Rèn kĩ năng viết đoạn văn mở bài nghị Luận văn học cho đối tượng học sinh lớp 9

 1.1- Khái niệm đoạn văn và đoạn văn mở bài:

 a- Đoạn văn:

 + Hình thức: Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Hay nói cách khác đoạn văn là phần của văn bản nằm giữa hai chỗ chấm xuống dòng.

 + Nội dung: Đoạn văn diễn đạt một nội dung hoặc một ý trọn vẹn của một vấn đề.

 b- Đoạn văn mở bài:

 Mở bài còn gọi là nhập đề, dẫn đề. Đây là phần mở đầu của một bài văn.Đoạn văn mở bài là phần đầu tiên của văn bản, có vai trò định hướng cho toàn văn bản. Phần mở bài chứa đựng vấn đề cần giải quyết một cách khái quát và thông báo cho người đọc phương thức giải quyết hoặc giới hạn của vấn đề. Phần mở bài có vai trò gây dựng tình cảm thân thiện cho người đọc, người nghe. Vì thế khi viết mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn bạc vấn đề gì?

Trả lời thẳng vào câu hỏi ấy người ta gọi là mở đề trực tiếp (còn gọi là trực khởi). Nêu vấn đề sẽ bàn trong bài, sau khi dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi với vấn đề ấy, gọi là mở bài gián tiếp (còn gọi là lung khởi). Có 2 cách mở bài:

 

doc9 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kĩ năng viết đoạn văn mở bài nghị Luận văn học cho đối tượng học sinh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình cảm ấy thật chân thành, mộc mạc và xúc động.                                                 (Mở bài sau khi đã sửa cho HS) Những lỗi ở bài tập 3 là những lỗi rất hay gặp nhất là ở đối tượng học sinh trung bình - yếu. Phần mở bài được coi như là lời chào đầu tiên trong buổi gặp gỡ vậy mà ngay từ đầu đã mắc lỗi ngữ pháp dẫn đến cách diễn đạt không rành mạch, rõ ràng. Những phần mở bài như vậy không những không gây được ấn tượng cho người đọc mà còn có tác động ngược trở lại. Đây quả là một lỗi nguy hiểm mà học sinh cần hết sức chú ý để không mắc phải. Như đã trình bày ở trên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ hướng tới đối tượng học sinh trung bình - yếu. Chính bởi vậy, tôi rất chú trọng đến hai dạng bài tập này. Qua việc rèn luyện hai dạng bài tập trên, học sinh bước đầu có thể viết nhanh và viết đúng phần mở bài nghị luận văn học. Trên cơ sở đó, tôi tiếp tục đưa ra dạng bài tập 3 để rèn cho học sinh từ chỗ viết nhanh, đúng đến viết hay hơn phần mở bài. *Dạng 3: Bài tập rèn luyện viết đoạn mở bài gián tiếp Cho đề bài: Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Bài tập 1:Hãy viết đoạn mở bài cho đề bài trên theo hai cách trực tiếp và gián tiếp. Yêu cầu học sinh vận dụng lý thuyết về cầu tạo đoạn mở bài để viết phần mở bài trực tiếp (giới thiệu tác giả - tác phẩm và vấn đề bàn luận). Có thể viết như sau: "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê là tác phẩm tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam giai đoạn chống Mỹ. Nhân vật chính của tác phẩm là Phương Định một cô gái đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.                       (Bài làm của học sinh trung bình)  Khi viết mở bài theo cách gián tiếp học sinh cần chọn 1 cách viết cụ thể. Ví dụ đi giới thiệu khái quát phần văn học Việt Nam giai đoạn chống Mỹ đến tác phẩm mà đề bài yêu cầu. Có thể viết như sau: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những trang vàng vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành công góp phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà. "Những ngôi sao xa xôi" của nữ tác giả Lê Minh Khuê là một trong những đóng góp như vậy. Nhân vật chính của tác phẩm là Phương Định - một cô gái đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.                                (Bài làm của học sinh khá) Bài tập 2: Một cách mở bài khác cho đề bài trên. Chúng ta đã từng biết đến hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn qua tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật. Họ là những chiến sĩ trẻ trung sôi nổi can trường mang trong mình khát vọng thống nhất non sông. Và một lần nữa chúng ta lại được gặp hình ảnh những con người gan dạ, trẻ trung trên tuyến đường Trường Sơn qua tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Đó là ba cô gái nhỏ nhắn xinh xắn trong một tổ trinh sát mặt đường. Nhân vật chính trong tác phẩm và cũng là người kể chuyện là Phương Định - một cô gái Hà Nội. Nhân vật đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đông đảo bạn đọc.   (Bài làm của học sinh sau khi  đã sửa) Bản thân tôi cũng nhận thấy rằng dạng bài tập này là khó với đối tượng học sinh trung bình - yếu. Nhưng với hy vọng là các em sẽ yêu thích môn Văn hơn, sẽ khám phá thêm những điều hay và từ đó sẽ có cách học văn phù hợp hơn nên tôi mạnh dạn đưa thêm dạng bài tập này. Qua các dạng bài tập trên, học sinh không chỉ làm quen và biết thực hành hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp mà còn nhận thấy sự khác nhau cơ bản của hai cách mở bài ấy trong quá trình dẫn dắt vấn đề. Còn phần giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận là bắt buộc phải có trong phần mở bài của bài nghị luận văn học. Từ đây, học sinh có định hướng rõ hơn, đúng hơn và tự tin hơn, đỡ mất nhiều thời gian khi bắt tay vào viết một bài nghị luận văn học. 2.2- Một số phương pháp viết mở bài gián tiếp dành cho HS khá – giỏi: a. Giới thiệu vài nét về tác giả: Chọn những nét đặc sắc, những sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong tiểu sử tác giả có ảnh hưởng lớn đến tác phẩm để dẫn dắt vào đề VD: Đề bài : Trong phần mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:                                         “Trải qua một cuộc bể dâu                                 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”                 Dựa vào truyện Kiều, em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. Mở bài: Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc. Cuộc đời nhà thơ đã từng trải qua biết bao nhiêu năm tháng thăng trầm, đã từng chứng kiến biết bao dâu bể của thời đại. Sự kiện có ý nghĩa nhất trong cuộc đời Nguyễn Du đó là thời gian hơn mười năm lưu lạc ông sống trong cảnh đói nghèo cùng với nhân dân khắp đất Bắc. Trái tim ông đã bao lần thổn thức, đau xót, xúc động trước hiện thực đau thương. Vì vậy mà Nguyễn Du đã thốt lên ngay từ đầu Truyện Kiều hai câu thơ thật chua xót:                                                                            “Trải qua một cuộc bể dâu                                               Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” b. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của tác phẩm hay đoạn trích: Chọn đặc điểm nổi bật về sự ra đời của tác phẩm  để dẫn dắt vào đề VD: Đề bài: Phân tích đoạn trích sau đây trong bài “ Cáo Bình Ngô”                     “Trọn hay đem đại nghĩa để thắng hung tàn                         Cũng là chưa thấy xưa nay” * Mở bài: Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ở thể kỉ mười lăm là cuộc kháng chiến trường kì gian khổ mà cũng rất đỗi hào hùng. Tinh thần đoàn kết, anh dũng, kiên cường và sức mạnh vô song của nhân dân ta đã đem lại thắng lợi vẻ vang, giành lại tự do, độc lập cho tổ quốc. Kết thúc cuộc kháng chiến vĩ đại này, trong niềm tự hào cao độ, Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết bài thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo, trong đó có đoạn:                “Trọn hay đem đại nghĩa để thắng hung tàn                   Cũng là chưa thấy xưa nay” c. Phương pháp diễn dịch: Giới thiệu một vài ý khái quát, rộng hơn vấn đề được nêu trong trong đề bài rồi mới dẫn dắt đền vấn đề của đề bài. VD: Đề bài: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” * Mở bài: Văn học dân gian nói chung, ca dao, tục ngữ nói riêng là kho tàng văn học quý giá của dân tộc. Nếu như ca dao phần lớn thiên về diễn đạt tình cảm thì tục ngữ lại thiên về trí tuệ, nó đúc kết những kinh nghiệm sâu sắc, những bài học đạo lí đầy ý nghĩa. Nội dung của tục ngữ thật phong phú. Một trong những câu tục ngữ thể hiện đạo lí truyền thống của con người Việt Nam, đó là câu: “Lá lành đùm lá rách” (Ta thấy với đề bài trên, từ ý khái quát: văn học dân gian, ca dao, tục ngữ nói chung để dẫn đến giới thiệu ý cụ thể: nội dung câu tục ngữ trong đề bài) d. Phương pháp quy nạp: Giới thiệu những ý cụ thể rồi tổng hợp, khái quát thành vấn đề mà đề bài nêu ra. VD: Đề bài: Dân ta vốn giàu lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta. (Hồ Chí Minh). Hãy chứng minh nhận định trên. * Mở bài: Cứ mỗi lần đất nước bị xâm lăng thì nhân dân cả nước triệu người như một lại vùng đứng lên cứu ngay tổ quốc. Mãi mãi còn âm vang trong lịch sử những chiến công chống giặc ngoại xâm  của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các vị anh hùng dân tộc: Lí Thường Kiệt phá tan quân Tống, Trần Hưng Đạo ba lần đại phá quân Mông – Nguyên, Nguyễn Trãi và Lê Lợi đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuỏi giặc Minh làm cho chúng phải kinh hồn bạt vía. Gần đây, chín năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ (1946 – 1954) và hai mươi năm chống Mĩ hào hùng đã làm vẻ vang truyến thống yêu nước của dân tộc. Tự hào thay lịch sử chống xâm lăng của con người Việt  Nam! Đúng như lời nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta vốn giàu lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta.” (Vậy mở bài trên đã đi từ những sự việc cụ thể: chiến công của Lí Thường Kiệt , Trần Hưng Đạo, Lê Lợi dần dấn khái quát thành vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc- là vấn đề được đề bài nêu ra qua lời nhận định của Hồ Chí Minh) e. Phương pháp  giới thiệu chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm VD: Đề bài: Phân tích bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. * Mở bài: Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ tiền chiến thuộc xu hướng văn học lãng mạn giai đoạn 1932 – 1945. Thơ ông thường thiên về thể hiện những nỗi niềm hoài cổ, nhớ tiếc những gì đẹp đẽ, vàng son đã qua trong quá khứ: “Lòng ta là những thành quách cũ, tự ngàn năm vẳng tiếng loa xưa”. Có bài lại chứa đựng những con người bất hạnh, những cảnh đời lẻ loi, cô đơn. Có khi cả hai nguồn cảm hứng ấy: hoài cổ và nhân ái đã gặp nhau trong một bài thơ nổi tiếng: bài thơ Ông đồ g. Phương pháp tương đồng: Tức là nêu một ý tương đồng với ý trong bài rồi chuyển dần sang vấn đề được nêu ra trong đề nghị luận. VD: Đề bài : Vẻ đẹp của đất nước, con người trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. * Mở bài: Lịch sử thơ ca dân tộc có biết bao nhiêu bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Đất nước mến yêu và con người anh hùng đã từng được thể hiện sinh động qua nhiều bài thơ nổi tiếng. Mỗi tác phẩm phản ánh một vẻ đẹp riêng, vừa phong phú vừa đa dạng, vừa trữ tình, thơ mộng vừa hùng vĩ, lớn lao. Cùng một nội dung như thế, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã làm sáng lên vẻ đẹp lung linh của đất nước và con người rất đỗi tự hào. h. Phương pháp tương phản: Nêu một ý ngược lại với ý trong đề bài rồi chuyển sang ý của đề bài (vấn đề nêu ra trong đề ) VD:  Đề bài: Kết thúc bài thơ Nghe tiếng giã gạo, Bác Hồ viết: “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên. * Mở bài: Trong xã hội hiện nay không thiếu những kẻ “ăn không ngồi rồi” họ chỉ biết hưởng thụ. Gặp khó khăn, gian khổ thì sờn lòng, nản chí, họ chỉ biết thở than, chờ đợi hay thậm chí tuyệt vọng. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng trải thảm đỏ cho ta bước tới hạnh phúc. Cuộc sống hạnh phúc đâu chỉ dành cho những con người giàu ý chí, nghị lực, không ngại khó khăn, gian khổ và cơ hội, thử thách tài năng, là môi trường rèn luyện phẩm chất. Vì vậy, mà Bác Hồ đã từng khuyên chúng ta: “Gian nan rèn luyện mới thành công”

File đính kèm:

  • docREN LUYEN KY NANG MO BAI.doc
Giáo án liên quan