Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2

 Ông cha ta có câu “Ăn không nên đọi –Nói chẳng nên lời” muốn nói rằng con nguời vốn giao tiếp kém, nói diễn đạt không thành câu, trọn ý như thế người khác sẽ không hiểu ý. Con người sống trong một xã hội luôn luôn cần giao tiếp với nhau, đó là một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống. Qua giao tiếp con người bộc lộ và truyền đạt cho nhau những nhận thức tư tưởng tình cảm. Ngay từ học sinh tiểu học cần phải trang bị cho các em bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc viết, tính toán.Việc học tốt môn Tập làm văn giúp học sinh hình thành các kĩ năng: giao tiếp, phát triển vốn ngôn ngữ, diễn tả được những hình ảnh, từ đó các em nói năng sẽ lưu loát, vận dụng tốt vốn từ vào trong giao tiếp, trong cuộc sống và trong học tập.

 Phân môn tập làm văn lớp 2 giúp học sinh viết một đoạn văn hoàn chỉnh, câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn, đoạn văn diễn đạt một vấn đề trọn vẹn. Để hướng dẫn học sinh viết được một đoạn văn, tôi luôn chú trọng đến cách viết sắp xếp các câu văn theo các chủ đề, chủ điểm và trình tự, đoạn văn phải có sự logíc từ đó người đọc mới hiểu rõ. Từ những vấn đề trên tôi rất tâm đắc và đó là lý do mà tôi chọn đề tài “Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2”

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u văn đó phải đúng chính tả, dùng từ đúng nghĩa, câu phải đầy đủ các bộ phận. Muốn làm tốt được điều đó thì giáo viên phải thường xuyên chấm và chữa bài, khi chấm bài tôi đã liệt kê xem các em mắc lỗi nào để khi sửa bài tôi gọi học sinh đó lên bảng hướng dẫn để tự em đó thấy được lỗi sai và tự sửa lại để rút kinh nghiệm cho những bài sau. Sau khi sửa lỗi xong thì em đó tự sửa lỗi vào vở của mình và về nhà viết lại đoạn văn hoàn chỉnh, tiết Tập làm văn sau tôi sẽ kiểm tra lại. Do phân phối chương trình không có tiết trả bài nên để làm tốt việc sửa bài tôi thường tiến hành vào các buổi phụ đạo, tiết ôn tập Tiếng Việt. Khi luyện câu cho học sinh tôi thường xuyên sử dụng tranh, mẫu vật theo từng chủ đề, để tạo sự hứng thú sinh động cho bài học.Các em dễ tiếp thu bài hơn. Ví dụ: Khi dạy bài Luyện từ và câu bài:”Mở rộng vốn từ: Sông biển”(Tuần 25) tôi thường cho học sinh quan sát tranh về cảnh biển hoặc sông và hỏi: GIAÙO VIEÂN HOÏC SINH + Treân böùc tranh ñöôïc veõ nhöõng hình aûnh naøo? + Moïi ngöôøi ñang laøm gì? + Bieån nhö theá naøo? - Böùc tranh veõ ngöôøi bieån - Ñang daïo treân baõi caùt - Ñang khieâng phao ñi taém. -Soùng laên taên traéng xoaù xoâ vaøo bôø caùt Töø ñoù giuùp caùc em ñaët caâu ñuùng ngöõ phaùp. Khi caùc em ñaõ coù khaû naêng toát trong vieäc söû duïng voán töø ngöõ, ngöõ phaùp, caâu vaên, ñoaïn vaên thì vieäc ñaàu tieân toâicaàn giuùp hoïc sinh naém ñöôïc boá cuïc cuûa ñoaïn vaên bieát caùch dieãn ñaït troâi chaûy sau ñoù luyeän cho caùc em duøng töø ñaët caâu vaên hay. Ñeå laøm ñöôïc ñieàu ñoù toâi luoân cho hoïc sinh quan saùt tranh vaø gôïi yù ñeå hoïc sinh tìm caùch dieãn ñaït sao cho caâu vaên hay nhaát. Ví duï: Daïy baøi Taäp laøm vaên ôû tuaàn 25 “ Baøi Quan saùt tranh vaø traû lôøi caâu hoûi” GIAÙO VIEÂN HOÏC SINH + Böùc tranh veõ gì? + Soùng bieån nhö theá naøo? + Treân maët bieån coù nhöõng gì? - Böùc tranh veõ caûnh thuyeàn vaø bieån. - Soùng bieån laên taên aàm aàm xoâ vaøo baõi caùt. - Xoâ ñaåy nhau chaïy vaøo bôø. - Coù thuyeàn ôû treân bieån - Thuyeàn nhaáp nhoâ. - Thuyeàn leân xuoáng nhö caùch dieàu. - Thuyeàn löôùt ra khôi. Giaùo vieân: Theo em thì caâu naøo dieãn ñaït hay vì sao? Từ đó học sinh chọn câu mà các em cho là hay để trả lời. Giáo viên phân tích, cứ như vậy các em sẽ ý thức được cách viết câu văn hay chọn từ phù hợp với hoàn cảnh. Để giúp học sinh vận dụng các từ ngữ có giá trị biểu cảm thì khi dạy bài văn, bài thơ các tiết tập đọc. Tôi thường khai thác kĩ các từ quan trọng trong bài. Ví dụ: Khi dạy bài “Cô giáo lớp em” Tôi thường chú ý khai thác, phân tích các từ có giá trị biểu cảm được coi là “Điểm chính” của bài. Ví dụ: Từ “ghé” với bài giảng rất hay của cô giáo, thì cây cỏ, thiên nhiên, nắng gió như muốn hoà mình vào niềm say mê, hứng thu học tập của học sinh. Từ “ấm” trong câu thơ “Ấm trang vở thơm tho” ý muốn nói lời giảng của cô rất ấm áp dịu dàng Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn: Trong một bài văn dù bất cứ ở thể loại nào thì cũng phải tuân theo các quy tắc về ngữ pháp, đặt câu rồi mới ráp nối câu tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh. Ở lớp 2 mục tiêu cần đạt được đối với học sinh là phải viết được một đoạn văn theo yêu cầu của thể loại. Vậy khi dạy môn Tập làm văn giáo viên không những chỉ dừng lại ở việc gợi cho học sinh tìm ý mà phải cung cấp cho các học sinh phương pháp viết đoạn văn. Có 2 phương pháp viết đoạn văn đó là phương pháp qui nạp và diễn dịch. * Viết đoạn văn theo cách diễn dịch là cách viết câu đầu tiên của đoạn văn mang tính khái quát,các câu sau diễn giải, làm rõ ý của câu đầu. Câu đầu thường được gọi là câu chốt của đoạn văn. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh chú trọng khi viết câu văn đầu vì nó mang tính định hướng cho đoạn văn. Ví dụ: Khi cho học sinh viết đoạn văn về mùa hè “ Bài tả ngắn về bốn mùa” Câu đầu là câu mang tính chất khai quát về mùa hè. Các câu còn lại được giáo viên hướng dẫn học sinh làm rõ ý cho câu đầu. “Mùa hè bắt đầu từ tháng tư mặt trời chói chang, thời tiết rắn nóng nhưng nhờ cái nắng mùa hè làm cho trái ngọt, hoa thơm. Được nghỉ hè, chúng em tha hồ đọc truyện, vui chơi lại còn được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Mùa hè thật là thích. * Viết đoạn văn theo cách qui nạp: Là cách viết đi từ các ý cụ thể, chi tiết rồi sau đó khái quát lại ở câu cuối. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết theo cách này đầu tiên phải đi tìm các chi tiết, hình ảnh đặc sắc để làm nổi bật chủ đề “Đối tượng”. Ví dụ: Khi dạy bài Tâp làm văn “Tả ngắn về biển” Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn cảnh đặc trưng tiêu biểu về cảnh biển như: mặt trời, sóng, cánh buồm, chim hải âu, bầu trời, mây Sau đó khái quát lại cảnh biển đẹp như thế nào? Đoạn văn có thể viết như sau: “ Cảnh biển buổi sáng thật là đẹp. Mặt trời đỏ rực đang mọc lên từ lòng biển những ngọn sóng nhấp nhô từ mặt biển xanh biếc. Những cánh buồm nhiều màu sắc lướt nhẹ trên mặt biển. Những đám mây màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi” * Ngoài hai cách hướng dẫn học sinh viết đoạn văn theo kiểu qui nạp và diễn dịch còn có thể hướng dẫn học sinh viết đoạn văn theo cách sau: * Viết đoạn văn theo tình tự thời gian: - Mọi sự vật đều liên đới theo không gian và thời gian. Một đối tượng không thể lột tả hết các nét đặc săc của sự vật đang biến đổi liên tục. Do vậy miêu tả cảnh vật theo trình tự thời gian là cách nhà văn dùng. Cánh này giúp cho học sinh có thể lột tả được các nét đặc sắc ở từng thời điểm khác nhau một cách dễ dàng. Ví dụ: Khi dạy bài “Tả về bốn mùa” Giáo viên gợi ý cho học sinh viết bài bằng cách này. Mùa hè: GIÁO VIÊN HỌC SINH + Sáng sơm khi mới thức dậy em thấy những gì? + Cảnh buổi sáng có gì đẹp? + Cây cối như thế nào? + Mọi người thường làm gì vào lúc đó? - Em thấy sương trắng, tiếng gà gáy, ông mặt trời lên. - Sương bồng bềnh và tan dần. - Nắng chói chang. - Em có cảm giác nóng,chảy mô hôi. - Cây cối khô héo. - Mọi người thường tìm chỗ mát, ngồi trước quạt điện, đi tăm. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn theo điểm nhìn (không gian). Thời gian và không gian thường gắn liền mật thiết với nhau. Bất cứ sự vật nào cũng tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định. Do vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh chọn, tìm những chi tiết đặc sắc theo không gian từ xa đến gần, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại để miêu tả một đối tượng nào đó. Ví dụ: Khi dạy bài “ Tả ngắn về cây cối” Ta có thể tiến hành như sau: GIÁO VIÊN HỌC SINH +Bầu trời như thế nào? + Cây cối trong vườn như thế nào? + Cành lá ra sao? + Ngoài đồng có những cây gì? Và nó như thế nào? - Bầu trời thêm xanh. - Cây cối trong vươn tươi tốt - Cành lá xum xuê, lá rụng nhiều. - Ngoài đồng lúa đang trổ bông. Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh viết thành đoạn văn và các em sẽ viết được đoạn văn hay. * Để giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn, bên cạnh công việc thiết yếu là cung cấp cho học sinh về kiến thức và kỉ năng viết đoạn văn hay thì một công việc không kém phần quan trọng đó là giúp học sinh phát hiện và sửa lỗi trong các bài văn, đoạn văn của mình. Sau khi sửa bài xong tôi thường đọc cho các em bài văn hay mà tôi tham khảo được. Học sinh nghe những câu văn hay từ đó các em sẽ lựa chọn những câu hay vận dụng vào bài văn của mình. Ví dụ: khi dạy tiết Tập làm văn, khi học sinh làm bài tôi thường đọc cho học sinh nghe những bài văn mẫu và những bài văn của học sinh đạt kết quả cao nhất, nhằm giúp các em vận dụng những câu văn hay vào bài của mình và rút kinh nghiệm.Từ đó các em sẽ định hướng cho việc làm và biết sử dụng từ ngữ, viết câu đoạn trong bài văn. - Tôi thường xuyên cho học sinh trao đổi bài và so sánh các bài văn mà các em viết từ đó các em sẽ đặt lại câu của mình nhờ bạn khác. Trên cơ sở câu sai để các em sẽ viết được câu đúng. Ví dụ: Bố mẹ em đều làm công nhân còn em đi học ở trường Lương Thế Vinh, em em đi học mẫu giáo. Khi đem so sánh bài của bạn các em sẽ nhận ra lỗi sai và sửa thành câu đúng câu hay. Ví dụ: Gia đình em có 4 người, bố em làm công nhân, còn mẹ làm rẫy, anh của em đang học lớp 8, em học lớp 2A trường tiểu học Lương Thế Vinh. Sau một ngày làm việc cả nhà em lại quây quần bên nhau thật đầm ấm. - Qua việc chấm chữa bài thường xuyên và đọc cho các em nghe những bài văn mẫu, cho các em so sánh bài với nhau tôi thấy bài làm của các em có tiến bộ rất nhiều, nhiều em đã viết đựoc đoạn văn đúng và hay. Các em không còn viết sai các câu từ nữa. IV/ KẾT QUẢ: Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên học sinh lớp tôi đã có nhiều tiến bộ đã có nhiều em viết được đoạn văn hay, cụ thể như sau: TSHS GIOÛI KHAÙ TRUNG BÌNH YEÁU SL % SL % SL % SL % 31 7 22,6 13 41,9 10 32,2 1 3,3 Trong ñoù tæ leä HS sai veà caùc loãi chæ coøn laïi nhö sau: Boá cuïc Duøng töø Caâu Chính taû Soá löôïng % Soá löôïng % Soá löôïng % Soá löôïng % 3 9,4 5 15,6 2 6,2 8 25,0 Trong thời gian còn lại tôi sẽ tiếp tục áp dụng các giải pháp trên một cách có hiệu quả nhất là với một em còn yếu sẽ đạt kết quả cao hơn. V/ KẾT LUẬN: Với một số giải pháp đã được đề ra, giáo viên cần phải tuỳ vào tình hình chung của lớp, từng đối tượng học sinh mà áp dụng, vì trong mỗi lớp học có cả học sinh giỏi – khá – trung bình - yếu. Mỗi đối tượng học sinh giáo viên có thể tăng hoặc giảm các hình thức. Muốn đạt kết quả tốt trong công tác giảng dạy, người giáo viên cần phải có tâm huyết với nghề, hết lòng vì học trò, giảng dạy với tất cả khả năng và nhiệt tình của mình. Với kinh nghiệm giảng dạy có được tôi đã mạnh dạn thể hiện trong giải pháp này, tuy nhiên vì thời gian áp dụng trên học sinh chưa dài phạm vi chưa rộng, nên không tránh khỏi những thiếu sót mang tính khách quan và chủ quan. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, của các cấp quản lí giáo dục để giải pháp này thêm hoàn thiện và trở nên thực sự “Hữu ích”. Và cũng qua đây tôi xin tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu, các đồng chí đồng nghiệp trường tiểu học Lương Thế Vinh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành giải pháp này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Đạ Rsal, ngày 25 tháng 12 năm 2006 Người viết Lê Thị Khương

File đính kèm:

  • dockhuong2.doc
Giáo án liên quan