Toán 4 kế thừa và phát huy những ưu điểm của các phương pháp dạy học toán đã sử dụng ở các lớp trước ,đặc biệt là ở lớp 3 nhằm tiếp tục vận dụng phương pháp dạy học giúp học sinh tự nêu các nhận xét các quy tắc, các công thức , ở dạng khái quát hơn (so với các lớp trước ) ; đặc biệt bước đầu biết hệ thống hóa các kiến thức đã học ,nhận ra một số quan hệ giữa một số nội dung đã học Đây là cơ hội để tiếp tục phát triển năng lực trừu tượng hóa,khái quát hóa trong học tập môn Toán ở lớp của cấp Tiểu học ;tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận của học sinh theo mục tiêu của môn toán lớp 4 .
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 14909 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kỹ năng dạy học phần về PHÂN SỐ, cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iữa 2 phân số cụ thể, trên cơ sở đó rút ra quy tắc so sánh(dùng hai băng giấy) từ đó rút ra quy tắc tổng quát.
b) So sánh các phân số khác mẫu số ta làm thế nào ?
và , sau đó yêu cầu học sinh so sánh hai phân số trên.
- Cách thứ nhất: Lấy hai băng giấy như nhau, chia băng giấy thứ nhất thành 4 phần bằng nhau, lấy ba phần ( tức là băng giấy). Chia băng giấy thư hai thành 7 phần bằng nhau, lấy 5 phần (tức băng giây)
- Cách thứ hai: HS thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh.
Quy đồng mẫu số hai phân số ta có :
Vì 21 > 20 nên
- Khi so sánh các phân số khác mẫu ta làm thế nào ?
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số , ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh tử số của hai phân số mới .
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh khi nhận xét về các phương án giải quyết vấn đề thì nhận ra được:
+ Cả hai cách làm đều đúng
+ Cách thứ nhất có tính trực quan nhưng chưa góp phần nêu cách giải quyết chung với mọi cặp phân số
+ Cách thứ hai: Đòi hỏi phải liên hệ với kiến thức tương tự đã học,so sánh hai phân số cùng mẫu số qui đồng, mẫu số hai phân số so sánh hai phân số khác mẫu số, so sánh hai phân số cùng mẫu số
C. DẠY CÁC PHÉP TÍNH VỀ PHÂN SỐ
1. Phương pháp dạy phép cộng phân số
- Đưa ra một bài toán thực tế để hình thành phép tính
- Sử dụng mô hình trực quan minh hoạ để tìm kết quả
- Dựa vào nhận xét kết quả để rút ra qui tắc cộng hai phân số chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Cộng hai phân số cùng mẫu số
+ Giai đoạn 2: Cộng hai phân số khác mẫu số
Cho học sinh rút ra quy tắc:
Ví dụ: Lần thứ nhất cắt đi mét vải, lần thứ 2 cắt đi mét vải. Hỏi cả hai lần cắt bao nhiêu mét vải?
Phép tính cần thực hiện: +
Sử dụng mô hình trực quan:
2. Phương pháp dạy học phép trừ hai phân số
Trình bày tương tự như phép cộng hai phân số
* Lưu ý:
+ Phép trừ hai phân số chỉ được thực hiện khi phân số bị trừ lớn hơn phân số trừ
+ Phép trừ hai phân số khác mẫu được quy về phép trư hai phân số cùng mẫu bằng cách qui đồng mẫu số các phân số đó
+ Phép trừ hai phân số không có tính chất giao hoán
Ví dụ: Một cửa hàng có tấn đường, cửa hàng đã bán được tấn đường. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu phần tấn đường?
Phép tính phải thực hiện: -
Giáo viên nêu vấn đề để học sinh tự biết qui đồng mẫu số rồi trừ hai phân số đã qui đồng./ Rút ra qui tắc
3. Phương pháp dạy học phép nhân hai phân số
a. Dạy phép nhân phân số với một phân số
* Theo sách giáo khoa toán thì ta dạy qua tính diện tích của hình chữ nhật
- Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật
+ Cho học sinh tính diện tích hình chữ nhật mà cạnh có độ dài là số tự nhiên
+ "Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài mét và chiều rộng mét". Giáo viên gợi ý để học sinh nêu được, để tính diện tích hình chữ nhật, ta phải thực hiện phép nhân: x
- Tìm qui tắc thực hiện phép nhân phân số.
+ Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dụa vào hình vẽ đã chuẩn bị (như trong sách giáo khoa)
+ Phát hiện qui tắc nhân hai phân số.
b. Dạy nhân phân số với số tự nhiên
- Đưa ra bài toán để hình thành phép tính
- Sử dụng mô hình trực quan để biểu diễn minh hoạ, tìm kết quả của phép tính( sử dụng phép công các số hạng bằng nhau)
- Nhận xét kết quả, rút ra qui tắc thực hiện
Ví dụ: Mỗi lần lấy mét vải, lấy 3 lần như vậy được bao nhiêu mét vải
Phép tính: x 3
4. Phương pháp dạy học phép chia hai phân số
- Giáo viên nêu ví dụ: Hình chữ nhật ABCD có diện tích..m2, chiều rộng.m.Tính chiều dài hình đó?
A B
m2
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính chiều dài hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều rộng
- Giáo viên ghi bảng
- Giáo viên nêu cách chia hai phân số, rút ra kết luận
Cho học sinh thử lại
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại qui tắc.
* Đây là phương pháp tối ưu nhất. ngoài ra để phát biểu qui tắc một cách ngắn gọn, giáo viên cần giới thiệu về phân số nghịch đảo của một phân số. Việc hình thành qui tắc về phép chia phân số cho một phân số, còn có thể được thực hiện trên cơ sở êu ra bài tập cụ thể sau đó dùng lập luận để tìm kết quả nhận xét, so sánh với kết quả tìm được. Từ đó rút ra qui tắc
5. Đánh giá chung về việc dạy học và giải toán phần phân số và biện pháp khắc phục
Trong dạy học môn Toán ở Tiểu học đặc biệt là dạy bài toán có nội dung về Phần phân số thì phương pháp trực quan luôn được sử dụng ,ở 2 thao tác trên đồ dùng ,ngoài ra thì cần hỗ trợ thêm phương pháp thực hành luyện tập ,phương pháp vấn đáp gởi mở ,phương pháp giảng giải minh họa .
- Để nâng cao chất lượng học sinh ,nâng cao dần học sinh yếu,kém ,giúp các em nắm được các kiến thức ,kỹ năng vận dụng vào thực hành ,tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất
Ở trường Tiểu học giáo viên cần phải cung cấp các kiến thức cho các em
- Chỉ rõ cho học sinh biết những kiến thức mới được hình thành để vận dụng vào làm bài tập một cách dễ dàng hơn .
Muốn có kết quả cao trong việc dạy học phân số của môn toán ngoài những mục tiêu chung của bài dạy giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau :
a/ Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học , từ đó lựa chọn cách dạy cho phù hợp với từng điều kiện và từng vùng , miền .
b/ Tổ chức cách dạy sao cho mọi học sinh được hứng thú học tập , nhất là những em còn hay rụt rè thiếu tự tin .
c / Giáo viên cần khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất , sưu tầm các vật liệu đơn giản để làm đồ dùng trong trò chơi .
- Về học sinh : Đặc điểm của học sinh tiểu học hiểu và ghi nhớ máy móc ,nên trước một bài các em thường đặt bút luôn nhiều khi dẫn đến những sai sót không đúng ,do các em không chú ý đến vấn đề cộng , trừ ,nhân, chia các phân số nên còn hạn chế, hoặc những mối liên hệ giữa các yếu tố trong công thức tính .
- Trí nhớ của học sinh chưa bền vững ,chỉ dừng lại ở phát triển tư duy cụ thể ,khái quát còn kém phát triển ( học sinh yếu ) nên gặp những bài toán khó ,thì cần phát triển tư duy lôgíc như tính toán chiếm tỉ lệ khá cao thì các em không làm được do không có công thức ,mà các em phải tư duy .
- Đặc điểm của học sinh tiểu học là nhớ nhanh nhưng sau khi học bài mới cho các em luyện tập thì các em nhớ và làm được bài , nhưng chỉ sau một thời gian ngắn kiểm tra lại thì hầu như các em đã quên hoàn toàn , đặc biệt là những tiết ôn tập ,luyện tập cuối năm
- Việc giải các bài toán còn đòi hỏi các học sinh phải biết tự mình xem xét vấn đề , tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề , tự mình thực hiện các phép tính , tự mình kiểm tra lại các kết quả ,...Do đó giải toán là một cách rất tốt để rèn luyện đức tính kiên trì , tự lực vượt khó, cẩn thận , chu đáo ; yêu thích sự chặt chẽ, chính xác...
- Vì những tác dụng to lớn nói trên mà mỗi học sinh đều phải ra sức rèn luyện để giải toán cho giỏi.
- Về giáo viên :
- Quy định dạy học phụ thuộc vào nhiều giáo viên : do cấu trúc các bài này trong sách giáo khoa ở những tiết học đầu mới là giới thiệu hình thành công thức và giả thiết để học sinh nắm được và giải toán nên trong quá trình lên lớp giáo viên cũng nên chỉ có thể giúp học sinh giải quyết những bài tập trong sách chứ chưa có sự đào tạo mở rộng .Đối tượng học sinh học sinh yếu kém lại càng khả quan hơn trong việc vận dụng công thức và xác định tính toán các phân số đó , vì thế thiếu sót hạn chế vẫn còn diễn ra .
- Phần phân số và các phép tính với các phân số , trong phần này giáo viên nên nêu lên những cách giải hợp với học sinh (ở vùng dân tộc Chăm ) với năng lực môn Toán và năng lực tư duy của tiểu học , mà giáo viên có thể đưa ra hướng mỗi bài tập có thể dùng những cách giải khác nhau .
Kết quả khảo sát
Sau một khoảng thời gian áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn giảng dạy môn toán lớp 4 tại trường Tiểu học Nhơn Sơn B tôi thấy tỷ lệ học sinh học về phần phân số được nâng lên. Các giờ học toán học vê phân số đã được diễn ra nhẹ nhàng, gây được hứng thú nhiều hơn cho học sinh.
Sau đây là số liệu khảo sát cụ thể :
TT
Lớp
Tổng số học sinh
HS học và làm bài
về phân số
Tỷ lệ HS học và làm bài về phân số chưa đúng.
Tỷ lệ HS học và làm bài về phân số đúng
Số lượng
%
Số lượng
%
1
4A
24
1
4.2
23
95.8
2
4B
23
1
4.3
22
95,7
3
4C
24
0
0
24
100
D . KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
Qua công tác phụ đạo học sinh yếu kém tôi nhận ra rằng ,để hoàn thành nhiệm vụ này có hiệu quả cần làm tốt một số vấn đề sau :
Kiểm tra chất lượng học sinh cần chính xác,ngay từ đầu năm học và có kế hoạch bồi dưỡng các em ngay từ tuần đầu năm học .
Kiên trì chịu khó không nôn nóng trước sự phát triển chậm chạp của các em ,chúng ta phải biết ghi nhận những tiến bộ của các em .Đó là nhiệm vụ cần thiết để giáo viên được giao nhịệm vụ dạy học sinh này .
Phải nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài học ,đề ra phương pháp giảng dạy cho đối tượng học sinh này . Khi dạy cần kết hợp khắc sâu ,mở rộng ,chỉ rõ từng bài ,từng chi tiết để các em hiểu làm theo và dần dần trở thành kỹ năng cho các em .
Tiếp tục nghiên cứu tìm tòi đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học Toán đặc biệt các bài liên quan đến phân số , ở trường Tiểu học cho học sinh yếu kém và những công thức cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn . Trẻ em là tương lai của đất nước ,là hạnh phúc của mỗi gia đình vậy chúng ta hãy trang bị cho các em một hành trang , một hệ thống tri thức cơ bản ,vững chắc ,để các em tự tin bước vào một thời đại công nghiệp hóa ,hiện đại hóa , từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ ,tự tin, năng động sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới .
- Trên đây là một số ý kiến, kinh nghiệm nhỏ trong việc giảng dạy của tôi. Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô giáo , của các bạn đồng nghiệp giúp tôi tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mặc dù đã cố gắng nhưng thời gian áp dụng chưa nhiều, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên còn nhiều điểm thiếu sót
- Trong quá trình nghiên cứu.Trình bày không tránh khỏi những sai sót ,kính mong đồng nghiệp và quý thầy cô giáo góp ý kiến .
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nhơn Sơn , ngày 20 tháng 03 năm 2014
Người thực hiện
Kiều Pần Ta
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG
File đính kèm:
- Ren ky nang day hoc phan so cho hoc sinh lop 4.doc