Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong nhảy xa khi học ở giai đoạn chạy đà - Giậm nhảy cho học sinh THCS

Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống xã hội con người. Sự hoàn thiện về thể chất và tinh thần giúp con người phát triển toàn diện về mọi mặt của chân, thiện, mỹ.

TDTT ra đời Từ rất sớm ngay từ thời Cổ Đại Hy Lạp, người ta xem hoạt động thể dục thể thao chính là sức khỏe, là sự sống, sự tồn tại của con người. Nhà triết học ARISTOS đã khẳng định “không có gì hủy hoại sức khỏe bằng sự thiếu vận động kéo dài.”

Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm thích đáng đến thể dục thể thao. Chỉ thị 36/CT-TW của Ban bí thư trung ương Đảng xác định “TDTT là một bộ phận quan tâm trong chính sách phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy dân chủ con người ”, đồng thời chỉ rõ “Công tác TDTT phải đóng góp phần tích cực, nâng cao sức khỏe, trí tuệ, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang”.

 Hoạt động TDTT bao gồm rất nhiều môn. Trong đó điền kinh xem là thế mạnh của Nhà nước, nó được xem là môn thể thao “Nữ Hoàng” đã đem về cho đất nước nhiều tấm huy chương trong các kì Á vận hội và Seagames.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong nhảy xa khi học ở giai đoạn chạy đà - Giậm nhảy cho học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác bực cao, hoặc nhảy dây từ đó tạo cho các em có một sức mạnh về cơ vững mạnh chắc để học tốt hơn môn nhảy xa nói riêng và các môn khác nói chung. VII _ Lịch sử vấn đề Việc giảng dạy Nhảy xa trong học tập được bắc đầu. Từ các học sinh THCS trở lên, vì vậy là giai đoạn đầu tiên các em tiếp tục nên rất khó trong nhảy xa trở lên, vì vậy giai đoạn đầu tiên các em tiếp tục nên rất khó trong nhảy xa chia làm 4 giai đoạn: Chạy đà – Giậm nhảy – Trên không – Tiếp đất (cát). Nhưng giai đoạn chạy đà - giậm nhảy là giai đoạn là giai đoạn quan trọng nhất và rất khó vì vậy: * Về phía giáo viên: Đòi hỏi có sự sáng tạo áp dụng phù hợp với địa phương mà mình giảng dạy để cho khối lượng bài tập chỉ phù hợp và ở giai đoạn này cho các em tập từ dễ đến khó từ đơn giảng đến phức tạp. Đa số các em tập chạy đà và giậm nhảy sai kỷ thuật động tác thừa,sự kiên trì của các em chưa cao .Sự hưng phấn trong tập luyện chưa tạo được, vả lại các em còn e thẹn với bạn bè xung quanh. Vì vậy trong quá trình dạy học hiện nay để đảm bảo thực hiện tốt mới phương pháp dạy học lấy người học làm trọng tâm, chú trọng đến vai trò tích cực của người học sinh. * Về phía học sinh : - Chú ý quan sát và nghe, ghi nhớ giáo viên giảng giải kỹ thuật động tác. - Biết cách đo và chỉnh đà khi thực hiện. - Tích cực tập luyện. B - NỘI DUNG I._ Thực trạng ban đầu Trong quá trình dạy học những năm qua bản than tôi cùng đồng nghiệp nhận thấy thành tích trong nhảy xa còn kém ở các em học sinh do hai nguyên nhân chủ yếu đó là ở hai giai đoạn chạy đà - giậm nhảy. Và những sai lầm đó bản thân tôi cùng đồng nghiệp đúc kết được thực trạng của 2 giai đoạn này đó là chạy đà - giậm nhảy như sau: Chúng tôi thực nghiệm lần cuối với đề tài này cho 30 em học sinh trường THCS TT Bình Dương và những mắc phải. Từ đó tôi xây dựng sửa chữa sai lầm này đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm trong việc giảng dạy thể dục cho học sinh của trường. * Tôi tiến hành quan sát 2 giai đoạn chạy đà - Giậm nhảy và với sự ghi chép đầy đủ phát hiện ra những sai lầm thường mắc như sau: Sai lầm 1: Tốc độ chạy đà giảm dần Sai lầm 2: Đà quá ngắn không phát huy tốc độ đà bước cuối Sai lầm 3: Độ ngã thân trên khi chạy không hợp lý Sai lầm 4: Độ dài 4-6 bước cuối không ổn định Sai lầm 5: Nhịp điệu chạy đà không ổn định Sai lầm 6: Giậm nhảy không tích cực Sai lầm 7: Giậm nhảy bị tụt hông Sai lầm 8: Giậm nhảy không duỗi hết chân Sai lầm 9: Giậm nhảy thân trên ngã về sau Sailầm 10 : Giậm nhảy không đánh tay sóc người lên cao Kết quả cụ thể những sai lầm thường mắc trên được chúng tôi trình bày ở bản sau: Bảng 1: Kết quả quan sát sư phạm ( n = 30) STT Số người thực hiện Tên các sai lầm 30 học sinh Số người Tỷ lệ % 1 Tốc độ chạy đà giảm dần 20 66 2 Đà quá ngắn không kịp phát huy tốc độ đà bước cuối 8 26 3 Độ ngã thân trên khi chạy không hợp lý 22 73 4 Độ dài 4-6 bước cuối không ổn định 7 23 5 Nhịp độ chạy đà không ổn định 15 50 6 Giậm nhảy không tích cực – không đánh tay 9 30 7 Giậm nhảy bị tụt hông 24 80 8 Giậm nhảy không duỗi hết chân 23 76 9 Giậm nhảy thân trên ngã về sau 6 20 10 Giậm nhảy không đánh tay sóc người lên cao 18 60 * Kết quả: Thông qua kết quả tổ chức quan sát sư phạm các học sinh tập cho thấy những sai lầm mà học sinh mắc phải nhiều nhất là: - Tốc độ chạy đà giảm dần. - Độ ngã thân trên khi chạy không hợp lý. - Nhịp độ chạy đà không ổn định. - Giậm nhảy bị tụt hông. - Giậm nhảy không duỗi hết chân. - Giậm nhảy không đánh tay sóc người lên cao Còn những sai lầm khác tỉ lệ mắc ít hơn. II_ Giải quyết vấn đề Cơ sở lý luận: Giải quyết các vấn đề này tôi cùng đồng nghiệp sử dụng các phương pháp sau: 1. Sử dụng phương pháp đọc và tham khảo tài liệu: Như chúng tôi đã biết thực tiễn khoa học và sự kế thừa phát huy những thành tựu đã đạt được đồng thời tìm ra những qui luật vân động và phát huy mới do vậy việc tham khảo phân công tìm hiểu tài liệu liên quan là một vấn đề không thể thiếu được đối với người làm chuyên đề cũng như việc trang bị kiến thức cho bản thân. 2. sử dụng phương pháp quan sát sư phạm : Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm quan sát các giờ học nhảy xa của học sinh trường THCS TT Bình Dương từ đó làm cơ sở để xác định được những sai lầm thường mắc khi học ở giai đoạn chạy đà – giậm nhảy trong môn nhảy xa cho học sinh 3/ Sử dụng phương pháp phỏng vấn: Việc tiếp thu thông tin gián tiếp hoặc trực tiếp từ đồng nghiệp không thể thiếu được trong quá trình thực hiện chuyên đề này mang tính khoa học và thực tiễn. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 5 giáo viên một số trường về một số sai lầm thường mắc phải ở chạy đà - giậm nhảy và từ đó đúc kết chung một số kết luận: Bảng2 : Kết quả phỏng vấn: STT Số người thực hiện Tên các sai lầm 10 Giáo viên Đồng ý Tỉ lệ % Không đồng ý Tỉ lệ % 1 Tốc độ chạy đà giảm dần 7 70 3 30 2 Đà quá ngắn không kịp phát huy tốc độ đà bước cuối 4 40 6 60 3 Độ ngã thân trên khi chạy không hợp lý 8 80 2 20 4 Độ dài 4-6 bước cuối không ổn định 4 40 6 60 5 Nhịp độ chạy đà không ổn định 6 60 4 40 6 Giậm nhảy không tích cực 2 20 8 80 7 Giậm nhảy bị tụt hông 9 90 1 10 8 Giậm nhảy không duỗi hết chân 8 80 2 20 9 Giậm nhảy thân trên ngã về sau 3 30 7 70 10 Giậm nhảy không đánh tay sóc người lên cao 6 60 4 40 Qua bảng tổng hợp kết quả của 2 phương pháp chúng tôi rút ra những sai lầm thường mắc của học sinh trường THCS TT Bình Dương khi học kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy khi học môn nhảy xa sai lầm : Tốc độ chạy đà giảm dần, độ ngã thân trên khi chạy không hợp lý, nhịp độ chạy đà không ổn định, giậm nhảy bị tụt hông, giậm nhảy không duỗi hết chân chiếm tỉ lệ rất cao còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn từ kết quả thu được ở trên tôi đã đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu của những sai lầm đó và biện pháp khắc phục những sai lầm trong chạy đà - giậm nhảy ở môn nhảy xa như sau: b. Sai lầm và biện pháp khắc phục: Sai lầm 1: Tốc độ chạy đà giảm dần: * Biện pháp : Tập lặp lại từng giai đoạn đà chạy đà tăng tốc dần và dùng vạch để đánh dấu mức đà, tránh lập chập đà những bước sau cuối: - Tuỳ theo trình độ thể lực mà lấy đà cho phù hợp. Sai lầm 2: Đà quá ngắn không phát huy tốc độ đà ở bước cuối * Biện pháp : Xác định độ dài đà, chạy lặp lại nhiều lần kết hợp giậm nhảy. Sai lầm 3: Độ ngã khi chạy thân trên không hợp lý * Biện pháp: Ở giai đoạn cuối thân trên giữ thẳng, đầu hơi ngẩn cao mắt nhìn thẳng giữ nhịp điệu chạy. Sai lầm 4: Độ dài 4 - 6 bước cuối không ổn định * Biện pháp: chạy trên đường chạy đà đánh dầu 4 - 6 bước cuối đặc chân vào ván nhảy , chạy băng qua hố. Sai lầm 5: Nhịp điệu chạy đà không ổn định * Biện pháp : Phải ổn định độ dài bước chạy cho đều bằng cách nghe theo nhịp vỗ tay của giáo viên có thể là chân sau tăng dần và đạt tốc độ ở giai đoạn giậm nhảy. Sai lầm 6: Giậm nhảy không tích cực – không đánh tay tích cực. * Biện pháp : - Bằng cách tập chân thuận giậm nhảy ở 2 bước đã giậm nhảy trên bục cao rơi xuống hố cát. - Tập chạy đà giậm nhảy tay với vật trên cao. Sai lầm 7: Gịâm nhảy bị tụt hông. * Biện pháp: Chạy đà giậm nhảy qua vật chuẩn cao 50 - 60cm Sai lầm 8 : Giậm nhảy không duỗi hết chân * Biện pháp : Giậm nhảy bằng cách chạm gối chân lăng vào vật chuẩn Sai lầm 9 : Giậm nhảy thân trên ngã về sau. * Biện pháp : Bằng cách giậm nhảy bay lên ( Bước bộ với vào vật chuẩn, giữ biên độ hai chân rộng) Sai lầm 10 : Giậm nhảy không đánh tay sóc người lên cao * Biện pháp : Bằng cách giậm nhảy hai tay với vật trên cao kết hợp với bước bộ trên không III _ Bài học kinh nghiệm 1. Hiệu quả và ý nghĩa của chuyên đề: Từ khi thực hiện biện pháp được áp dụng bản thân tôi cùng đồng nghiệp tập luyện theo các biện pháp của chuyên đề này hiệu quả tập luyện và thành tích của các em tăng lên rõ rệt. 2. Kết quả cụ thể: Qua quá trình thực hiện chuyên đề này bản than tôi cùng đồng nghiệp rút ra những kết quả như sau: - Việc sử dụng hợp lý các bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trên là yếu tố cần thiết giúp học sinh rút ngắn thời gian tập luyện hoàn thiện kỹ thuật động tác sớm nhằm phát huy thành tích trong tập luyện và thi đấu. - Từ biện pháp khắc phục bài tập đã được lựa chọn và áp dụng vào việc khắc phục những sai lầm trong giảng dạy kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy là hợp lí và có hiệu quả cao. - Tuy nhiên về ý thức học tập của các em còn xem nhẹ môn thể dục nên trong việc giảng dạy cho các em còn nhiều hạn chế nhất định vả lại quan tâm của các bậc phụ huynh chưa cao nên ảnh hưởng đến tư tưởng học tập của các em. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Do thời gian qua tiến hành thực hiện chuyên đề này còn hẹp và bản thân còn nhiều hạn chế chác chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định kính mong quí thầy cô đông nghiệp góp ý kiến đề cho chuyên đề hoàn thiện hơn. Kiến nghị: Từ kết quả của việc thực hiện đề tài này cùng với thực tế hoạt động tôi có một số kiến nghị như sau: - Qua giảng dạy những năm qua tôi nhận thấy điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn, cần tăng cường dụng cụ hổ trợ. Đặt biệt là đường chạy đà và ván giậm nhảy đúng tiêu chuẩn đễ học tập, sân thể dục còn chưa hoàn thiện. - Thường xuyên trao dồi kinh nghiệm như việc tổ chức các chuyên đề thể dục, các cụm để giáo viên trao dồi kinh nghiệm. - Việc trao dồi cho học sinh những kiến thức cơ bản ngay từ đầu là hết sức cần thiết, nhanh chóng tìm ra những sai lầm để có biện pháp khắc phục ngay từ đầu . Tôi xin chân thành cảm ơn sự hổ trợ của các đồng nghiệp ở các trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Người thực hiện Phan Văn Phi MỤC LỤC A _ Mở Đầu: I . Lý do chon đề tài Trang 1 II . Mục đích đề tài Trang 1 III . Đối tượng nghiên cứu Trang 1 IV . Thời gian nghiên cứu Trang 1 V . Nội dung cơ cấu chương trình Trang 2,3 VI . Phương tiện giảng dạy Trang 3 VII . Lịch sử vấn đề Trang 4 B _ Nội dung: I . Thực tạng ban đầu Trang 4,5 II . Giải quyết vấn đề Trang 5,6,7 III. Bài học kinh nghiệm Trang 7 C _ Kết luận và kiến nghị Trang 7,8

File đính kèm:

  • docSKKN NHAY XA THCS HAY THAM KHAO.doc
Giáo án liên quan