Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2

 Mặc dù hiện nay chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung cũng như chất lượng giáo dục Trường Tiểu học nói riêng đã được nâng lên rõ rệt, song trong thực tế vẫn còn một số học sinh trung bình ở các trường tiểu học, đặc biệt là đối với phân môn Kể chuyện lớp Hai. Nguyên nhân cơ bản đầu tiên dẫn đến tình trạng này là ở lớp Hai các em mới bắt đầu làm quen với các kỹ năng kể chuyện nên không thể tránh khỏi những khó khăn trong bước đầu. Mà kỹ năng kể chuyện của giáo viên đạt chưa cao, dẫn đến kỹ năng kể chuyện của học sinh chưa đạt yêu cầu. Hơn nữa, kể chuyện ở lớp Hai còn yêu cầu các em kể một cách sáng tạo như : kể một cách tự nhiên, với giọng kể và điệu bộ phù hợp với từng nhân vật trong câu chuyện.Ngoài ra, còn yêu cầu học sinh biết đưa vào câu chuyện một số câu từ của bản thân làm cho câu chuyện thêm cụ thể và hấp dẫn (tức là yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện bằng lời kể của mình).

 Như vậy, ta có thể hiểu được kể chuyện là một quá trình nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, giáo án - Học sinh: Một số đồ dùng: Mũ, kính, caravat để dựng lại câu chuyện theo vai. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Thời gian Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ 2’ 29’ 1’ A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Kể chuyện: Người thầy cũ 2.Hướng dẫn kể chuyện: 2.1. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện. 2.2. Hướng dẫn kể đoạn 1: 2.3. Hướng dẫn kể đoạn 2: 2.4. Hướng dẫn kể đoạn 3: 2.5. Hướng dẫn kể từng đoạn trong nhóm: 2.6. Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện: 2.7. Hướng dẫn phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện: 2.8. Rút ra bài học: 3.Củng cố, dặn dò: -Giờ kể chuyện trước chúng ta học bài gì? - Gọi 4 học sinh lên bảng dựng lại câu chuyện “ Mẩu giấy vụn” theo vai. - Nhận xét, cho điểm. - Bật băng bài hát: “Lời thầy chưa kể” cho học sinh nghe. - Bài hát nói lên điều gì? - Đúng rồi đấy các con ạ! Thầy cô giáo là những người đã dạy dỗ cho chúng ta lên người. Dù lớn lên, làm gì và ở đâu thì trong tim mỗi người đều in đậm hình ảnh của những thầy cô giáo đã vất vả dạy dỗ chúng ta lúc thơ ấu. Câu chuyện “Người thầy cũ” là một câu chuyện cảm động nói về tình cảm của người học trò có tên là Khánh đối với người thầy của mình. Hôm nay chúng mình cùng thi đua kể thật đúng, thật hay câu chuyện này nhé! - Ghi bài lên bảng: Kể chuyện Người thầy cũ -Treo tranh lên bảng: - Quan sát tranh và cho cô biết tranh vẽ gì? - Câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào? - Trong các nhân vật đó, ai là nhân vật chính? - Chú bộ đội xuất hiện trong hoàn cảnh nào? - Chú bộ đội là ai? Chú đến lớp để làm gì? - Gọi 2-3 học sinh kể lại đoạn 1 của câu chuyện. - Nhận xét, bổ sung. - Khi gặp thầy giáo, chú đã làm gì để thể hiện sự kính trọng của mình đối với thầy giáo? - Chú đã giới thiệu mình với thầy giáo như thế nào? - Thái độ của thầy giáo ra sao khi gặp lại cậu học trò năm xưa? - Thầy đã nói gì với bố của Dũng? - Nghe thầy nói vậy, chú bộ đội đã trả lời thầy ra sao? - Đoạn 2 có nhiều lời đối thoại của thầy giáo và chú bộ đội, vậy khi kể chúng ta cần kể với giọng như thế nào ? - Gọi 3-4 học sinh kể lại đoạn 2 của câu chuyện, chú ý nhắc học sinh đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật. - Giáo viên nhận xét, cho điểm, động viên học sinh. - Câu chuyện kết thúc như thế nào, chúng ta cùng chuyển sang đoạn 3 nhé ! - Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về ? - Em Dũng đã nghĩ gì ? - Gọi 2-3 học sinh kể lại đoạn 3 của câu chuyện. - Lưu ý : Lời người dẫn chuyện ở đoạn 3 : xúc động - Giáo viên nhận xét, cho điểm, động viên. - Giáo viên chia nhóm 3, hướng dẫn học sinh nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện. - Gọi 2-3 nhóm thi kể trước lớp. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Gọi 1-2 học sinh kể lại cả câu chuyện. - Vừa rồi chúng ta vừa được nghe các bạn kể lại toàn bộ câu chuyện, các con về nhà luyện tập để mình đều có thể kể hay như thế nhé ! - Bây giờ chúng ta sẽ phân vai, dựng lại đoạn 2 của câu chuyện này. - Câu chuyện này có mấy nhân vật ?Đó là những nhân vật nào ? - Các con hãy thảo luận nhóm, phân vai và dựng lại đoạn 2 của câu chuyện này nhé ! - Gọi 2-3 nhóm lên thể hiện trước lớp. - Giáo viên nhận xét, đánh giá, tuyên dương. - Kết luận : Qua câu chuyện này, chúng ta thấy thầy giáo không phạt khi chú bộ đội mắc lỗi nhưng chú luôn luôn ghi nhớ để không bao giờ mắc lại nữa. Câu chuyện còn cho ta thấy lòng biết ơn và kính trọng của chú bộ đội đối với thầy giáo cũ. Qua đó, câu chuyện cũng khuyên các con phải biết ơn và kính trọng các thầy cô giáo. Cô mong rằng sau tiết học ngày hôm nay các con sẽ thi đua chăm ngoan, học giỏi hơn nữa để không phụ lòng các thầy cô giáo. - Dặn dò học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện này cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học : Tuyên dương những học sinh hăng hái, tích cực, có lối kể chuyện sáng tạo -Mẩu giấy vụn - 4 học sinh lên bảng đóng vai. - Cả lớp lắng nghe, theo dõi, nhận xét bạn đóng vai. - Lắng nghe - Bài hát nói về những việc làm đầy ý nghĩa và trách nhiệm của thầy giáo đối với học sinh nhưng rất thầm lặng. - Nhắc lại tên bài. - Tranh vẽ 3 người đang nói chuyện trước cửa lớp. Đó là Dũng, chú bộ đội ( bố Dũng) và thầy giáo. -Chú bộ đội. -Giữa cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi. -Chú đến để chào thầy giáo cũ. - 2-3 học sinh kể - Cả lớp lắng nghe. - Nhận xét bạn kể. - Bỏ mũ, lễ phép chào thầy. -Thưa thầy, em là Khánh – đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ! - Ban đầu thầy chớp mắt ngạc nhiên, sau thì cười vui vẻ. - À, Khánh. Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu ! - Vâng, thầy không phạt, nhưng thầy buồn. Lúc ấy thầy bảo :  « Trước khi làm việc gì cần phải nghĩ chứ ! Thôi em về đi, thầy không phạt em đâu. » + Giọng thầy giáo : Vui vẻ, ân cần, hài lòng. + Giọng của chú bộ đội : Lễ phép, xúc động. + Giọng người dẫn chuyện : Chậm rãi. - 3-4 học sinh kể đoạn 2 - Cả lớp lắng nghe, nhận xét bạn kể. - Dũng rất xúc động. - Dũng nghĩ : Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa. - 2-3 học sinh kể lại đoạn 3 của câu chuyện. - Cả lớp lắng nghe, nhận xét bạn kể chuyện. - Kể trong nhóm 3. - 2-3 nhóm kể trước lớp - Nhận xét bạn kể chuyện - 1-2 học sinh kể lại cả câu chuyện. - Có 3 nhân vật : Chú bộ đội, thầy giáo, người dẫn chuyện. - Thảo luận nhóm -2-3 nhóm lên thể hiện trước lớp - Nhận xét các nhóm đóng vai. -Lắng nghe. 5. Kết quả đạt được: Trong năm học 2011 - 2012, tôi đã chỉ đạo giáo viên áp dụng những biện pháp trên để rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh. Cuối năm, khảo sát kết quả kể chuyện của học sinh lớp 2 trung tâm cho thấy kết quả như sau Chưa thuộc truyện Kể bằng hình thức đọc Chưa thể hiện được vai diễn Kể và nhập vai tốt Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 3 10 4 15 40 Như vậy, kỹ năng kể chuyện của học sinh lớp 2 đã nâng cao rõ rệt. Bên cạnh đó phát huy được hết khả năng của các em, tạo cho các em được tính mạnh dạn, ham học hỏi để các em học tập tốt không chỉ phân môn kể chuyện mà cả những môn học khác nữa. Ngoài ra còn bồi dưỡng cho các em được những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống. Qua việc áp dụng phương pháp dạy kể chuyện mới tôi thấy học sinh của rất tự nhiên, tự tin vào bản thân mình, các em không ngần ngại khi phát biểu, hoạt động nhóm và nói ra suy nghĩ của mình. Chính điều đó giúp các em mở rộng vốn từ, vốn diễn đạt, có những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người, những hiểu biết về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. 6. Bài học kinh nghiệm: Từ thực tiễn nêu trên, bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau đây : * Để góp phần rèn luyện kỹ năng kể chuyện cho học sinh được tốt thì trước hết người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng kể chuyện cho bản thân, từ đó tạo tiền đề cho việc kỹ năng kể chuyện cho học sinh. * Công tác rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh phải được tổ chức thường xuyên, không chỉ rèn ở phân môn Kể chuyện mà còn rèn ở phân môn Tập đọc, Tập làm văn.... * Luyện kỹ năng kể chuyện có nhiều hình thức trong một câu chuyện, nhưng không nhất thiết bắt buộc em nào cũng phải diễn xuất tốt được với tất cả các hình thức. * Luyện kỹ năng kể chuyện được thực hiện tốt khi các em đã được học tập tốt trong giờ Tập đọc. * Khi luyện kỹ năng kể chuyện cho học sinh, giáo viên cần nắm được mục tiêu của bài để hướng dẫn học sinh thể hiện được đúng mục tiêu và diễn xuất câu chuyện hấp dẫn hơn. PHẦN 3: KẾT LUẬN Trên đây là một vài kinh nghiệm áp dụng phương pháp dạy học rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp Hai. Khi áp dụng những phương pháp này vào dạy học, tuy lúc đầu có vất vả và mất nhiều thời gian, nhưng sau khi đã tạo được thói quen và hứng thú cho học sinh thì hiệu quả bài học rất cao. Những tiết Kể chuyện như thế này giúp cho học sinh có cảm giác “học mà chơi, chơi mà học” làm bớt căng thẳng cho cả thầy và trò. Tuy nhiên để có được những phần kể chuyện sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, chuẩn bị chu đáo từ trước kết hợp với sự chuẩn bị từ phía học sinh. Do đó đòi hỏi người giáo viên luôn cần nhiều thời gian, tâm huyết cho việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học, tôi xin đề nghị ban giám hiệu thường xuyên mở các buổi bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề phân môn Kể chuyện về áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để giáo viên có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ. Đồng thời đề nghị các cấp trong ngành giáo dục, cung cấp thêm cơ sở vật chất về trang phục, đạo cụ trong phần đóng vai dựng lại câu chuyện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong từng tiết học, giảm bớt thời gian và công sức chuẩn bị cho giáo viên giúp giáo viên có nhiều thời gian nghiên cứu, xây dựng giáo án chất lượng cao. Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi đã áp dụng phương pháp dạy học vào rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp Hai nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên sẽ còn nhiều hạn chế, tôi kính mong Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp góp ý bổ sung cho bản kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, nhằm góp phần nâng cao kỹ năng kể chuyện cho học sinh nói riêng và chất lượng dạy Tiếng Việt nói chung, để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình lớp Hai cũng như sự phát triển của xã hội trong giai đoạn mới. Tôi chân thành cảm ơn./. NGƯỜI VIẾT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP * HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG xếp loại: Chủ tịch hội đồng * HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN xếp loại: Chủ tịch hội đồng * HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH xếp loại: Chủ tịch hội đồng PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1/ Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) * Sách giáo khoa Tiếng Việt 2. Nhà xuất bản Giáo dục – 2009 3/ Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) * Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 2. Nhà xuất bản Giáo dục – 2007 4/ Nguyễn Trại (Chủ biên) * Sách Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 2. Nhà xuất bản Hà Nội – 2004 5/ Thư viện. 6/ Các tập san Giáo dục tiểu học. 7/ Báo Giáo dục và thời đại.

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM KỂ CHUYỆN LOP 2.doc
Giáo án liên quan