Nghệ thuật hội họa đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Trong trường học bộ môn Mỹ thuật cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc cùng với các môn học khác giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh. Vì thế bộ môn mỹ thuật sẽ làm dung hoà, kéo dãn những suy tư nặng nề của các em để các em có cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái hơn khi tiếp thu kiến của những bộ môn khác.
Giảng dạy môn Mỹ thuật ở THCS không nhằm đào tạo học sinh trở thành họa sĩ hoặc những người chuyên làm nghề Mĩ thuật, mà lấy hoạt động Mĩ thuật để nâng cao hiểu biết về nhiều mặt như: đạo đức, trí tuệ thẩm mĩ.vì vậy mục tiêu của môn Mĩ thuật ở THCS là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người, hiểu được cuộc sống và luôn biết vươn lên cái hoàn thiện: Chân- thiện- mỹ.
17 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c làm lệch bố cục (hình 4)
Hình 4
* Bồi dưỡng kỹ năng vẽ mầu: Thông thường các màu tươi đẹp thường đặt ở mảng chính. Các màu đậm nhạt, nóng lạnh, cần được chuyển hoá nhịp nhàng tạo sự cân bằng cho bố cục. Để nhấn mạnh trọng tâm có thể dùng thêm nét để nhấn vào các hình tượng ở mảng chính. Cần phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng các chất liệu như sáp màu, bút dạ, màu nước, màu bột (hình 5)
Hình 5
* Bồi dưỡng kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa, sưu tầm tài liệu. Có như vậy mới tạo điều kiện cho các em tự tìm kiến thức, tri thức một cách chủ động sáng tạo không phụ thuộc, bị động tiếp thu kiến thức một chiều từ phía thầy cô. Giáo viên bồi dưỡng kỹ năng này bằng cách yêu cầu các em sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, đọc sách giáo khoa có liên quan đến nội dung bài học trên các kênh thông tin. (báo chí, intenet) giáo viên có thể đưa ra yêu cầu cụ thể bằng một hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.
VD : Sưu tầm tranh vẽ của hoạ sĩ và học sinh về các đề tài, các tác giả tác phẩm, trong chương trình, cảm nhận giá trị nghệ thuật nội dung, hình thức của tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa Huệ” (Tô Ngọc Vân)
Để hình thành và phát triển các kỹ năng trên, trong các bài dạy mỹ thuật giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung của bài học để xác định mục tiêu cụ thể .
Trong bài đấy cần hình thành kỹ năng nào? Mức độ đến đâu? và phối hợp nhuần nhuyễn nhịp nhàng đồng bộ các phương pháp. Thảo luận nhóm, trực quan, luyện tập, đàm thoại gọi mở trong bài.
Thảo luận nhóm rất tối ưu. Các em sẽ học tập lẫn nhau trong lúc thảo luận. Trong các tiết dạy mỹ thuật phương pháp trực quan là phương pháp thường xuyên, là nghệ thuật thị giác giúp các em cảm cái đẹp bằng mắt. Để cho các em nhanh chóng nắm bắt được bài và dễ hiểu hơn, giáo viên cần cố gắng sưu tầm nhiều tranh ảnh, bài vẽ của học sinh khoá trước, bài vẽ đạt giải các kỳ thi, có cả bài tốt và chưa tốt. Phong phú về thể loại, đề tài, để nhằm làm rõ về lý luận về bố cục (hình 6,7)
Hình 6
Hình 7
Quan sát tranh minh hoạ của giáo viên và bài của học sinh khoá trước để các em tìm ý tưởng và học tập, rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình tốt hơn về hình mảng, đậm nhạt, màu sắc, không gian, ánh sáng. Cảm thụ vẽ đẹp của tranh hoặc tìm ra những nhược điểm để rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình. Sau khi đã nắm được kiến thức lý thuyết cụ thể thì bất cứ bài vẽ nào cũng áp dụng phương pháp thực hành. Đó là thông tin hai chiều đánh giá khả năng tiếp thu bài của trò và hiệu quả lao động của thầy.
2. Bồi dưỡng tập vẽ tranh đề tài
Trong các kỳ thi học sinh năng khiếu mỹ thuật quốc gia, tỉnh, thành phố, ngành giáo dục nội dung chủ yếu vẫn là tranh đề tài. Tranh đề tài là môn thực hành tổng hợp tất cả các kiến thức và kỹ năng hội hoạ. Tranh đề tài phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ hội hoạ, bố cục, hình vẽ, mầu sắc. Muốn vẽ tranh đề tài tốt các em học sinh phải thành thạo tất cả các kiến thức, kỹ năng: Quan sát, xác định bố cục vẽ hình, chỉnh hình, màu sắc, đậm nhạt. Chính vì vậy, tập vẽ tranh đề tài một lần nữa khắc sâu kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, thao tác trên cho học sinh. Vẽ tranh giúp học sinh thể hiện nhận thức và cảm xúc của mình về thế giới xung quanh phát triển trí nhớ, hình thành thêm kỹ năng quan sát, lựa chọn hình tượng tiêu biểu điển hình thể hiện nội dung đề tài. Vẽ tranh có vị trí quan trọng, qua nhiều lần tập vẽ tranh đề tài, luyện tập thường xuyên, các kỹ năng trên được nâng cao phát triển nhuần nhuyễn thành kỷ xảo.
Các em vẽ và vẽ, mọi em đều thích vẽ có thể vẽ bất cứ lúc nào. Những nét vẽ ngây thơ đáng yêu, những mảng màu táo bạo hồn nhiên tươi vui, bừng sáng, những bố cục không bị lệ thuộc bởi lý tính, những hình ảnh không tuân thủ quy luật tự nhiên. Thế giới trong mắt các em trở nên lung linh đến lạ. “Chăn Trâu” (Phi Tiến Sơn) “Chăn Bò” (Nguyễn Đức Tưởng) cũng đi vào trong tranh thật ấm áp. Khi tổ chức bồi dưỡng học sinh tập vẽ tranh giáo viên phải lưu ý bồi dưỡng theo từng mảng kiến thức, được mảng nào chắc mảng đó. Cho học sinh ôn tập tất cả các dạng đề tài trong SGK 6,7,8, 9 nâng dần từ dễ đến khó, và cuối cùng tập trung vào các mảng đề tài: An toàn giao thông, vui chơi, ước mơ, gia đình, quê hương đất nước, lễ hội.
Rèn luyện các em thường xuyên vẽ tranh ở nhà như là một trò chơi, và giáo viên thường xuyên chấm chữa bài, kết thúc giờ học, học sinh tự treo bài lên tường, tất cả cùng xem, mỗi em tự chọn cho mình tranh mà mình thích sau đó giáo viên hỏi một số em vẽ tranh đó “Vì sao em thích”? Và yêu cầu tác giả của bức tranh ấy giới thiệu về tình cảm khi vẽ tranh của mình cho cả lớp nghe.
Hơn một lần hoạ sĩ Nguyễn Nghĩa Duyệt - Trưởng khoa đồ hoạ Đại học Mỹ thuật Hà Nội, khẳng định: Đào tạo Mỹ thuật chính là nghề truyền nghề, thực hành giỏi mới có lý luận tốt!”Bồi dưỡng tập vẽ tranh đề tài cho học sinh chính là: “Nghề truyền nghề.”
Vì vậy, với mỗi bài dạy, mỗi học sinh giỏi chúng ta cần tìm ra phương pháp bồi dưỡng phù hợp. Tạo cho các em không khí thoải mái, không bị gò ép, làm phấn chấn tinh thần học tập, say mê sáng tạo, lý thú với vẽ.
3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Bố trí phòng học cho đội tuyển nơi thoáng mát, đủ điều kiện về ánh sáng, bàn ghế và tương đối yên tĩnh (tầng II)
Tài liệu: Mua sắm đầy đủ tài liệu, sách GK, sách tham khảo, chuyên đề bồi dưỡng, tranh của học sinh khoá trước, các phương tiện kỹ thuật, phục vụ cho công tác bồi dưỡng.
- Lên kế hoạch cho công tác bồi dưỡng đội tuyển về con người, thời gian cụ thể, chi tiết.
IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU
1. Năm học 2011 - 20102
Khi chưa áp dụng kinh nghiệm chỉ đạo này thì nhà trường vẫn có học sinh giỏi nhưng kết quả chưa cao.
- Học sinh: Học sinh giỏi trường: 6 em ( Thi vẽ do bên Đội TNTP tổ chức)
- Học sinh xếp loại Đạt yêu cầu 100%
2. Năm học 2012 - 2013
Do vận dụng phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi như trên, nên số học sinh giỏi năm này có tăng hơn năm trước và đã có học sinh đạt giải nhất của huyện. Số học sinh đạt giải cao đã có cụ thể:
- Học sinh giỏi trường: 18 em
- Học sinh xếp loại Đạt yêu cầu 100%
C. KẾT LUẬN CHUNG
1. Theo tôi đối với bộ môn Mĩ thuật bậc THCS thì việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ bản cho học sinh là rất cần thiết. Môn Mĩ thuật cũng như các môn học khác đòi hỏi ở người học phải có kiến thức, sự đam mê ham thích. Để học tốt được bộ môn này không phải là sự phụ thuộc vào những năng khiếu bẩm sinh mà phải trải qua học tập và rèn luyện. Với đặc trưng bộ môn những kỹ năng cơ bản là cốt lõi dẫn đến thành công cho môn học. Nhận định điều đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Rèn luyện và phát triển các kỹ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật THCS”.
2. Bồi dưỡng tài năng là công việc rất công phu, bền bỉ, sáng tạo. Phải biết chăm chút, nuôi dưỡng từ lúc còn mầm non, chồi biếc. Phải chú ý phát hiện bồi dưỡng ngay khi còn ở lớp dưới, cấp dưới. Trong bồi dưỡng phải toàn diện và sáng tạo. Chỉ bồi dưỡng kiến thức chưa đủ, phải rất chú ý bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng, nề nếp học tập: Tự chiếm lĩnh tri thức. Bồi dưỡng tri thức, bồi dưỡng lòng say mê, tình cảm, trách nhiệm.
3. Trong 8 năm qua, học sinh của tôi năm nào cũng đạt học sinh giỏi nhưng số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu mới. Đặc biệt trong năm học này nhờ áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nên số học sinh giỏi có tăng lên về số lượng và chất lượng. Kết quả này có được do sự chỉ đạo của đội ngủ quản lý nhà trường và sự phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò. Tuy nhiên thành tích so với một số trường bạn chưa cao (vì số học sinh giỏi ở trường THCS Vĩnh Tường chủ yếu), nhưng đây cũng là kết quả đáng phấn khởi bước đầu, kinh nghiệm này đã góp phần nhỏ bé vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện nhà, tăng thêm nhân lực vào đội tuyển thi tỉnh, phần nào góp thêm sức mạnh vào thành tích mà học sinh giỏi Mỹ thuật Huyện Vĩnh Tường trong kỳ thi học sinh giỏi vừa qua.
4. Qua thực tế của việc vận dụng kinh nghiệm phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân trong nhà trường THCS. Tôi mong sự góp ý chân thành của các đồng chí có kinh nghiệp tốt hơn để công tác này ngày càng được phát triển hơn nữa, đáp ứng với thời kỳ đổi mới của quê hương, đất nước.
5. Để có phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tốt bản thân người giáo viên phải nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ. Có kiến thức sâu rộng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không ngừng học hỏi, tích luỹ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đúc rút kinh nghiệm hàng năm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
6. Phải tăng cường bồi dưỡng cho học sinh, vấn đề chủ yếu là tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần tự học, bồi dưỡng lòng say mê, tình cảm trách nhiệm cho các em.
7. Một mặt phải biết phát huy tài năng, sở trường của mỗi học sinh, mặt khác biết phát huy sức mạnh tổng hợp của trí tuệ tập thể. Tạo nguồn, bồi dưỡng, chọn lọc là một quy trình tự nhiên trong đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trên đây là một số ý kiến, quan điểm của tôi về bộ môn, những nội dung “Bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Mỹ thuật”.
Qua việc vận dụng của bản thân, tôi thấy giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn. Học sinh rất thích học những tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học. Học sinh nắm vững kiến thức, phát triển các kỹ năng và vẽ đẹp hơn.
D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Tập hợp mọi lực lượng, phối hợp hỗ trợ công tác này, tạo điều kiện cho công tác này về vật chất chũng như tinh thần, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo.
- Tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho dạy và học, phòng học, bàn ghế, SGK, sách tham khảo, tranh của học sinh khoá trước, tranh của học sinh đạt giải các kỳ thi, tranh của hoạ sĩ của giáo viên v.v....
- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi Mỹ thuật phải chú trọng cả việc bồi dưỡng kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng, nề nếp tự học, nhân cách.
- Cấp tượng chân dung và bục đặt mẫu vật mẫu các khối cơ bản bằng thạch cao.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thổ Tang, ngày 19 tháng 04 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÙI NGỌC THU
File đính kèm:
- Boi duong hoc sinh nang khieu mon My thuat.doc