Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

 I/ Lý do chọn đề tài :

 1- Lý do khách quan :

Môn Tiếng việt giữ một vai trò quan trọng trong chương trình tiểu học. Học tốt môn Tiếng việt là tiền đề để học tốt những môn học khác. Nói về mục tiêu của môn Tiếng việt bậc tiểu học, văn bản dự thảo “Chương trình môn Tiếng việt bậc tiểu học” do tiểu ban Tiếng việt (Bộ giáo dục - Đào tạo) tổ chức soạn thảo năm 1996 (cho giai đoạn sau năm 2000) ghi rõ :

“ Mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc tiểu học là”:

Hình thành và phát triển kỹ năng đọc, viết, nghe, nói cho học sinh nhằm giúp các em sử dụng Tiếng việt có hiệu quả trong việc học tập và giao tiếp ở gia đình trường học và xã hội.

Góp phần cùng môn học khác phát triển năng lực tư duy cho học sinh.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thì giáo viên phải tìm hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ. Giáo viên đọc tốt tức là đã truyền được một phần nội dung và cảm xúc tới học sinh mà chưa cần giảng giải. Qua các bài văn, bài thơ giáo viên đọc diễn cảm giúp học sinh hiểu và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương. Trong các giờ tập đọc giọng đọc của giáo viên luôn là công cụ trực quan, thông qua việc đọc mẫu của mình. Mỗi bài tập đọc ở lớp 5 được gắn với nội dung thể loại khác nhau. Mỗi chủ đề các em được học từ 5 đến 6 bài. Tuy mỗi giờ học yêu cầu đọc khác nhau nhưng đều đi đến mục đích chung là các em phải thể hiện được giọng đọc của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên cho phù hợp với các tác phẩm. Ví dụ : Cảm xúc âm thanh giai điệu ? về đường nét, màu sắc khối hình ? về nhịp điệu cuộc sống, phản ánh trong bài văn ? về cảnh vật con người được miêu tả ... Để mỗi bài học của các em thành công đồng thời là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện giáo viên cần làm tốt các bước sau : a. Dạy cho học sinh thể hiện được sắc thái giọng đọc. Sắc thái giọng đọc là điều mấu chốt nhất thể hiện những mặt khác nhau của thái độ, tình cảm, tính cách con người thông qua giọng đọc như: Trang trọng, vui tươi, nhí nhảnh, trong sáng, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, gay gắt, châm điếm, buồn dầu, bực tức, thiết tha, tự hào... Giọng đọc ở mỗi bài văn thường mang một sắc thái riêng. Đó là kết quả rèn đọc cho học sinh trong những giờ tập đọc. b. Dạy cho học sinh cách ngắt nhịp khi đọc : Đọc diễn cảm không có nghĩa chỉ thể hiện sắc thái giọng đọc nó còn phải biết cách ngừng nghỉ trong khi đọc. Ngắt giọng được quy định bởi quy tắc ngữ pháp đồng thời ngắt giọng còn là một thủ pháp diễn cảm. Khi đọc diễn cảm phải ngắt giọng giữa các nhóm từ trong câu, giữa các câu trọng đoạn ( được ghi bằng các dấu phẩy, chấm). Nhờ có dấu hiệu ngắt giọng này mà ý tứ trong câu, trong đoạn, ttrong bài văn được diễn tả mạch lạc lôgíc. Trong một bài văn xuôi ta cứ đọc liền mạch, ngắt nghỉ không đúng chỗ thì ý tứ sẽ không rõ ràng : c. Giúp học sinh biết thể hiện nhịp điệu đọc. Việc đọc diễn cảm không chỉ dừng lại ở chỗ ngắt giọng theo quy tắc ngữ pháp. Đọc diễn cảm là để hiểu và cảm thụ được bài văn. Muốn được như vậy người đọc phải chọn với nhịp độ đọc cho chính xác, bằng cách thể hiện giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn chương hay vừa phải. Nhịp độ đọc là do nội dung bài văn quyết định và có thể biến đổi từ đoạn này sang đoạn khác, từ câu này sang câu khác. d. Giúp học sinh nhấn giọng khi đọc. Để nhiều em đọc diễn cảm tốt trong giờ học. Thể hiện giọng đọc từ ngữ trong một câu, các câu trong một đoạn không phải chỉ đọc với giọng đều đề như nhau mà còn có nhiều những từ ngữ, câu phải đọc nhấn mạnh hơn. Đó là những từ ngữ, những câu mang ý nghĩa nổi bật, bộc lộ chủ đề của bài văn. Trong văn miêu tả đó là các từ ngữ chỉ hành động, tính cách nhân vật, diễn biến của sự vật. Trong thơ là những từ ngữ chỉ tâm trạng, cảm xúc. Giúp học sinh đọc nhấn giọng là để thể hiện cường độ đọc nhanh hơn, to hơn. Bên cạnh đó còn có những trường hợp đọc ngắn gọn không phải là đọc mạnh và đọc to hơn mà ngược lại giọng đọc dịu dàng hơn, nhỏ hơn gây một ấn tượng đặc biệt. Trong văn đối thoại, những câu cảm thán, câu hỏi, câu cầu khiến có giọng đọc nhấn mạnh hơn. Ví dụ: "Ê - mê - li con! Trời đã tối rồi Cha không đưa con về được nữa" Tố Hữu Trong thơ thường có nhịp, có vần tạo nên nhịp điệu của thơ. Vậy khi đọc diễn cảm thơ ca trước tiên phải tìm ra nhịp thơ và ngắt giọng đúng nhịp thơ. e. Giúp học sinh thể hiện được nét mặt cử chỉ. Một bài đọc muốn diễn cảm được không chỉ ngừng ở các mức độ trên, mà người đọc phải có các tư thế, nét mặt, cử chỉ ánh mắt để bổ xung trong ngữ điệu đọc diễn cảm. Nét mặt phải thể hiện thái độ của người đọc đối với nội dung tác phẩm một cách tự nhiên. * Ví dụ: Đọc một câu chuyện vui vẻ mặt phải tươi sáng. Đọc một câu chuyện buồn nét mặt cũng phải bộc lộ vẻ đồng cảm. Không thể hiện trên nét mặt sẽ hạn chế việc cảm nhận của người nghe tới nội dung bài học. Nét mặt của người đọc bao gồm cả ánh mắt, không nên chỉ chú ý nhìn vào sách đọc mà cần phải có sự giao cảm qua ánh mắt với người nghe. 2. Luyện đọc diễn cảm qua các giờ học khác. Ngoài giờ tập đọc ra còn có các giờ khác : Kể chuyện, đạo đức, lịch sử.... Không phải chỉ cung cấp kiến thức cho các em mà giáo viên phải giúp các em biết vận dụng các kỹ năng đọc diễn cảm để đọc cho tốt. Đối với phân môn kể chuyện thì mỗi câu chuyện đề có giọng kể khác nhau. Vì vậy khi dạy giáo viên phải giúp các em nhập được vai, người nghe cảm nhận được ngay một nội dung của câu chuyện. Qua đó các em sẽ diễn cảm tốt hơn khi học phân môn tập đọc. Khi học toán: Với một bài toán có lời văn các em phải biết nhấn mạnh ở nội dung chính (từ ngữ chính) biết đọc như vậy chúng ra mới hiểu được bài toán cần tìm gì? bài toán cho biết gì? 3. Kết hợp nhịp nhàng giữa phương pháp luyện đọc. Tuỳ từng nội dung bài mà giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh cách đọc diễn cảm sao cho phù họp. Đối với những bài văn xuôi có thể áp dụng phương pháp luyện đọc tiếp sức, phân vai... Đối với những bài thơ có thể cho các em luyện đọc diễn cảm dưới các hình thức trò chơi truyền điện, thả thơ.... làm được như vậy sẽ kích thích lòng hứng thú học tập phân môn tập đọc cho các em. 4. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh: Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, xã hội là một trong những điểm quan trọng giúp học sinh từng bước giải quyết những vấn đề thiếu sót trong quá trình học tập. Thường xuyên trao đổi cùng phụ huynh hướng dẫn các em đọc bài tốt ở nhà cũng như chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. III. Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp trên. Năm học 2007 - 2008 tôi đã thực nghiệm biện pháp nêu trên và thấy kết quả chuyển biến rõ ràng so với những năm học trước. Nhiều em học sinh lớp 5 từ chỗ đọc ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, chưa biết cách nhấn giọng. Nay phần đông các em đã biết đọc diễn cảm một bài văn xuôi, thơ ca. Từ chỗ biết đọc diễn cảm như vậy các em mới thầy được cái hay cái đẹp lý thú mà tác giả muốn gửi tới chúng ta. Các em đã tiến bộ rõ dệt trong tất cả các môn học. Nhìn chung kỹ năng đọc diễn cảm của các em đã chuyển biến vượt bậc kết quả cho thấy nhiều em đã đạt điểm giỏi. Giờ đây phân môn tập đọc sẽ góp phần để mông Tiếng Việt chiếm được ưu thế của mình so với môn học khác. TSHS Đọc Viết Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB TS % TS % TS % TS % TS % TS % IV. Những bài học kinh nghiệm: 1. Kinh nghiệm cụ thể: Qua quá trình giảng dạy tôi đã học được kinh nghiệm, nghiên cứu tìm ra biện pháp giúp các em học sinh lớp 5 đọc diễn cảm tốt, góp phần giảng dạy nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. áp dụng những kinh nghiệm trên bước đầu đã thu được kết quả đáng trân trọng. Tuy còn rất khiêm tốn nhưng nó thể hiện phần nào sự cố gắng vươn lên trong giảng dạy. Trên cơ sở những việc đã làm và thực tế kết quả đã đạt được tôi có thêm những bài học kinh nghiệm sau: 1.1. Cải tiến phương pháp luyện đọc diễn cảm cho học sinh: Đây chính là khâu then chốt quyết định chất lượng dạy và học trong nhà trường, giúp học sinh hình thành được kỹ năng thực hành được cách khám phá giá trị thẩm mỹ của văn học. Trên cơ sở đó giúp cho học sinh có được vốn kiến thức và kỹ năng học tốt môn Tiếng Việt. 1.2. Dạy tốt các môn học khác để bổ trợ cho giờ tập đọc: Dạy tốt các môn học khác là cần thiết vì các môn học khác cũng cần phải thể hiện giọng đọc của mình và sẽ cung cấp cho các em kỹ năng đọc tốt hơn. 1.3. Đổi mới tổ chức hoạt động trong giờ luyện đọc. Đây là khâu quan trọng, có tổ chức được các hoạt động như: Trò chơi tổ chức các cuộc thi kể chuyện đọc sách, đóng vai... Học sinh mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp mới nhập tâm, mới có cảm xúc văn học, để từ đó giúp các em đọc diễn cảm tốt hơn. 2. Cách sử dụng : (Kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5). Kinh nghiệm này sử dụng được cho tất cả toàn khối 5 trong trường Tiểu học Khả Cửu. Khi sử dụng kinh nghiệm này cần: Nghiên cứu kỹ bài đọc. Phần III: Kết luận và kiên nghị. 1. Kết luận: Mục tiêu giáo dục là thực hiện giáo dục toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ cho học sinh. Chúng ta đang phấn đấu dạy đủ và có chất lượng 9 môn học bắt buộc ở tiểu học. Do vậy dạy đọc diễn cảm tốt cho học sinh lớp 5 góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học hiện nay. Đây là một vấn đề khiến mỗi trường học cần quan tâm. Có dạy tốt đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 mới thực sự nâng cao chất lượng toàn diện. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải quan tâm hơn nữa tới khâu rèn đọc cho học sinh, giúp các em thực sự tin tưởng vào kỹ năng đọc của mình. Với kinh nghiệm bước đầu để dạy tốt kỹ năng đọc diễn cảm đã được thực hiện ở lớp 5 trường tiểu học Khả Cửu và đã đem lại kết quả đáng mừng. Song làm thế nào để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm thì cần phải có những giải pháp tốt hơn nữa. 2. Kiến nghị: Để đạt được kết quả trong việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh, tôi mong rằng tất cả giáo viên cùng nghiên cứu tìm ra những phương pháp giảng dạy hay, nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh tốt hơn. Phụ huynh học sinh cần trang bị cho con em mình đầy đủ dụng cụ học tập, sách tham khảo nhằm bổ xung vốn kiến thức văn học. Học sinh cần chăm chỉ chịu khó tìm hiểu, trau dồi những kiến thức trong sách vở, báo, truyện... qua lời truyền thụ của thầy cô. Khả Cửu, ngày tháng năm 2008 Người thực hiện Nguyễn Hoài Nam tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2-3-4-5 2. Các phương pháp dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường. 3. Đặc san giáo dục tiểu học. mục lục Nội Dung Trang Phần I : Những vấn đề chung 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục tiêu nghiên cứu 3 III. Đối tượng nghiên cứu 3 IV. Cơ sở nghiên cứu 3 Phần II : Kết quả nghiên cứu. 4 I. Thực trạng ban đầu 4 II. Những biện pháp đã thực hiện 7 III. Kết quả sau khi áp dụng những biện pháp trên 11 IV. Những bài học kinh nghiệm 11 Phần III: Kết luận và kiến nghị 13 Tài liệu tham khảo 14

File đính kèm:

  • docSKKN Doc dien cam tho cho HS lop 5.doc
Giáo án liên quan