Sài Gòn: Hỏi – Đáp

• Bưu cục đầu tiên của Việt Nam ở đâu?

Ngày 14-4-1859, đại tá hải quân Pháp D’Ariès thành lập tại Sài Gòn một bưu cục để liên lạc với chính phủ Pháp và nhận chuyển một số thư từ của binh lính Pháp về nước. Và đó cũng là bưu cục đầu tiên ở nước ta.

• Con tem đầu tiên ở Việt Nam ấn hành năm nào?

Năm 1863, chính quyền Pháp phát hành ở Sài Gòn con tem hình vuông, giá 0,1 đến 0,4 franc. Trên tem vẽ hình chim diều hâu, biểu tượng của hoàng đế Napoléon.

• Người phụ nữ Sài Gòn đầu tiên được in hình lên tem năm nào?

Như chúng ta đã biết, năm 1863 ngành bưu hoa ở Nam Kỳ mới phát hành con tem đầu tiên, hình vuông. Theo nghiên cứu của ông Thái Văn Kiểm trong quyển Lịch sử bưu hoa Việt Nam (Sài Gòn 1964) thì mãi đến năm 1920 mới phát hành loại tem có hình phụ nữ miền Nam, tóc búi cao, giá 0,04 đồng.

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sài Gòn: Hỏi – Đáp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ian rồi tiến vào cung đình và được hoàn thiện vào đời Trần dưới đời vua Trần Nhân Tông. Đến đời Lê, hát bội bị cấm đoán, chỉ còn tồn tại trong dân gian. Đầu thế kỷ XVII, hát bội theo chân các đoàn lưu dân vào Nam và phát triển tột bực dưới thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Riêng ở Gia Định, Tả quân Lê Văn Duyệt đã tạo điều kiện phát triển loại hình nghệ thuật này. Không chỉ dinh tổng trấn có một đoàn hát bội mà các quan xa gần thuộc trấn Gia Định đều tranh nhau lập đoàn hát bội, nuôi con hát trong hàng ngũ quân đội. Nghệ thuật hát bội đã lập cứ địa vững chắc và giao lưu với nghệ thuật hát Trung Quốc của người Minh Hương, người Cao Miên. Trong thế kỷ XX, ở Sài Gòn có những ban hát bội sau: ban hát Thầy Chánh, ban hát cô Ba Ngoạn, ban hát Cô Tám, ban Tân Thành, ban Bầu Thắng, ban Công Thành, gánh Tân Hưng, ban Kim Thành, đoàn Kim Cương, đoàn Phước Thành, đoàn Minh Tơ, gánh Đại Nghĩa, đoàn Bầu Vàng, ban Biện Vực, nhóm nghệ sĩ Hội khuyến lệ cổ ca... Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đến năm 1975, ở thành phố hầu như không còn đoàn hát bội nào. Sau khi đất nước thống nhất, Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập Đoàn Nghệ thuật hát bội thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 -1977. Đến năm 2001, được nâng cấp lên thành Nhà hát Nghệ thuật hát bội thành phố Hồ Chí Minh (234 Lý Tự Trọng, quận 1) theo Quyết định số 5652/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 5-9-2001. Nhà hát có nhiệm vụ: tổ chức nghiên cứu về nghệ thuật, phong cách biểu diễn nghệ thuật hát bội truyền thống Nam Bộ nhằm kế thừa, giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống dân tộc. Tổ chức biểu diễn phục vụ giao lưu giữa các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra còn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ diễn viên trẻ làm nguồn kế thừa, bổ sung cho nhà hát. Nhà hát có trên 30 vở diễn gồm các thể loại: tuồng thầy, tuồng đồ, tuồng lịch sử dân tộc, dân gian và thiếu nhi. Một số vở diễn đoạt giải của đoàn như: Trần Quốc Tuấn (đạt hai huy chương vàng, ba huy chương bạc trong Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985), Bông hồng núi Nưa (đạt ba huy chương vàng, ba huy chương bạc, hai giải đặc biệt trong Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985), Chất ngọc không tan (đạt huy chương bạc tại Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995), Dũng khí Đặng Đại Độ (giải B giải thưởng sân khấu 1998 của Hội Nghệ sĩ Việt Nam), Tiếng hát nàng Huyền Cơ (Hội diễn Sân khấu tuồng - Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc đợt 2 tháng 7-1997)... Ngoài ra còn xây dựng một số vở diễn được yêu thích khác như: Trảm Trịnh Ân, Phụng Nghi Đình, Nữ tướng Mộc Quế Anh... Đoàn biểu diễn cố định thường kỳ tại Nhà hát Thành phố, Nhà Văn hóa Thanh niên trong chương trình Hát bội và công chúng, Trung tâm Văn hóa Hóc Môn, rạp hát Hưng Đạo, Trung tâm Văn hóa Long Phụng, Trung tâm Văn hóa các quận Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 1. Vào những năm giữa thế kỷ XX, có một nữ nghệ sĩ đã là thần tượng của khán giả bộ môn nghệ thuật hát bội. Bà là ai? Íó là nghệ sĩ Ba Út. Bà tên thật là Nguyễn Thị Út (1911-1989), sinh tại Gia Định. Từ nhỏ, bà đã có năng khiếu về hát bội, chuyên đóng các vai phụ ở gánh bà Tám Xá, gánh cô Tư Châu. Năm 20 tuổi, bà về đoàn Vĩnh Xuân của bầu Thắng. Do có sắc đẹp và giọng hát trong, cao và ấm, bà được giao đóng các vai đào chánh, đóng cặp với bầu Hai Thắng, Minh Tơ, Thành Tôn, Hữu Thoại, Chín Luông, Mười Sự. Bà nổi tiếng trong các vai đào văn: Điêu Thuyền (Phụng Nghi Đình), Giả Thị (Hoàng Phi Hổ quy Châu), Tạ Huê Đàng (Xử Bá Đao Từ Hải Thọ), Tôn phu nhân (Triệu Tử Long đoạt ấu chúa), Dương Thanh Anh (Tống tửu Đơn Hùng Tín)... và các đào võ có tâm trạng như Đào Tam Xuân (Trảm Trịnh Ân), Tiêu Anh Phụng (Tiêu Anh Phụng loạn trào), Phàn Lê Huê (Tiết Đinh San chinh tây)... Nghệ sĩ Ba Út là diễn viên lâu năm nhất trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong ban Hát bội Vân Hạc. Bà còn là diễn viên của nền điện ảnh miền Nam, từng đóng vai trong các phim Hồn trinh nữ, Đứa cháu nội, Mục Liên Thanh Đề, Lâm Sanh Xuân Nương... Trước năm 1975, bà làm việc ở Hội Khuyến Lệ Cổ Ca, sau năm 1975, bà làm việc ở Đoàn Nghệ thuật Hát bội thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 60 năm phục vụ ngành sân khấu truyền thống miền Nam, Ba Út nổi tiếng là một nghệ sĩ thanh sắc song toàn, có tài, có đức, được đồng nghiệp nể nang, khán giả yêu mến. Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há được xem là “cây đại thụ” của nghệ thuật cải lương Sài Gòn. Bạn biết gì về người nữ nghệ sĩ này? Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo, sinh năm 1911 tại Mỹ Tho (Tiền Giang), lên sân khấu từ 13 tuổi. Mới vào nghề, nhưng đã đóng những vai chính cùng với các nghệ sĩ nổi tiếng như: Năm Châu, Ba Du.v.v... Tài năng của Phùng Há rất đa dạng, đặc biệt thành công trong các vở tuồng Tàu, đóng cả tuồng văn và tuồng võ, đóng đào rất hay và đóng kép cũng giỏi. Vì bà có thể ca được các bài hát Quảng rất đúng điệu, cho nên nghệ sĩ PhùngHá đóng tuồng Tàu thì khó ai hơn được. Tất cả các gánh đã được cô cộng tác, từ Tái Đồng Ban đến Huỳnh Kỳ - Phùng Há và Phụng Hảo, thường xuyên diễn các tuồng Tàu. Để lôi cuốn khán giả, đoàn Tái Đồng Ban có chủ trương “hát có đánh đồ thiệt” dùng gươm, giáo kiếm, kích bằng sắt mạ kền sáng loáng chứ không phải gỗ đẽo như trước kia. Như vậy đào kép phải luyện tập võ thật sự do võ sư chỉ dạy. Phùng Há tinh thông võ nghệ nên đóng đào võ rất đàng hoàng (như vai Mộc Quế Anh trong vở kịch Mộc Quế Anh dâng cây). Với tài đóng kép, Phùng Há khi đóng cặp với Năm Phỉ như trong vở Sĩ Vân công chúa (Năm Châu phóng tác theo truyện Tristan và Jseult). Khi gánh Huỳnh Kỳ - Phùng Há khai trương vở Giọt máu chung tình của Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền, Phùng Há đóng vai Bạch Thu Hà cùng kép Năm Thiên (vai Võ Đông Sơ) và Ba Thâu (vai Triệu Tuấn), Phùng Há được khán giả đánh giá cao. Về nghệ ca, những người trong nghề cho rằng nghệ sĩ Phùng Há biết cách thu xếp trang trải câu ca, biết để những nhịp ngoại cho già dặn tiếng ca mới biểu lộ cái tài của cô ra được. Tài của cô còn ở chỗ biết vận dụng mối quan hệ ở giữa ca và nói, tức đương nói chuyện rồi vào bài ca (nói lối gối bài ca) một cách tài tình. Phùng Há sở trường về diễn tuồng Tàu nhưng diễn tuồng xã hội và tuồng Tây cũng thành công chẳng kém. Những vai khắc sâu hình ảnh của nữ nghệ sĩ Phùng Há vào kí ức công chúng mấy chục năm không chút mờ phai là vai Tô Ánh Nguyệt và nhất là vai cô Lựu (trong vở Đời Cô Lựu, cũng của Trần Hữu Trang). Phùng Há đã thể hiện nhân vật người vợ oan ức, người mẹ đau khổ, hết sức cảm động, người xem không cầm được nước mắt. Ai là người sáng lập giải thưởng cải lương Thanh Tâm? Trần Tấn Quốc (1914-1987) ngoài tư cách là một nhà văn, nhà báo, còn là một chuyên gia về sân khấu cải lương. Chính ông là người sáng lập, tổ chức ra Giải cải lương Thanh Tâm nổi tiếng tại Sài Gòn. Giải này từng trao cho một số nghệ sĩ cải lương thời danh hồi đó như Thanh Nga, Ngọc Giàu, Lan Chi, Bích Sơn, Bạch Tuyết, Diệp Lang... Trần Tấn Quốc tên thật là Trần Chí Thành; bút hiệu: Chí Thành, Trần Chí Thành, Cao Trần Lãnh, Thanh Tâm, Trần Tích Lương, Trần Tử Văn, Thanh Huyền, Anh Thành, Chang Ba, Nghệ Sĩ Mù, Cô Hạnh. Thuở nhỏ ông học tiểu học tại Cao Lãnh (Đồng Tháp). Trong thời gian theo học chương trình Pháp - Việt, Trần Tấn Quốc còn học thêm chữ Hán. Năm 1930, thi đậu tiểu học, gia đình chuẩn bị cho ông lên Sài Gòn thi lấy bằng thành chung, nhưng chưa kịp đi thì ông tham gia vào cuộc biểu tình bị Pháp đàn áp. Trần Tấn Quốc bị Pháp bắt đưa ra toà và kết án 5 năm tù về tội “hoạt động phá hoại chống nhà nước” và đày ra Côn Đảo. Đến 1933, ông được trả tự do về lại Cao Lãnh. Sau đó ông bỏ lên Sài Gòn làm báo, cộng tác với các báo Thần chung, Đuốc nhà Nam, Việt Nam của Nguyễn Phan Long, Nam Đình, Đào Trinh Nhất và được các bậc đàn anh này dìu dắt. Trong thời gian tập sự làm báo, Trần Tấn Quốc theo học một lớp báo chí hàm thụ tại Paris. Năm 1936, ông tham gia Đông Dương Đại hội tại Sài Gòn. Ngoài các tờ báo trên, ông còn cộng tác với báo Công luận, Truyền tin, Điện tín cho đến Cách mạng tháng Tám 1945. Sau 1946, ông tản cư một thời gian ngắn rồi lại trở về Sài Gòn theo nghiệp báo. Thời gian này ông mở rộng quan hệ với các báo Dân chủ mới, Tiếng dội, Dân quyền... Sau năm 1975, ông lui về quê và qua đời trong căn nhà lá bên bờ sông Đình Trung. Các tác phẩm của Trần Tấn Quốc: Saigon Septembre 1945 (1948), Nam Bộ kháng chiến (1948), Việt Nam trong lịch sử (1948), Ba tháng khói lửa đô thành (1955), Cô Ba Trà (báo Tiếng dội), Cô gái Côn Đảo (báo Buổi sáng), Kỷ niệm làm báo 1936-1975 và một số vở tuồng cải lương. Soạn giả của vở cải lương nổi tiếng Đời cô Lựu là ai? Trần Hữu Trang (1906-1966) là nhà soạn giả cải lương nổi tiếng. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Học hết tiểu học, ông học chữ Nho và tự học rất nhiều. Thuở trẻ ông làm nghề hớt tóc. Năm 1930, ông theo các gánh hát làm thư ký chép vở. Được Đặng Công Danh (tức Mười Giảng) hướng dẫn trở thành nhà soạn kịch bản cải lương nổi tiếng, cộng tác với các gánh hát Trần Đắc, Phụng Hảo, Năm Phỉ, Năm Châu. Khi thực dân Pháp quay lại xâm chiến Nam Bộ, ông là Chủ tịch Ủy ban Hành chính xã Phú Kiết. Năm 1947, được phái vào hoạt động nội thành Sài Gòn trong tổ chức Liên Việt, làm công tác vận động văn nghệ sĩ và trí thức. Lập gánh hát Con tằm, sau hợp tác với đoàn Việt kịch Năm Châu. Sau 1954, tiếp tục hoạt động trong Phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn, đòi hòa bình thống nhất nước nhà. Năm 1960, ông ra vùng giải phóng tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng. Ông mất tại căn cứ khu giải phóng. Được truy tặng Huân chương Thành đồng. Năm 1996, được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Ông là tác giả nhiều kịch bản cải lương, trong đó có: Tô Ánh Nguyệt, Tìm hạnh phúc, Mộng hoa vương, Lan và Điệp, Đời cô Lựu... Tên ông đã được Hội sân khấu thành phố đặt làm giải thưởng Trần Hữu Trang để trao tặng cho những nghệ sĩ cải lương triển vọng, xuất sắc. Một con đường ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh cũng mang tên ông.

File đính kèm:

  • docSai Gon Hoi Dap.doc