Sáng kiến kinh nghiệm 2008 – 2009 dạy cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, tình trạng học sinh mê trò chơi điện tử, “ghiền” truyện tranh trở nên phổ biến. Điều đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các em xem nhẹ giá trị của văn học, cụ thể là ngại đọc, ít chịu tìm hiểu và không nhận ra cái hay, cái đẹp trong văn chương. Hệ quả tất yếu là các em không làm được tập làm văn hoặc làm một cách máy móc, gượng ép, thiếu cảm xúc.

Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã cố gắng tìm tòi. tích luỹ một số biện pháp giúp học sinh cảm thụ văn học một cách tự nhiên, nhằm tạo ở các em tình yêu văn chương tiếng Việt và cung cấp một số “vốn liếng” căn bản về văn.

 

II NỘI DUNG:

1. Cảm thụ văn học là gì?

Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học chình là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. Có nghĩa là khi đọc hay nghe một câu chuyện, một bài thơ. ta khộng những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc, đã nghe.

 

1. Các phương diện cảm thụ văn học:

a. Phương diện ngữ âm:

- Vần, các loại vần điệu, cách gieo vần. chẳng những có tác dụng lớn trong việc hình thành các thể thơ mà còn có tác dụng tạo hình biểu hiện trong từng trường hợp cụ thể.

- Những cách dùng song thanh, điệp thanh, điệp vần hay dùng vần trắc, vần bằng trầm bổng đều có thể tạo nên hiệu quả nghệ thuật.

Ví dụ:

 Bầm ơi có rét không bầm ?

 Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn (.)

 

 Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

 Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe !

 (Bầm ơi)

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm 2008 – 2009 dạy cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM 2008 – 2009 DAÏY CAÛM THUÏ VAÊN HOÏC CHO HOÏC SINH LÔÙP 5 ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, tình trạng học sinh mê trò chơi điện tử, “ghiền” truyện tranh trở nên phổ biến. Điều đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các em xem nhẹ giá trị của văn học, cụ thể là ngại đọc, ít chịu tìm hiểu và không nhận ra cái hay, cái đẹp trong văn chương. Hệ quả tất yếu là các em không làm được tập làm văn hoặc làm một cách máy móc, gượng ép, thiếu cảm xúc. Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã cố gắng tìm tòi. tích luỹ một số biện pháp giúp học sinh cảm thụ văn học một cách tự nhiên, nhằm tạo ở các em tình yêu văn chương tiếng Việt và cung cấp một số “vốn liếng” căn bản về văn. NỘI DUNG: Cảm thụ văn học là gì? Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học chình là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. Có nghĩa là khi đọc hay nghe một câu chuyện, một bài thơ... ta khộng những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc, đã nghe. Các phương diện cảm thụ văn học: Phương diện ngữ âm: Vần, các loại vần điệu, cách gieo vần... chẳng những có tác dụng lớn trong việc hình thành các thể thơ mà còn có tác dụng tạo hình biểu hiện trong từng trường hợp cụ thể. Những cách dùng song thanh, điệp thanh, điệp vần hay dùng vần trắc, vần bằng trầm bổng đều có thể tạo nên hiệu quả nghệ thuật. Ví dụ: Bầm ơi có rét không bầm ? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn (...) Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe ! (Bầm ơi) Không gian mưa phùn, gió bấc và thời gian thắt thẻo đếm từng ngày xa cách khắc hoạ rõ nét nỗi nhớ mẹ của người chiến sĩ cũng như nỗi mong con của bà mẹ đối với anh. Phương diện từ vựng: Đơn vị nền tảng của từ: thực từ và hư từ. Thực từ bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ Hư từ là quan hệ từ Các phương thức tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hoá, điệp từ... có tác dụng làm cho đối tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu đồng thời bày tỏ được tâm sự, thái độ của tác giả. Ví dụ: “Ơi Việt Nam ! Việt Nam ơi ! Việt Nam ! Ta gọi tên người thiết tha” (Việt Nam) Điệp từ “Việt Nam” lặp lại 3 lần, có sự biến đổi trật tự từ, giọng đọc đi lên ở cuối dòng thơ thứ nhất và đi xuống ở cuối dòng thơ thứ hai tạo nên một âm điệu sâu lắng, thiết tha, bộc lộ rõ tình cảm đối với đất nước. Phương diện ngữ pháp: Phải chú ý đến những hiện tượng đặc biệt trong cấu trúc câu: Câu đơn, câu bình thường có cụm chủ - vị. Đảo ngữ, tách câu, nhấn mạnh ý nghĩa của sự đan xen các kiểu câu. Sử dụng các kiểu câu lời nói như giới thiệu lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp (Lời nói của tác phẩm mang dáng dấp của nhân vật đó nói). Ví dụ: w “Con đi giết giặc đây bố ạ!...” (Yết Kiêu) Hay: w “Mau ra coi An ơi! Gần tới sân chim rồi.” (Sân chim) Âm điệu của câu văn kể đã thay đổi với những đường nét của ngữ điệu gọi vang vọng trong một không gian mênh mông sông nước sống động và hấp dẫn hơn. Hình tượng văn học: Thông qua lớp ngôn từ, ta bắt gặp các chi tiết tạo hình, các tình tiết sự kiện và từ đó hiện lên các sự vật, phong cảnh, con người, quan hệ xã hội. Nguyên tắc: mô tả quan sát, ký ức liên tưởng biểu hiện. Nhân vật, hệ thống nhân vật, cốt truyện, hình tượng lớp đời sống đằng sau ngôn từ. Ví dụ: w “Chia làm gì cơ chứ? Không cần đâu! – Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình tỏ ý không thích – Ai kiếm được thì người ấy ăn!” (Bài học quý) Lời của nhân vật Sẻ liên tưởng: hình tượng một người bạn ích kỉ, không biết chia sẻ Hay: w Xây dựng hình tượng “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”: Nghĩa đen: sóng lớn, ngã tay chèo Nghĩa bóng: chớ thấy mọi khó khăn trong đời sống mà nản lòng. GIẢI PHÁP : Hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học qua tiết Tập đọc bằng cách trả lời câu hỏi không lệ thuộc bài đọc đó: Kỹ năng đọc – hiểu là một trong những yếu tố cơ bản và cần thiết để học sinh cảm thụ một bài đọc. Yêu cầu quan trọng nhất mà học sinh cần đạt ở kĩ năng này là học được cách trả lời câu hỏi, nhờ đó mà phát triển năng lực tư duy. Để giúp các em trả lời câu hỏi một cách chủ động, giúp các em không đọc nguyên văn bài đọc khi trả lời câu hỏi, có thể áp dụng một số biện pháp sau: Sử dụng câu hỏi định hướng: Nhận dạng loại câu hỏi: Dạng câu hỏi “Vì sao”, “Cái gì”, “Như thế nào?”... Dựa vào các từ quan trọng để xác định dạng câu hỏi. Ví dụ: Trong bài “Tà áo dài Việt Nam” có câu hỏi: “Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?”. Thông thường HS sẽ trả lời bằng cách đọc lại các chi tiết về đặc điểm của áo tứ thân, áo năm thân (áo dài cổ truyền) và áo dài tân thời. Nhưng ở đây, yêu cầu của câu hỏi là so sánh, thể hiện qua từ “có gì khác so với”, nên để trả lời chính xác câu hỏi này, ngoài việc đưa ra đặc điểm của các loại áo dài, các em còn phải biết đối chiếu để nhận ra những điểm khác nhau như: áo dài tân thời chỉ có hai thân, có cài khuy, vừa kín đáo, vừa hiện đại trẻ trung. b) Xác định đối tượng hoặc nội dung mà câu hỏi đề cập bằng cách đặt những câu hỏi nhỏ mang tính chất định hướng để tìm tòi thông tin Ví dụ: Đối với câu hỏi: “ ” c) Trong trường hợp câu hỏi có nhiều ý liên quan với nhau, ngoài việc đặt câu hỏi nhỏ, cần phải nhận ra mối quan hệ giữa các từ, ý quan trọng ấy Ví dụ: Đối với câu hỏi: “ ” Sử dụng phương tiện trực quan: Sử dụng sơ đồ: Sử dụng bảng biểu: Sử dụng mạng ý nghĩa;

File đính kèm:

  • docSKKN xet CSTD TP.doc
Giáo án liên quan