Bước 1 : Khởi động lớp :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3-4 học sinh lên viết bảng lớp lần lượt các từ trong bài chính tả trước (khoảng 3-4
từ); lớp lần lượt viết vào bảng con.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ.
Bước 3 : Dạy - học bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- Lựa chọn biện pháp và hình thức dẫn dắt HS vào bài mới sao cho nhẹ nhàng, hấp dẫn
nhưng không cầu kì, kéo dài thời gian : giới thiệu dựa vào mục tiêu và yêu cầu của tiết học
chính tả .
- GV ghi tựa bài, HS nối tiếp nhắc lại tựa bài chính tả.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả :
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị :
- GV đọc mẫu 1 lần bài chính tả; 1-2 HS đọc lại. (Đối với bài chính tả nhớ-viết : GV đọc
thuộc lòng 1 lần bài chính tả; 1-2 HS đọc thuộc lòng lại).
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài chính tả. (2, 3 HS nêu).
- Hướng dẫn HS nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài.
+ Đoạn văn có mấy câu ? Hoặc bài thơ có mấy khổ thơ ?
ế
2 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 4524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình tiến hành một tiết dạy Chính tả lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phường 1-Thị xã Ngã Năm Giáo viên soạn: Lê Quốc Kịch
1
QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT TIẾT DẠY CHÍNH TẢ LỚP 5
Bước 1 : Khởi động lớp :
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3-4 học sinh lên viết bảng lớp lần lượt các từ trong bài chính tả trước (khoảng 3-4
từ); lớp lần lượt viết vào bảng con.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ.
Bước 3 : Dạy - học bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- Lựa chọn biện pháp và hình thức dẫn dắt HS vào bài mới sao cho nhẹ nhàng, hấp dẫn
nhưng không cầu kì, kéo dài thời gian : giới thiệu dựa vào mục tiêu và yêu cầu của tiết học
chính tả ...
- GV ghi tựa bài, HS nối tiếp nhắc lại tựa bài chính tả.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả :
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị :
- GV đọc mẫu 1 lần bài chính tả; 1-2 HS đọc lại. (Đối với bài chính tả nhớ-viết : GV đọc
thuộc lòng 1 lần bài chính tả; 1-2 HS đọc thuộc lòng lại).
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài chính tả. (2, 3 HS nêu).
- Hướng dẫn HS nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài.
+ Đoạn văn có mấy câu ? Hoặc bài thơ có mấy khổ thơ ?
+ Những chữ nào được viết hoa ? Tại sao ?
- Hướng dẫn HS viết từ khó :
+ HS nêu các từ khó viết.
+ GV chốt lại và ghi bảng.
+ GV đọc mẫu từng từ (4-5 HS đọc lại). Cho HS phân tích cấu tạo từ, tiếng : từ gồm
mấy tiếng, tiếng này gồm âm gì ghép với vần gì và thanh gì; GV nên phân tích nghĩa của từ
cho HS nắm.
+ HS cả lớp đọc lại các từ khó viết.
+ GV đọc lần lượt từng từ cho 3-4 HS viết bảng lớp, cả ớp viết vào bảng con; GV nhận
xét chữ viết và sửa sai cho HS.
- Cho cả lớp đọc thầm lại bài chính tả.
- Nhắc nhở cách trình bày, tư thế ngồi viết.
2.2. Giáo viên đọc, HS viết chính tả vào vở :
* Đối với bài chính tả nghe - viết :
- Đọc 1 lần từng câu ngắn hay cụm từ chậm rãi cho HS nghe; đọc nhắc lại lượt 2, lượt 3
(GV cần phất âm rõ ràng, tốc độ đọc vừa phải theo yêu cầu khối lớp 5 để tạo điều kiện cho
HS chú ý những hiện tượng chính tả cần viết đúng).
- GV đọc lại toàn bài 1 lần để cả lớp soát lại bài viết.
* Đối với bài Chính tả nhớ - viết :
- Với chính tả nhớ-viết, GV nhắc nhở HS nhớ viết lại cho đầy đủ và viết đúng, trình bày
sạch đẹp.
2.3. Chấm và chữa bài chính tả :
- Mỗi giờ chính tả, GV chọn chấm một số bài của HS (khoảng 5-7 bài); chọn bài của HS
đến lượt chấm, những HS hay mắc lỗi cần được chú ý rèn luyện thường xuyên.
GIÁO VIÊN : LE QUOC KICH
Trường Tiểu học Phường 1-Thị xã Ngã Năm Giáo viên soạn: Lê Quốc Kịch
2
- Qua chấm bài, GV có điều kiện rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả
cho cả lớp.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
* Bài tập bắt buộc :
- GV hướng dẫn HS làm bài tập theo hướng phát huy tính tích cực của HS :
+ Yêu câu HS đọc đề bài.
+ GV hướng dẫn sơ bài tập cho HS nắm qua hệ thống câu hỏi, với dạng dễ hơn thì có thể
cho HS tự làm.
+ GV nhận xét, sửa sai cho HS.
* Bài tập lựa chọn :
- GV lựa chọn bài theo vùng phương ngữ tại địa phương.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập theo hướng phát huy tính tích cực của HS :
+ Yêu câu HS đọc đề bài.
+ GV hướng dẫn sơ bài tập cho HS nắm qua hệ thống câu hỏi, với dạng dễ hơn thì có thể
cho HS tự làm.
+ GV nhận xét, sửa sai cho HS.
4. Củng cố :
- Yêu cầu HS nhắc lại các hiện tượng chính tả vừa học.
- Cho HS viết lại các từ khó (thông qua hình thức thi đua cá nhân, nhóm...)
- Giáo dục HS qua bài học. (về chữ viết, tư thế ngồi viết, ...)
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về tập viết lại các từ dễ viết sai, làm các bài tập còn lại.
- Xem trước bài chính tả kế tiếp.
GIÁO VIÊN : LE QUOC KICH
File đính kèm:
- Quy trinh day Chinh ta lop 5Giao vien soan LE QUOC KICHPDF.pdf