Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THCS - Dương Bích Diệp

I/ Mục tiêu của đề tài.03

 II/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 04

 III/ Phương pháp nghiên cứu. 04

 IV/ Nội dung nghiên cứu.05

 1/ Cơ sở lí luận.05

 2/ Cơ sở thực tiễn .06

 3/ Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu.07

 4/ Biện pháp giải quyết vấn đề .08

 5/ Ví dụ cụ thể minh hoạ khi áp dụng

 phương pháp thảo nhóm trong dạy học lịch sử.13

 V/ Kết quả nghiên cứu.16

 VI/ Kết luận và kiến nghị.18

 Tài liệu tham khảo.19

 

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THCS - Dương Bích Diệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Trần, để các em phát hiện và thấy càng ngày trình độ tay nghề của các thợ thủ công nước ta ngày càng phát triển, với trình độ chuyên môn hoá cao. Lớp 9: Bài 27: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) Phần II: Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Mục 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ Sau khi cho học sinh cả lớp tìm hiểu xong phần: a. Cứ điểm Điện Biên Phủ b. Chủ trương của ta thì đến phần c. Diễn biến Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm (hoặc 3 dãy) thảo luận trong 4 phút, nhiệm vụ của mỗi nhóm là dựa vào lược đồ “Chiến dịch Điện Biên Phủ” và nội dung trong sách giáo khoa để tường thuật diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ cụ thể như sau: Nhóm 1: Tường thuật diễn biến đợt 1 Nhóm 2: Tường thuật diễn biến đợt 2 Nhóm 3: Tường thuật diễn biến đợt 3 Học sinh trong nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày diễn biến, học sinh nhóm khác có thể bổ sung. Cuối cùng, giáo viên nhận xét bổ sung và hoàn thiện nội dung tường thuật diẫn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, cụ thể: - Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng 3 năm 1954): quân ta đánh phân khu Bắc, căn cứ Him Lam, đồi Độc ập, Bản Kéo và giành thắng lợi. - Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 26 tháng 4 năm 1954): quân ta tiêu diệt căn cứ còn lại ở phia sđông phân khu trung tâm đồi A1, C1, D1...cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. - Đợt 3 (từ mùng 1 đến mùng 7 tháng 5 năm 1954): quân ta tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7-5, tướng Đờ Ca -xtơ-ri cùng toàn bọ ban tham mưu của địch ra đầu hàng. c/ Áp dụng phương pháp dạy học lịch sử vào kiểu bài ôn tập Lớp 7: Bài 21: Ôn tập chương V Sau khi học xong mục 2: pháp luật. Giáo viên cho học sinh kể lại tên tất cả các bộ luật đã được học từ thời Lý đến thời Lê Sơ (luạt Hình thư, Quốc triều hình luật, luật Hồng Đức). Giáo viên chia cả lớp thành 2 nhóm lớn (theo hai dãy). Nhiệm vụ của mỗi nhóm là căn cứ vào nội dung của mỗi bộ luật đã học em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật thời Lê với pháp luật thời Lý-Trần? Cụ thể: Nhóm 1: Tìm điểm giống nhau Nhóm 2: Tìm điểm khác nhau Giáo viên cho học sinh thảo luận trong 3 phút, sau đó cử đại diện trình bày, học sinh khác có thể bổ sung. Cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức: - Điểm giống: + Bảo vệ quyền lợi của vua, triều đình, giai cấp thống trị. + Khuyến khích phát triển sản xuất, bảo vệ quyền tư hữu tài sản... - Điểm khác nhau: pháp luật thời Lê Sơ tiến bộ hơn: bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, đề cập vấn đề bình đẳng nam-nữ (con gái được thừa hưởng gia tài như con trai). Với hình thức này học sinh được so sánh, đối chiếu về điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật thời Lý và thời Lê Sơ. d/ Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử với kiểu bài làm bài tập lịch sử Lớp 7: Tiết 34: Làm bài tập lịch sử Giáo viên có thể sử dụng bài tập sau đây để củng cố kiến thức về thành tựu văn hoá thời Lý, Trần. Giáo viên chia cả lớp thành 2 nhóm lớn (2 dãy của lớp) cho các nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút. Với yêu cầu phân biệt thành tựu văn hoá thời Lý-Trần. Bài tập: Đây là tên những thành tựu văn hoá thời Lý-Trần (tháp Phổ Minh, Văn Miếu, thành Tây Đo, tháp Báo thiên, chùa Mọt Cột, tượng phật A-di-đà, chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ...). Em hãy xác điịnh cụ thể thành tựu văn hoá thời Lý-Trần? Sau thời gian thảo luận, giáo viên cho học sinh lên bảng làm bài tập tiếp sức trong thời gian 3 phút, các nhóm cử đại diện mõi em lên một lần, một em chỉ viết một thành tự....Nếu nhóm nào hết thời gian làm chưa xong sẽ thua. Nhóm thắng là nhóm làm đúng, đủ vừa với thời gian cho phép. Giáo viên kết luận: + Thành tựu văn hoá thời Lý: Văn Miếu, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột, tháp Chương Sơn, phật A-di-đà. + Thành tựu văn hoá thời Trần: tháp Phổ Minh, thành Tây Đo. Giáo viên lưu ý các em: chùa Tây Phương và chùa Thiên Mụ là thành tựu văn hoá nhà Nguyễn sau này mới học Dạng bài tập này sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sẽ lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực nhất, có hiệu quả nhất, làm giờ học trở nên sôi nổi. Với hình thức này học sinh được thảo luận, được lên bảng, được rèn luyện tác phong phải nhanh nhẹn, khẩn trương. Ngoài ra còn giúp các em trong việc luyện viết. V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Với việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn lịch sử-một trong những phương pháp thực hiện tốt nhất việc dạy học lịch sử phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với phương pháp này học sinh được thảo luận và hợp tác với nhau, được trao đổi, chia sẻ và có cơ hội được sử dụng phương pháp, kiến thức, kĩ năng mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện. Bằng phương pháp này học sinh sẽ thấy hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học tập, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Thông qua phương pháp dạy học này, học sinh càng yêu thích bộ môn Lịch Sử và thêm yêu lịch sử dân tộc mình. Sau đây là kết quả khảo sát, kiểm tra đầu năm khi giáo viên chưa tiến hành thực hiện phương pháp dạy học này Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Từ TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 130 3 2,3 11 8,5 44 33,8 66 50,8 6 4,6 58 44,6 Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy kết quả của giờ dạy chưa cao, đặc biệt là tỉ lệ học sinh hiểu bài với điểm khá, giỏi còn thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao. vì vậy, tôi đã áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử trong năm học 2010-2011. Kết quả kì 1 đạt được: Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Từ TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 130 12 9,3 39 30 69 53 10 7,7 0 0 120 92,3 Kết quả năm học 2010 – 2011 đạt được như sau: Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Từ TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 119 12 10,2 48 40,3 53 44,5 6 5,0 0 0 113 95,0 Với kết quả thu được như trên cho thấy: - Số lượng học sinh từ trung bình trở lên đạt tỉ lệ cao hơn. Số lượng học sinh yếu giảm đi nhiều, số học sinh kém không còn nữa. - Những học sinh ở mức trung bình và một số em ở mức yếu đã biết cách thảo luận, mạnh dạn đóng góp ý kiến, nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà. Một số học sinh khá giỏi thuộc bài ngay tại lớp. - Học sinh có thói quen soạn trước những nội dung cần thảo luận ở nhà trước khi đến lớp (kể cả bài tập và câu hỏi từ dễ đến khó ở sách giáo khoa và cả sách bài tập). - Khoảng 65% có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp, giúp phong trào học tập của các em tích cực chủ động trong việc phát biểu xây dựng bài. Như vậy với việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử số lượng học sinh hiểu bài, tiếp thu và nắm vững kiến thức bài chắc, sâu sắc, hợp tác làm việc nhanh, tích cực, trình bày ngắn gọn, đủ, hình thành cho các em sự mạnh dạn trong giao tiếp trước tập thể khi đưa ra ý kiến cá nhân, khả năng nhận xét, đánh giá về kết quả làm việc của nhóm bạn để tự rút ra bài học. Từ đó, học sinh rất hứng thú hơn nữa kiến thức các em tự tìm ra sẽ khắc sâu thêm, năng nhận xét, đánh giá về kết quả làm việc của nhóm bạn để tự rút ra bài học. VI/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận - Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học các bộ môn ở trường trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong học tập. Để nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần hiểu rõ ý nghĩa, yêu cầu và các đặc điểm cơ bản của mỗi phương pháp. Đặc biệt là biết vận dụng các phương pháp một cách sáng tạo vào bài giảng để phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy học cụ thể - Phương pháp thảo luận nhóm có thể vận dụng cho tất cả các môn học ở trường trung học cơ sở cũng như đối với tất cả các cấp học, tùy theo bộ môn của mình mà giáo viên có thể áp dụng những phương pháp khác nhau. 2/ Kiến nghị: Để dạy học ở trường trung học cơ sở có hiệu quả tốt, đặc biệt là khi áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học tôi có một số đề xuất sau : - Giáo viên phải kiên trì đầu tư nhiều tâm – sức vào các vấn đề, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học khác và phương pháp thảo luận nhóm để thu hút học sinh vào bài giảng của mình . - Nhà trường nên động viên, khích lệ việc thực hiện thảo luận nhóm ở tất cả các bộ môn. - Để có hiệu quả trong đổi mới phương pháp dạy học đề các giáo viên phải thực hiện một cách đồng bộ và thường xuyên hơn với các tiết dạy trên lớp. Ban giám hiệu có thể phát động phong trào thi đua hoặc kiểm tra chặt chẽ hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm.v..v.. Do thời gian có hạn, nên tôi chỉ đưa ra một số kinh nghiệm về phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử ở một số bài. Tôi hy vọng với đề tài này sẽ giúp được phần nào cho giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở, phần nào giảm bớt khó khăn khi hướng dẫn học sinh thảo luận trong dạy học. Mặt khác, khi viết đề tài này, tôi cũng khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn, của Hội đồng khoa học để đề tài này được hoàn thiện tốt hơn, có hiệu quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng dạy . Sáng kiến kinh nghiệm đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Sơn chấm, xếp loại: Tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Chuẩn kiến thức- kĩ năng, Giáo dục kĩ năng sống, NXB Giáo dục Việt Nam 2/ Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS TS Nguyễn Thị Côi ( chủ biên) – NXB Giáo dục. 3/ Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 1999 4/ Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 5/ Sách giáo khoa, Sách giáo viên Lịch sử 7, Lịch sử 9 6/ Tư duy học sinh tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 7/ Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông , Tạp chí Giáo dục, số 198, kì 2 - tháng 9/2008, số 222, kì 2 - tháng 9/2009, số 255, kì 1- tháng 2/2011 Ngày.......tháng 05 năm 2011 Ngày 22 tháng 05 năm 2011 Thủ trưởng cơ quan Người thực hiện (ký, đóng dấu) Dương Bích Diệp

File đính kèm:

  • docskkn thao luan nhom trong mon ls.doc
Giáo án liên quan