Rèn kỹ năng tập đọc nhạc để nâng cao chất lượng dạy giờ học Âm nhạc cho học sinh THCS

. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Như chúng ta đã biết Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật luôn gắn liền với đời sống lao động, đời sống tình cảm của con người, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta.

 Chương trình dạy Âm nhạc ở Trường THCS Giáp Lai có thể xem là một môn học tuy không mới nhưng không dễ dạy với khá đông giáo viên đứng lớp. Ở Trường THCS Giáp Lai hiện nay Âm nhạc được coi là một trong 12 môn học chính của học sinh. Quá trình dạy và học Âm nhạc chính là một quá trình liên tục rèn luyện khả năng của học sinh là tập hát, tập nghe và đọc nhạc. Các kỹ năng ca hát ngày càng được nâng cao thêm thông qua việc học những bài hát. Việc học môn Âm nhạc với nội dung những bài hát đã được Bộ giáo dục - Đào tạo và trực tiếp là Vụ giáo viên biên soạn nghiên cứu là nhằm giúp các em hiểu biết về mối quan hệ và tác dụng của Âm nhạc với đời sống và một số hiểu biết thông thường về các vấn đề âm nhạc qua những mẩu chuyện, những bài đọc thêm Qua học Âm nhạc mà tình cảm trí tuệ của các em được giáo dục và phát triển tốt đẹp trong sáng năng lực cảm thụ dần được nhân lên và cùng kết hợp bổ trợ với những môn học khác, giúp các em phát triển một cách toàn diện về cả 4 mặt Đức – Trí - Thể – Mĩ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kỹ năng tập đọc nhạc để nâng cao chất lượng dạy giờ học Âm nhạc cho học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột mớ lý thuyết rườm rà, nặng nề khô cứng . + Nguyên tắc trực quan: Trong lý luận dạy học nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc quan trọng thì đối với giảng dạy âm nhạc lại càng hết sức cần thiết và phải được coi trọng. Giáo viên mà chỉ dùng lời nói mà không có những dẫn chứng minh họa cụ thể bằng âm thanh (qua giọng hát, tiếng đàn, băng nhạc) thì học sinh khó tiếp thu được Âm nhạc. Vì cái trừu tượng của âm thanh như độ cao, độ dài cần được minh họat bằng nhiều thủ pháp, biện pháp trực quan sinh động. ở các trường THCS trong huyện ta hiện nay hầu hết đa số các trường đều thiếu các phương tiện dạy nhạc như: đàn, đài, băng, màn hình, phòng Âm nhạc riêng. Nên nguyên tắc trực quan ở đây hoàn toàn do chính bản thân giáo viên tự trình bày. + Nguyên tắc thực hành: Học đi đôi với hành, quá trình tiếp thu của học sinh với Âm nhạc cần phải có thời gian thực hành thỏa đáng, thực hành ca hát, thực hành tập đọc nhạc, thực hành nghe nhạc và phân tích phải xem thực hành là trọng tâm của người học nhạc. Qua thực hành các kỹ năng âm nhạc (dù đơn giản) mới được hình thành. + Nguyên tắc sáng tạo: Âm nhạc là nghệ thuật của nhiều lần sáng tạo (từ sáng tác đến biểu diễn, người nghe và các phương tiện kỹ thuật) nên việc giảng dạy Âm nhạc phải tôn trọng những cá tính sáng tạo và biết khơi gợi phát huy sáng tạo của mỗi học sinh. IV- Thực nghiệm giảng dạy : 1- Phương pháp kết hợp các phân môn : - Trong một tiết học Âm nhạc thường bao gồm 2 hay 3 phân môn: Ví dụ: Hát – tập đọc Nhạc. Hát – tập đọc Nhạc + Âm nhạc thưởng thức - Sự kết hợp như vậy để tạo cho giờ học có nhiều nội dung phong phú hấp dẫn trẻ tránh nhàm chán. - Trong bài học nếu có 2 hoặc 3 phân môn phải xác định rõ phân môn trọng tâm. ở đây học hát là trọng tâm quan trọng nên việc phân chia thời gian cho từng phân môn phải hợp lý chủ động linh họat. Tùy theo đối tượng học sinh khá, kém tùy theo điều kiện mà giải quyết cụ thể. - Nguyên tắc kết hợp các phân môn có thể kết hợp cho học sinh nghe nhạc, khi tập đọc nhạc thì có thể cho nghe hát hoặc những trích đoạn Âm nhạc hoặc yêu cầu học sinh hát lại một câu hay một đoạn lời ca. 2- Phương pháp dạy từng phân môn: a- Dạy hát: Phương pháp dạy hát cơ bản ở THCS chủ yếu là dạy truyền miệng (truyền khẩu) giáo viên hát mẫu – học sinh hát theo hướng dẫn giáo viên áp dụng lối dạy móc xích và uốn nắn cho tiếng hát của học sinh yêu cầu các em hát đúng lời, đúng giai điệu, tiết tấu nhịp phách của từng câu, giáo viên cần sửa sai từng câu của bài. Khi học sinh hát sai, cái sai trong quá trình học một bài hát của học sinh ở đây chủ yếu là sai về cao độ và nhịp phách. Vậy thì giáo viên cần hát chuẩn và xướng âm (đọc cao độ, trường độ của nốt nhạc) của câu hát đó để học sinh nghe. Cần dạy học sinh hát đúng và hát có truyền cảm, biết thể hiện tính chất nội dung của bài hát, kết hợp vịêc dạy hát với việc hướng dẫn kỹ năng ca hát phổ thông cho các em như: Tư thế, cách phát âm, hít thở, lấy hơi cách nhả chữ. - Cần quan tâm bảo vệ giọng hát cho các em tránh hiện tượng học sinh hát gào lên quá to, quá mạnh hoặc la hét làm tổn thương tới giọng (thanh quản, dây thanh đới ) của các em. - Rút ra ý nghĩa giáo dục của nội dung bài hát học sinh học tập được cái gì. - Cụ thể trình tự dạy một bài hát như sau : Bài hát “ Nổi trống lên các bạn ơi” Sáng tác: Nhạc sĩ Phạm Tuyên Trong chương trình Âm nhạc lớp 8 . * Xác định mục đích yêu cầu : - Về kiến thức: Học sinh biết được đôi nét về Nhạc sĩ Phạm Tuyên tác giả của bài hát, học sinh nắm được lời ca, giai đoạn tiết tấu của bài hát. - Về kỹ năng: Hát to – trong sáng đều hòa đồng. - Về giáo dục tư tưởng: Học sinh cảm nhận được cội nguồn của dân tộc càng thêm yêu mến quê hương đất nước Việt Nam thanh bình. - Giáo viên giới thiệu tên bài: “Nổi trống lên các bạn ơi” Tác giả: Phạm Tuyên * Đôi nét về tác giả : Nhạc sĩ Phạm Tuyên là một nhạc sĩ tiêu biểu của nền Âm nhạc Việt Nam ông là tác giả của nhiều ca khúc hay dành cho người lớn và đặc biệt ông còn dành rất nhiều tình cảm cho trẻ thơ những bài hát mà nhạc sĩ đã sáng tác cho thiếu nhi còn vang mãi: Bài hát “ Nổi trống lên các bạn ơi” là một trong số những bài hát rất hay của nhạc sĩ được các em thiếu nhi yêu thích. * Nội dung bài hát: Tác giả muốn khắc họa phong cảnh thiên nhiên vào một buổi bình minh thật rộng ràng, tươi vui trong sáng làm cho tâm hồn các em thấy vô cùng phấn khởi, hứng thú trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. * Giáo viên phân tích bài: - Bài được viết nhịp 2/4 tính chất khỏe mạnh rộn ràng. - Bài hát có 2 đoạn. Đoạn đầu và điệp khúc. * Giáo viên hát mẫu: - Giáo viên phải chuẩn bị kỹ, nắm vững lời ca giai điệu của bài hát có như vậy giáo viên mới hoàn toàn chủ động thể hiện nội dung sắc thái tình cảm của bài hát và để khởi gợi sự chú ý hứng thú ham thích của học sinh học bài hát đó. + Giáo viên chép bài hát lên bảng: Mỗi câu 1 dòng để học sinh dễ học. + Giáo viên chia đoạn – chia câu: Bài gồm 2 đoạn – 8 câu. + Giáo viên dạy từng câu: Hát mẫu – hướng dẫn học sinh hát, sửa sai (nếu có) . Ví dụ : Chú ý học sinh dễ sai ở cuối câu 1: 2 tiếng “ Một nhà” ngân đúng trường độ. Giáo viên đếm phách cho học sinh hát - Giáo viên sửa sai bằng cách đọc cao độ và tiết tấu của câu hát – dạy học sinh tập. + Dạy liên kết các câu theo lối móc xích từ đầu – cuối bài. + Học sinh cần được thực hành luyện tập nhiều trong quá trình học bài hát giáo viên luôn lắng nghe nhận xét – sửa sai kịp thời. + Chú ý hướng dẫn cho học sinh cách lấy hơi và chỗ lấy hơi ở cuối từng câu hát. + Yêu cầu hát to, đều trong sáng rõ ràng. + Cho học sinh luyện tập từng câu, từng đoạn theo cá nhân, bàn, nhóm, tổ để phát hiện đúng sai. + Kiểm tra tại chỗ để nắm bắt được kết quả nắm bài của học sinh động viên cho điểm kịp thời cho nhóm, tổ, cá nhân. + Cuối bài: Giáo viên cho học sinh nêu cảm nghĩ về bài hát. Ngoài ý nghĩa là một bài hát có giai điệu lời ca mượt mà nội dung bài làm cho học sinh thầy càng thêm yêu mến quê hương mình, đất nước mình hơn. b. Dạy tập đọc nhạc và ghi chép nhạc. - Tập đọc trên bản nhạc có 2 yếu tố cơ bản đó là độ cao và độ dài của âm thanh. - Trước khi cho học sinh đọc vào bài giáo viên cần cho các em đọc phần trục giọng và quãng của bài để học sinh nắm được phần âm thanh ổn định nhất qua đó đọc vào bài sẽ tốt hơn. * Bài tập đọc nhạc có 2 mức độ: + Mức độ thấp: Dùng tiết tấu với chữ nốt. VD: + Mức độ cao hoàn chỉnh : Đọc nhạc trên khuông. VD: S L S L L M S S M L S - Trong phân môn tập đọc nhạc thường có các kiểu bài tập luyện tập như tập đọc cao, tập thể hiện tiết tấu, tập nghe ghi độ cao, tập ghi giai điệu. Thời gian học phần tập đọc nhạc khoảng 15 - 20 phút là đủ. - Kinh nghiệm giảng dạy cho thấy rằng kéo dài phần tập đọc nhạc trong một tiết rất khó duy trì sự chú ý của học sinh nên tiết học ở THCS thường kết hợp 2 hoặc 3 phân môn Hát – tập đọc Nhạc hoặc Hát + ÂN thường thức. - Cần giải thích những kiến thức nhạc lý với học sinh hết sức ngắn gọn dễ hiểu tránh dùng thuật ngữ Âm nhạc đối với học sinh. Vì đối tượng của chúng ra là các em nhỏ các em cần thực hiện những yêu cầu của giáo viên là hát và đọc nhạc chứ các em không quan tâm tới việc giải thích các hiện tượng này hiện tượng kia. Đó chính là xuất phát từ tâm lý của các em, từ cơ sở này mà chúng ta phải đề ra cách thức này, biện pháp kia cho phù hợp. Ví dụ: Khi học tập đọc nhạc (xướng âm) nếu chỉ đọc nốt nhạc đơn thuần không thì các em dễ nhàm chán vì thế bài tập đọc nhạc (xướng âm) có thể lấy từ bài hát, hoặc soạn thêm phần lời ca để các em khi xướng âm và hát lên sẽ cảm thấy hứng thú hơn với bài học. c. Dạy âm nhạc thường thức: + Tập nghe nhạc: Nếu có phương tiện băng đĩa nhạc cho học sinh nghe thì sẽ đạt hiệu quả cao, nhưng với điều kiện như hiện nay các trường chưa được trang bị đầy đủ phòng âm nhạc, loa đài, băng đĩa thì hầu hết giáo viên phải tự chuẩn bị bài hát bản nhạc dụng cụ trực quan bằng nhạc cụ thật (Nếu có) hoặc tranh vẽ để trình bày cho học sinh nắm được. - Phần diễn giải chỉ nên nói ngắn gọn và đủ ý nói về xuất xứ tác giả, vài nét về đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm, tránh kiểu “Phân tích tác phẩm”, vì nó không phù hợp với điều kiện và nhất là khả năng nhận thức, tâm lý của các em. Nên để chính Âm nhạc “nói” với các em. C. kết luận : Phương pháp giảng dạy môn Âm Nhạc THCS là một khoa học sư phạm. Để giảng dạy tốt bộ môn này trong trường THCS, người giáo viên không những cần có chuyên môn âm nhạc tối thiểu, vững vàng mà còn nắm vững phương pháp dạy một cách sáng tạo. Cần phải nghiên cứu kỹ chương trình giảng dạy ngay từ đầu để quán triệt toàn bộ nội dung của cấp học hoặc từng lớp. Tăng cường việc dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm, học hỏi trong đồng nghiệp. Việc này cần được tổ chức thường xuyên ở từng trường hoặc từng cụm trường. Mặt khác, các phương tiện giảng dạy như nhạc cụ, băng casset máy và các đồ dùng giảng dạy khác có liên quan mật thiết tới hiệu quả cụ thể một tiết dạy. Giảng dạy Âm nhạc trong trường THCS của chúng ta là điều kiện còn mới mẻ, do đó không thể tránh được những bỡ ngỡ ban đầu. Cần phải có nhiều cuộc hội thảo chuyên đề, nhiều cuộc thi giáo viên dạy giỏi, nhiều cuộc trao đổi kinh nghiệm với các nhà sư phạm âm nhạc, các nhà nghiên cứu giáo dục, các giáo viên lâu năm mới có thể đạt được chất lượng tốt của môn học. ý nghĩa của việc giáo dục âm nhạc ở nhà trường tiểu học trong quá trình đổi mới của chúng ta ngày nay là vô cùng cấp thiết. Tất cả các cấp chỉ đạo và giáo viên đứng lớp cần hiểu rõ điều này để môn Âm nhạc ngày càng phát huy tác dụng góp phần vào sự nghiệp đào tạo giáo dục các em nhỏ cho tương lai của đất nước. D - tài liệu tham khảo 1- Sách giáo viên: Dạy Âm nhạc ở trường THCS – Trần Anh Tuấn 2- Sách bồi dưỡng thường xuyên: Âm nhạc và phương pháp giáo dục Âm nhạc ở trường THCS. 3- Sách giáo dục Âm nhạc phổ thông: Âm nhạc tác giả tác phẩm – Trần Cường. 4- Cùng sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong Hội đồng sư phạm trường THCS Giáp Lai – Huyện Thanh Sơn. Kết luận của hội đồng khoa học Chủ tịch HĐKH tổ chuyên môn Người viết Thiều Thuý Hằng

File đính kèm:

  • docSKKN Mon Am nhac TH.doc
Giáo án liên quan