Ngày nay xã hội đang ngày càng phát triển, việc học tập, tiếp thu, lĩnh hội tri thức nhân loại đang là nhu cầu cấp thiết của từng người. Để mỗi người dễ dàng tiếp cận với nguồn tri thức dồi dào đó, Tiếng Anh là phương tiện không thể thiếu. Do đó, việc học tiếng Anh đang ngày càng được xã hội quan tâm hơn đặc biệt là thế hệ trẻ.
Để đáp ứng một phần mục đích này, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh bậc Tiểu học, tôi hiểu bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ trong việc đầu tư kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh để giao lưu với thế giới, nắm bắt những thông tin có giá trị, những công nghệ khoa học tiên tiến trên toàn thế giới. Bởi vì Tiếng Anh là ngôn ngữ chung nhất được sử dụng và được giao lưu .Đặc biệt bậc Tiểu học là một nhu cầu thiết yếu và bắt buộc .Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu.Vì vậy các cấp giáo dục đã liên tục mở ra chuyên đề,các đợt thao giảng,dạy mẫu xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp học ngoại ngữ.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 8753 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Sử dụng tranh ảnh để gợi cho Học sinh có thể đoán được các câu trả lời, thậm chí trước khi các em được nghe nội dung bài nghe.
3/ Trong khi nghe, Học sinh cần tập trung vào việc nghe để hiểu thông tin từ nội dung bài nghe; Học sinh không nên kết hợp vừa nghe vừa viết cùng một lúc.
Giáo viên nên thường xuyên cho Học sinh cơ hội nghe lần thứ hai,lần ba đặc biệt đối với những em chưa có khả năng thực hiện được nhiệm vụ nghe trước đó. (chưa nghe và hiểu được bài để hoàn thành nhiệm vụ được giao).
4/ Cuối cùng, khi Học sinh hoàn thành bài tập nghe, Giáo viên nên kiểm tra lại việc nghe hiểu bằng cách yêu cầu Học sinh cả lớp trả lời câu hỏi:
IV. Tiến trình thực hiện đề tài:
1/ Giáo viên cần hướng dẫn các nguyên tắc của hoạt động nghe:
Học sinh chưa biết cách nghe bao giờ thì đương nhiên cần được hướng dẫn để biết nghe thực tế bao gồm những hoạt động gì.
Nhiều Học sinh không thể tập trung vào người nói đang nói gì vì các em rất dễ bị “gây nhiễu” bởi các sự việc khác diễn ra xung quanh.
Các em không biết rằng khi tập trung nghe thì phải tách mình ra khỏi các yếu tố gây nhiễu xung quanh.
Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể (trình bày, liệt kê vào giấy khổ to) các nguyên tắc chính của hoạt động nghe.
Các yếu tố cần thiết cho người nghe tốt là:
Nhìn thẳng vào người nói khi nghe trực tiếp;
Cố gắng giữ im lặng;
Tập trung nghe người nói đang nói gì;
Suy nghĩ về những gì người nói đang nói;
Nêu câu hỏi khi nghe chưa hiểu;
Coi trọng và biết đánh giá những gì người nói phải nói.
f. Mỗi lần, cần tập trung vào một nguyên tắc. Thảo luận nguyên tắc đó có ý nghĩa gì và tại sao nó quan trọng.
g. Vận dụng ngay nguyên tắc đó để thực hành theo cặp (Ví dụ: “Thay nhau hỏi xem bạn mình đã làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần trước” và báo cáo kết quả cho cả lớp nghe sau khi trao đổi với bạn)
2/ Giáo viên thử làm mẫu vai một người nghe tốt.
3/ Tổ chức trò chơi luyện nghe.
4/ Giáo viên đọc cho Học sinh nghe:
Giáo viên tránh đọc trực tiếp nội dung từ sách giáo khoa có tranh minh họa. Học sinh cần có cơ hội để “ tự tưởng tượng các bức tranh đó trong đầu” trong khi các em nghe một đoạn hội thoại hay một đoạn văn,câu nói.
Giáo viên bắt đầu bằng một đoạn hội thoại/đoạn văn , sau đó mới nói về những “bức tranh” giúp các em hiểu rõ thêm nội dung nghe được.
5/ Sử dụng âm nhạc và bài hát:
Âm nhạc giúp rèn luyện chất lượng âm thanh theo mẫu chuẩn.
Bài hát đặc biệt quan trọng, vì nhịp điệu bài hát giúp Học sinh hứng thú và dễ ghi nhớ từ.
6/ Sử dụng băng/đĩa CD:
Sử dụng băng /đĩa CD trong lớp cần ghi âm nhiều giọng khác nhau.
Thỉng thoảng lưu ý trước cho Học sinh biết rằng các em sẽ không được nghe lại băng (chỉ nghe một lần)
Nếu Học sinh biết được nghe đi nghe lại băng thì sẽ không tập trung nghe cẩn thận ngay từ lần đầu.
7/ Sử dụng chính tả:
Chính tả giúp luyện cho Học sinh ngữ âm, đánh vần đúng và luyện chữ viết.
Chính tả cho phép Học sinh chỉ tập trung vào nghe từ (lời) và viết lại trên giấy.
Bài chính tả nên ngắn, đơn giản theo nội dung chủ đề bài học.
ỨNG DỤNG VÀO DẠY NGHE TRONG SGK
LET’S LEARN ENGLISH BOOK 1+2+3.
SECTION A: Mục 4. LISTEN AND CHECK;
SECTION B: Mục 3. LISTEN AND NUMBER
Về bản chất, mục tiêu dạy học của hai mục này là như nhau: cùng nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng nghe hiểu của Học sinh.
Điểm khác biệt giữa hai mục là: yêu cầu mức độ dài và mức độ khó của nội dung bài nghe có sự chênh lệch.
- Bài nghe trong mục 4. Listen and check có nội dung ngắn, thường là những câu đơn giản (2 câu), tách biệt nhau, nhằm kiểm tra khả năng nghe và nhận ra từ vựng Học sinh vừa học theo chủ đề của bài học. Dạng bài tập này đơn giản, hay được vận dụng và Học sinh hiểu, hiệu quả trong quá trình giảng dạy (đánh dấu P).
- Bài nghe trong mục 3. Listen and number có nội dung dài hơn (ít nhất là 3 câu), các câu trong bài nghe có sự gắn kết nhiều ý tạo thành mạch văn nhỏ và mang tính giao tiếp(đoạn hội thoại). Bài tập loại này khó hơn vì ngoài mục đích kiểm tra từ vựng, còn kiểm tra cấu trúc câu và nội dung chủ điểm trong bài.Hơn nữa, Học sinh phải nghe hết cả bài, hiểu bài theo trật tự lô-gic và tổng hợp thì cuối cùng mới có thể đưa ra câu trả lời (đánh số thứ tự :1-2-3).
QUI TRÌNH THỰC HIỆN DẠY NGHE CHO 2 MỤC:
“SECTION A: Mục 4. LISTEN AND CHECK;
SECTION B: Mục 3. LISTEN AND NUMBER”
Nêu rõ nhiệm vụ (Yêu cầu Học sinh chuẩn bị làm gì ?)
Giới thiệu chủ đề, tình huống của bài nghe:
Dùng tranh, ảnh phóng to từ SGK;
Dùng tiếng Anh đơn giản để trình bày, giới thiệu;
Cần nêu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để Học sinh tự nhận xét, cho ý kiến (dựa vào kiến thức sẵn có của các em).
Cá nhân Học sinh đoán trước câu trả lời (Trả lời đúng hay sai không thành vấn đề vì mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế chủ động cho Học sinh trước khi nghe).
Cho Học sinh nghe 2 lần:
Lần thứ nhất: nghe để bao quát và hiểu nội dung chính của toàn bài.
Lần thứ hai: vừa nghe vừa lựa chọn thông tin để trả lời câu hỏi theo yêu cầu cụ thể (nghe và đánh dấu hoặc đánh số vào tranh được nói đến).
Cá nhân Học sinh tự so sánh kết quả với câu trả lời theo dự đoán trước khi nghe ----> sau đó báo cáo kết quả vừa làm trước lớp ----> Học sinh khác cho nhận xét.
(Có thể cho Học sinh thảo luận và so sánh bài làm cá nhân theo cặp (pairwork))
Giáo viên cho Học sinh nghe lại lần thứ 3 để kiểm tra kết quả (để khẳng định câu trả lời tại sao đúng, tại sao sai có thể cho Học sinh nghe đi nghe lại câu hay cả đoạn nghe có liên quan tới câu hỏi (specific information).
Sau khi nghe: Yêu cầu Học sinh nhìn tranh và nói lại nội dung bài nghe. Mục đích của hoạt động này là vừa kiểm tra lại sự hiểu bài, vừa củng cố lại kiến thức ngôn ngữ (cấu trúc câu) Học sinh vừa học.
Lưu ý: Học sinh có thể liên hệ chủ đề bài nghe với thực tế của bản thân (nói lại)(re-tell).
VI. Hiệu quả của SKKN:
Qua quá trình thực tế giảng dạy ở các khối lớp, khi áp dụng đưa các nguyên tắc trong kỹ năng nghe vào các tiết học tôi thấy có hiệu quả rõ rệt. Làm cho học sinh học tập nhiều hơn, gây nên sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh, học sinh tập trung vào bài học hơn. Giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu quả nhiều so với trước.
Việc luyện tập này kích thích sự ham muốn,khả năng sáng tạo ngôn ngữ của các em Học sinh.Để hỗ trợ cho tiết học thực hành nghe có kết quả cao,Giáo viên cần đầu tư thời gian để soạn bài,chuẩn bị một số tranh ảnh sinh động,vật thật hoặc là tình huống thật ngay trong lớp học.Bên cạnh đó,Giáo viên có thể đưa vào phần thực hành những trò chơi:guessing game,chain game,whisper game….gây hứng thú cho Học sinh.Các trò chơi ngôn ngữ giúp cho Học sinh sử dụng ngôn ngữ và nghe một cách tự nhiên,phù hợp với tình huống ngôn ngữ. Giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu quả nhiều so với trước. Việc tiếp thu bài của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Đầu năm có rất nhiều em còn sợ học bộ môn, không thích học vì cho rằng nó khó hiểu, khó tiếp thu, đến nay chất lượng học đã tăng khá đồng đều. Đại bộ phận đa số các em đã thích học môn tiếng Anh, ở các tiết học có phần sôi nổi hơn, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài khá nhiều, góp phần làm cho giờ học sinh động. Chất lượng học tập của học sinh dần được nâng cao. Kết quả học kỳ I tốt hơn so với đầu năm:
- Kết quả bài khảo sát về sự yêu thích môn học của 1 số HS:
STT
Lớp
Sỉ số HS
Số HS thích
Tỉ lệ
Số HS không thích
Tỉ lệ
Số HS ghét
Tỉ lệ
1
3A
19
10
53%
7
37%
2
10%
2
3B
16
7
44%
8
50%
1
6%
3
4D
19
9
47%
9
47%
1
6%
- Kết quả bài kiểm tra cuối năm
STT
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
1
3A
36
11
19
4
2
0
2
3B
36
3
14
17
2
0
3
4D
31
5
11
12
3
0
VI. Bài học kinh nghiệm:
Khi rèn luyện kỹ năng nghe vào trong tiết học giáo viên cần chú ý các điểm sau:
Cần khuyến khích Học sinh sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ,chấp nhận mắc lỗi,không nghe được gì trong quá trình nghe ban đầu.Không tạo cho các em Học sinh tâm lý mắc lỗi trong thực hành.
Sử dụng các hình thức trò chơi đúng mục đích, tình huống, logic của từng bài dạy cụ thể.
Phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh.
Phù hợp với khả năng của giáo viên, môi trường học tập, sinh hoạt thực tế của học sinh.
C. KẾT LUẬN CHUNG
Qua quaù trình giaûng daïy, khaû naêng nghe cuûa hoïc sinh coù tieán boä khaù roõ. Cuï theå qua phaàn kieåm tra nghe gaàn 90% hoïc sinh nghe ñöôïc caùc phaàn giaùo vieân cho thöïc haønh baùm chaët ngöõ caûnh coù khoáng cheá ngoân ngöõ vaø coù khoaûng 70% hoïc sinh nghe hiểu hết nội dung. Tuy nhieân khaû naêng nghe hiểu hết nội dung chöa ñöôïc cao laém. Song ñoù cuõng laø hieäu quaû cuûa quaù trình thöïc hieän.
Nhìn chung, trong quaù trình nghieân cöùu vaø thöïc hieän phöông phaùp giaûng daïy phuø hôïp vôùi tieáng Anh môùi cho hoïc sinh, ñaëc bieät laø : “ Reøn luyeän kyõ naêng thöïc haønh nghe”. Keát hôïp vôùi vieäc phaùt trieån 4 kyõ naêng : Nghe – Noùi – Ñoïc – Vieát trong moät tieát daïy, vôùi mong muoán trình baøy söï hieåu bieát cuûa mình vaø mong nhaän ñöôïc söï goùp yù chaân tình cuûa caùc baïn ñoàng nghieäp ñeå naâng cao hieäu quaû hoïc taäp vaø giaùo duïc hoïc sinh toát hôn.
*KIẾN NGHỊ:
Xuất phát từ cở sở lý luận,thực tiển,mục đích dạy học cũng như những thành công và hạn chế trong khi thực hiện đề tài,để góp phần cho việc dạy tiếng Anh nói chung,dạy nghe nói riêng đạt chất lượng ngày càng cải thiện bản thân tôi có những kiến nghị thiết thực sau:
*Về phía cơ sở:
- Là môi trường ngoại ngữ cho nên các kỹ năng phải được luyện tập theo đúng đặc trưng của phương pháp dạy học,vì vậy cần phải có phòng bộ môn để tránh gây tiếng ồn cho những lớp học bên cạnh cũng như không bị tác động của tiếng ồn từ bên ngoài vào.(có thể cho kết hợp với các phòng bộ môn khác)
- Hệ thống điôn cần phải được tu sữa để đảm bảo tính hữu dụng và an toàn khi sử dụng.
- Cung cấp thêm đài,băng cassette (băng đài không có nên giáo viên tự thu từ đĩa CD vì vậy chất lượng âm thanh không đảm bảo),tranh ảnh.
* Về phía lãnh đạo cấp trên:
Cần tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi và rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề.
Người thực hiện
Lê Thị Nhiện
File đính kèm:
- Rèn luyen ky nang nghe cho hoc sinh tieu hoc ( Le Thi Nhien ).doc