Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe.
Việc luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định đó là quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước: “Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. . . dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Thể dục đem lại những kết quả kỳ diệu lắm, thần kỳ lắm. . . thể dục là biện pháp rất mầu nhiệm và không có gì hơn nó đâu”.
Ngày nay nhờ vào các công trình nghiên cứu khoa học, nhờ nắm vững quy luật khách quan và phát triển thể chất con người nên thể dục thể thao đã vươn tới và xâm nhập vào tất cả các lãnh vực xã hội, vào việc chuẩn bị chuyên môn cho con người vào các ngành nghề khác nhau. Giáo dục thể dục thể thao chẳng những giúp cho việc nâng cao sức khỏe mà còn ảnh hưởng tốt đến các mặt giáo dục khác.
13 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: An toàn tuyệt đối trong môn học đẩy tạ - Trần Chí Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các em đùa giỡn, vô ý chạy vào nơi lớp đang học đẩy tạ chẳng may đúng lúc giáo viên đang hướng dẫn cho học sinh thực hiện động tác ra sức cuối cùng có tạ thì đây là trường hợp rất nguy hiểm. Do vậy, muốn bảo đảm an toàn cho người tập và mọi người xung quanh thì người dạy phải thông báo và ngăn khu vực tập luyện riêng, như: bằng dây nilon, cờ, cây gỗ, vạch vôi..nhưng an toàn nhất là căng dây cờ cao khoảng một mét và chận những thanh gỗ xung quanh.
Khi đại trà chương trình lớp 10 phân ban, theo quyết định của hội đồng thẩm định quốc gia môn thể dục thì môn đẩy tạ được chuyển từ phần cứng của chương trình sang phần tự chọn. Đây là một quyết định đúng đắn với nhiều lý do nhưng không hẳn là vậy bởi gì môn đẩy tạ là một trong những môn chủ yếu để phát triển về sức mạnh.
Học tập môn đẩy tạ chủ yếu là phát triển sức mạnh của tay và nhất là sức mạnh tốc độ rất có lợi cho việc học tập bộ môn bóng chuyền. Giáo viên thể dục có thể dạy hai bộ môn này cùng một lúc nó sẽ hổ trợ lẫn nhau về việc giáo dục kỷ thuật cũng như thể lực. Đây cũng là một biện pháp tạo sự hứng thú, đỡ nhàm chán và mệt mõi trong học tập cho học sinh. Giáo viên chia lớp ra làm hai tổ, một nhóm học đẩy tạ , một nhóm học bóng chuyền, sau đó hoán đổi nội dung cho nhau. Như vậy thì càng đề cao tính an toàn hơn nữa, bỡi vì khi tập bóng chuyền thì có những quả bóng sẽ rơi vào khu vực sân bãi đẩy tạ. Cho nên người giáo viên phải biết cách sắp xếp tổ chức cho học sinh, răng đe, thường xuyên theo dõi nhắc nhở, để đảm bảo cho việc tổ chức được nghiêm túc và chặt chẽ thì giáo viên nên chọn cho mình một hoặc hai học sinh gương mẫu, uy tín, có năng lực làm trợ giúp.
- Đối với học sinh trước hết phải thể hiện thật cao tinh thần tổ chức kỷ luật. Xác định động cơ học tập, nâng cao ý thức tự giác, đảm bảo tính an toàn tuyệt đối, chấp hành tuyệt đối yêu cầu của giáo viên đề ra, không đùa giởn xô đẩy nhau trong lúc tập luyện, tập trung chú ý cao độ, khi thực hiện động tác đẩy tạ đi phải thực hiện đồng loạt, khi sử dụng tạ phải sử đụng đúng trọng lượng qui định, chuẩn bị dung cụ sân bãi đúng qui cách.
Ví dụ : Giáo viên tập họp đội hình lớp thành bốn hàng dọc, sau đó cho điểm số theo từng hàng dọc (nam trước, nữ sau hoặc ngược lại). Giáo viên dặn dò học sinh phải nhớ số thứ tự của mình, tiếp tục cho bốn em mang số một thực hiện động tác (đảm bảo cự ly người cách người 3m thẳng hàng), khẩu lệnh : “ chuẩn bị - bắt đầu”, thực hiện đồng loạt xong động tác lùi về phía sau, tiếp tục các em số hai nhanh chóng chạy lên lấy tạ về vị trí chuẩn bị (chú ý cẩn thận đồng loạt mang tạ về bằng hai tay), sau đó theo lệnh của giáo viên cứ như thế các em số hai, số bacho đến hết lớp.
IV. KẾT QUẢ
Giáo dục thể chất là một trong bốn tiêu chí giáo dục con người toàn diện (đức, trí, thể, mỹ) của nền giáo dục nước ta. Giáo dục thể chất tốt, cũng như giảng dạy môn học đẩy tạ không chỉ giúp học sinh có sức khỏe, sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai đảm bảo tính an toàn tuyệt đối, bảo đảm chất lượng các tiết học chính khóa, mà còn rèn luyện cho học sinh tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, sự tập trung cao độ, không cẩu thả, quyết đoán, sống vì tập thể...
Năm học 2005-2006, tỷ lệ học sinh bị chấn thương do môn học đẩy tạ giảm đi rỏ rệt và sẽ không còn nữa trong những năm học tới. Không những như thế tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của Trường THPT Long Thành đạt trên 95%, đứng đầu so với các trường trên địa bàn huyện và đứng thứ tư trong toàn tỉnh. Có được kết quả như vậy, bên cạnh việc làm tốt công tác chuyên môn, không thể phủ nhận sự đóng góp tích cực của công tác giáo dục thể chất vào kết quả trên. Thầy Nguyễn Trần Quốc Việt, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Các tiết học thể dục chính khóa giúp học sinh giảm stress sau những giờ học văn hóa căng thẳng, tạo cho học sinh tinh thần thoải mái hăng say học tập,... Vì vậy, các tiết học thể dục đều được học sinh tham gia sôi nổi và hào hứng”. Em Nguyễn Thuỳ Giao, học sinh lớp 12A3 nói: “Em rất thích môn bóng chuyền và môn đẩy tạ, vì được chơi chung với tập thể và nó giúp em vận động được toàn thân, tăng chiều cao, đảm bảo sức khỏe”.
Nói đến giáo dục thể chất, Trường THPT Long Thành là một trong những trường có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sân bãi đáp ứng được số lượng tiết học thể dục của hơn 1.600 học sinh ba khối. Đội ngũ giáo viên thể dục đạt và trên chuẩn, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có điều kiện phát huy hết năng lực của mình, từ đó giáo viên dễ dàng phát hiện năng khiếu của học sinh.
Bằng nỗ lực vươn lên, thầy và trò Trường THPT Long Thành bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai. Thiết nghĩ, với những lợi ích nêu trên, giáo dục thể chất trong các trường học cần được chú trọng hơn nữa nhằm thực hiện đầy đủ các mục tiêu giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua những nôị dung, phương pháp, ý kiến trình bày trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau :
Để đảm bảo cho học sinh học tập môn học đẩy tạ được an toàn tuyệt đối, hứng thú trong luyện tập, thì không gì hơn là người giáo viên phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao độ, nhiệt huyết trong nghề nghiệp, luôn luôn là người thầy gương mẫu cho học sinh noi theo. Thường xuyên trao dồi chuyên môn nghiệp vụ, phát huy những mặt tốt, đẩy lùi những mặt xấu, tìm tòi học hỏi những phương pháp hoặc viết ra những sáng kiến kinh nghiệm rất bổ ích cho ngành giáo dục. Riêng học sinh phải tuân thủ tuyệt đối ý kiến của giáo viên, nhất nhất phải thực hiện động tác theo lệnh của cán bộ lớp hoặc là giáo viên đứng lớp, không cẩu thả phải chú ý tập trung cao độ, thực hiện động tác đồng loạt dứt khoát, không đùa giỡn xô đẩy lẫn nhau, tuyệt đối nghiêm túc.
VI. KẾT LUẬN
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được nhiều giáo viên trong nhà trường áp dụng và đã đạt được những kết quả khả quan, rất yên tâm khi thực hiện sáng kiến này. Thời gian tập luyện của học sinh nhiều, mà trong thể thao đối với người tập, càng tập luyện nhiều thì càng nắm được yếu lĩnh động tác, đi đến việc hình thành kỷ năng kỷ xảo động tác và sắp tới đây trong chương trình phân ban thì môn đẩy tạ là một trong những môn học tự chọn.Việc tổ chức giảng dạy tốt môn Đẩy tạ trong nhà trường phổ thông là trách nhiệm chung của mỗi thầy, cô giáo chẳng những góp phần vào việc nâng cao sức khỏe cho học sinh mà còn là nền tảng hết sức vững chắc cho những thành tích học tập và lao động trước mắt cũng như sau này của học sinh.
Qua đó tôi xin đóng góp một phần nhỏ ý nghĩ của mình để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng về sức khỏe đã được qui định trong kế hoạch chương trình giảng dạy nhằm thực hiện tốt môn giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông nói chung và môn học đẩy tạ nói riêng. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, nên trong bài viết này không tránh khỏi những thiếu xót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô. Xin chân thành cảm ơn.
* Đề xuất, kiến nghị :
Qua phân tích kết quả và kết luận nêu trên tôi xin đề xuất như sau :
Hằng năm nên thực hiện công tác điều tra cơ bản về thể chất học sinh để nắm được quá trình phát triển của các em. Đó là một trong những dấu hiệu quan trọng của trạng thái sức khoẻ. Người làm công tác chăm lo sức khoẻ học sinh cần nắm chắc các qui luật phát triển cơ bản ấy thúc đẩy các qui luật phát triển tốt, mới mong đạt kết quả tối ưu trong công tác của mình.
Các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn nữa về sức khoẻ đối với con em mình.
Giáo viên bộ môn cần cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp hơn.
Mở rộng nhiều hơn nữa chương trình ngoại khoá. Đây là sân chơi rất bổ ích cho các em.
Thành lập các câu lạc bộ thể thao ở nhà trường nếu có điều kiện.
Trang bị đầy đủ dụng cụ sân bãi phục vụ cho học tập và thi đấu.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Bửu, Nguyễn Thế Tuyền lý luận và phương pháp thể thao thẻ. Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
Vũ Cao Đàm, phương pháp luận nghiên cứu khoa học nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1995
Giáo dục thể chất số 2-Bộ GD&ĐT
Giáo dục thể chất số 4-Bộ GD&ĐT
Giáo dục thể chất số 8-Bộ GD&ĐT
PGS.TS. Trịnh Trung Hiếu-Phương pháp giảng dạy TDTT trong trường THPT, NXB TDTT Hà nội năm 1999
SỜ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị : THPT Long Thành Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long thành, ngày 04 tháng 05 năm 2007
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2006 – 2007
Tên sáng kiến kinh nghiệm : An toàn tuyệt đối trong môn học đẩy tạ
Họ và tên tác giả : Trần Chí Trung Đơn vị : Tổ Thể dục-Quân sự-GDCD
Lĩnh vực :
Quản lý giáo dục q Phương pháp dạy học bộ môn : q
Phương pháp giáo dục q Lĩnh vực khác : q
1.Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới q
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có q
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao q
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao q
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao q
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả q
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách :
Tốt q Khá q Đạt q
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống :
Tốt q Khá q Đạt q
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng :
Tốt q Khá q Đạt q
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THPT Long Thành
--------------------------
Mã số :
SẢN PHẨM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
AN TOÀN TUYỆT ĐỐI TRONG MÔN HỌC ĐẨY TẠ
Người thực hiện : Trần Chí Trung
Lĩnh vực nghiên cứu :
Quản lý giáo dục q
Phương pháp dạy học bộ môn : q
Phương pháp giáo dục : q
Lĩnh vực khác : q
Sản phẩm đính kèm :
q Mô hình q Phần mềm q Phim ảnh q Hiện vật khác
Năm học : 2006 – 2007
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem mon Day ta.doc