chủ điểm.
- Biện pháp:
Đây là một hình thức luyện tập, cho nên tôi đã tập cho các em kỹ năng hướng dẫn kể chuyện, trò chơi, dạy hát, dạy múa cho nhi đồng theo quy trình.
+ Ví dụ: Dạy một bài hát. Trước hết các em phải giới thiệu bài hát theo chủ điểm sinh hoạt. Nội dung bài hát thể hiện cái gì?
Bài hát hát với tốc độ như thế nào? Nhanh, chậm, vừa phải v.v
Cách thể hiện bài hát. Trước khi hát và hát hết một câu thì phải lấy hỏi, phải biết giữ hơi khi lên cao, xuống thấp, khi ngâm câu hát.
Thể hiện tình cảm, sắc thái bài hát như: buồn, vui, trong sáng v.v
- Hình thức 3:
Thông qua sinh hoạt tập thể, tôi tổ chức các buổi kiểm tra, đánh giá bằng các cuộc thi : "Sao cháu ngoan Bác Hồ", "phụ trách Sao giỏi:.
- Biện pháp thực hiện:
Đây là một hoạt động nhằm đánh giá, động viên hay khen thưởng, đồng thời để nâng cao "tay nghề" cho các em phụ trách Sao. Hội thị phụ trách Sao giỏi là ngày hội vui của phụ trách Sao và nhi đồng vì mỗi phụ trách Sao dự thi phải thể hiện bằng việc trực tiếp điều khiển với nhi đồng. Đây cũng là một dịp cho các em học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tạo ra một không khí thi đua sôi nổi trong phong trào Đội và nhi đồng của Liên đội, hội thi phụ trách Sao giỏi, tôi tổ chức cho các em vào học kỳ II, thi trong từng khối lớp, thi toàn trường, với hội thi này tôi đề ra những yêu cầu mà mỗi phụ trách Sao giỏi phải đạt được đó là.
+ Có nhận thức tốt về công tác nhi đồng (hiểu biết về tổ chức nhi đồng) tâm lý nhi đồng, biết phương páp sinh hoạt với nhi đồng, biết xử lý tình huống trong sinh hoạt với nhi đồng v.v)
+ Có kỹ năng tổ chức sinh hoạt sao (biết thiết kế một buổi sinh hoạt Sao theo chủ điểm và hướng dânx sinh hoạt Sao theo đúng chủ điểm đó, tạo được buổi sinh hoạt phong phù, hấp dẫn)
+ Có một năng khiếu nào đó: Hát, múa, kể chuyện trò chơi, khéo tay, đố em v.v
- Qua một số hình thức, biện pháp trên tôi đã hướng dẫn cho các em phụ trách Sao biết cách làm việc hơn, có kiến thức về nghiệp vụ biết tổ chức một buổi sinh hoạt phong phú hơn, quy mô hơn.
Ngoài hình thức và phương pháp bồi dưỡng tôi còn phải trợ tìm tòi, sáng toạ cho phương tiện phụ trách Sao như:
+ Sách, báo nhi đồng
+ Chương trình rèn luyện Đội viên dự bị
+ Băng, nhạc để tập hát, múa v.v
- Để hoạt động sinh hoạt Sao đạt kết quả tốt và thường xuyên, trường tôi cũng thành lập lực lượng bồi dưỡng phụ trách Sao:
+ Tổng phụ trách Đội.
+ Giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên dạy học, thể dục.
+ Biên chỉ huy liên, chi Đội
* Trong quá trình bồi dưỡng cho các em tôi đã được sự hỗ trợ của các cô giáo chủ nhiệm. Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện, thúc đầy tôi làm tốt phong trào công tác Đội cũng như tiến hành bồi dưỡng các em phụ trách Sao.
c) Kết quả:
Trong suốt một năm học 2001 - 2002 vừa qua trường tôi công tác bồi dưỡng phụ trách Sao được tiến hành đều đặn và đạt kết quả tốt.
+ 40 em đạt phụ trách Sao giỏi (trong 48 em được lựa chọn ban đầu)
+ 4 đạt loại TB - khá
+ 4 em còn lúng túng khi hỏi về các bước tiếnh hành sinh hoạt.
Tôi cũng rất phấn khởi là trong 40 em đạt phụ trách Sao giỏi có cả 3 em mà bước đầu lựa chọn ngoài tiêu chuẩn.
Một học lớp 5C - cô Bùi Yến chủ nhiệm
Hai em học lớp 5B - cô Minh chủ nhiệm.
Qua kết quả trên công tác bồi dưỡng phụ trách Sao trường tôi được BGH nhà trường, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt là sự đánh giá cảu HĐĐ quận đánh giá rất cao. Nó thể hiện được tầm quan trọng trong hoạt động vui chơi đối với các em, giúp cho cái em có những kỹ năng nghiệp vụ về sinh hoạt tập thể, biết tu dưỡng, rèn luyện bản thân trong học tập. Phải xác định phụ tráh Sao thực chất là một cán bộ giáo dục, một tiểu giáo viên của đội.
- Bản thân tôi cũng khẳng định rằng công tác bồi dưỡng phụ trách Sao - sinh hoạt Sao mang tính chất giáo dục cao về tinh thần, phù hợp với tâm lý thiếu niên nhi đồng. Qua đó có thể coi kết "quả sự tiến bộ về mọi mặt của Sao mình phụ trách chính là kết quả của phụ trách Sao".
Phần III: Kết luận
Qua công tác Sao nhi đồng, đặc biệt là công tác bồi dưỡng phụ trách Sao, tôi đã rút ra những kết luận sau:
- Muốn Sao nhi đồng hoạt động tốt, phải có một đội ngũ phụ trách Sao giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng phụ trách Sao muốn có hiệu quả, rất cần có sự lựa chọn theo tiêu chuẩn đối với những độ viên tham gia công tác này.
- Bồi dưỡng PTS là một công tác khoa học là vấn đề sư phạm cần phải được nghiên cứu nghiêm túc, có chương trình, có chỉ đạo, đầu tư theo hệ thống của các cấp, phải luôn đổi mới để phù hợp với sự phát triển của các em nhi đồng và của xã hội. Phải xác định phụ trách Sao thực chất là một cán bộ giáo dục, một tiểu giáo viên của Đội.
- Công tác Sao nhi đồng và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao là phương thức giáo dục tự giáo dục đối với các em, giúp cho các em học tập tốt hơn, biết cách tổ chức quản lý với một hoạt động tập thể, biết tôn trọng công việc mình làm
- Giúp cho tổng phụ trách, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, BGH, chi đoàn giáo viên nhận thức tốt vấn đề phụ trách Sao, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhi đồng sinh hoạt, đến với các em bằng tình thương và trách nhiệm, luôn động viên uốn nắm kịp thời bằng nghệ thuật sư phạm thích hợp, chắc chắn hiệu quả công tác tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng học tập và củng cố nền nếp nhà trường.
File đính kèm:
- SKKN-boi duong phu trach sao.doc