Quy trình dạy các môn học bậc tiểu học

QUY TRÌNH DẠY CÁC MÔN HỌC BẬC TIỂU HỌC

0.Lớp 1: Phần dạy âm

A.Kiểm Tra: ( Gồm 3 nội dung )

-Viết bảng con âm, tiếng, từ ( GV đọc – HS viết )

-Đọc bảng lớp ( GV viết bảng con cho học sinh đọc cá nhân )

-Đọc bài SGK: HS đọc cá nhân mỗi em một đoạn tùy thuộc vào nội dung bài học dài hay ngắn.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu bài:

2.Nội dung bài: Dạy âm thứ nhất

* Dạy âm mới:

-Xuất hiện âm mới ( có rất nhiều hình thức xong đảm bảo mỗi âm GV phải có cách giới thiệu riêng tránh nhàm chán cho học sinh ).

-Sử dụng bộ học vần tiếng Việt.

-Hướng dẫn học sinh phát âm: GV phát âm mẫu.

-Học sinh đọc cả lớp nếu số lượng học sinh ít, nhiều thì 1/3 lớp.

-Nêu cấu tạo âm.

-HS đọc âm.

* Dạy tiếng mới:

-Học sinh ghép tiếng bằng bộ chữ rời ( HS đọc tiếng vừa ghép được trên bảng rời)

-Nêu cấu tạo của tiếng vừa ghép được.

-Học sinh đánh vần tiếng ( cá nhân, đồng thanh).

 

doc31 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình dạy các môn học bậc tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung. (Gv lựa chọn các hình thức sao cho phù hợp với từng hoạt động) 2.1 Hoạt động 1: Tiểu sử nhân vật lịch sử. - Đọc sử liệu (tranh ảnh, chân dung...) - Gv đặt câu hỏi gợi mở, câu hỏi sgk. - Gv nhận xét, chốt câu trả lời đúng. - Tiểu kết: Chốt kiến thức qua phần vừa tìm hiểu. 2.2 Hoạt động 2: Sự kiện lịch sử liên quan đến nhân vật lịch sử. - Đọc sử liệu (tranh ảnh, lược đồ, bản đồ...) - Gv đặt câu hỏi gợi mở, câu hỏi sgk. - Gv nhận xét chốt câu trả lời đúng. - Tiểu kết: Chốt kiến thức qua phần vừa tìm hiểu. 2.3 Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử. - Đọc sử liệu. - Gv đặt câu hỏi gợi mở, câu hỏi sgk. - Liên hệ. - Tiểu kết: Chốt kiến thức qua phần vừa tìm hiểu. 3. Bài học : sgk IV.Củng cố - Dặn dò. - Tổng kết kiến thức toàn bài. - Chuẩn bị tiết sau - Hs đọc... - Trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ xung. - Hs đọc thầm... - Hs đọc. - Trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ xung. - Tự liên hệ bản thân. ________________________________________________ MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 + 5 DẠNG BÀI ÔN TẬP I.Ổn định. II.Kiểm tra. - Tùy từng bài. - Gv chốt kiến thức. III.Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Trực tiếp hoặc gián tiếp. 2. Nội dung 2.1 Hoạt động 1: Tổng hợp mạch kiến thức trong từng tiết ôn tập. - Liệt kê kiến thức (Giai đoạn lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử...) - Gv đặt câu hỏi. Tổ chức cho hs thực hiện. - Gv chốt câu đúng. - Tiểu kết. 2.2 Hoạt động 2: giải quyết các câu hỏi trong sgk - Gv hướng dẫn hs thực hiện dưới các hình thức khác nhau (cá nhân, nhóm, trò chơi, phiếu học tập...) - Gv đặt câu hỏi. - Gv nhận xét câu trả lời đúng. - Kết luận: Chốt kiến thức qua từng phần. - Liên hệ đến lòng biết ơn của Đảng, nhân dân... - Liên hệ bản thân. IV. Củng cố - Dặn dò. - Tổng kết toàn bộ kiến thức trong tiết ôn. - Chuẩn bị tiết sau. - Hs trình bày, lớp nhận xét, bổ xung. - Hs trình bày, lớp nhận xét, bổ xung. __________________________________________________ MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 + 5 DẠNG BÀI MỚI I.Ổn định II.Kiểm tra. - Kiến thức cũ - Gv nhận xét ghi điểm - Gv tiểu kết nội dung bài cũ. - Hoặc kiến thức có liên quan đến bài học hôm nay. III.Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. (Tùy từng hoạt động cụ thể mà gv đưa ra các hình thức dạy học phù hợp) 2.1 Hoạt động 1: Tên hoạt động tùy nội dung từng bài. - Đọc sử liệu (Quan sát tranh, lược đồ...) - Gv đặt câu hỏi gợi mở hoặc câu hỏi sgk.Tổ chức cho hs thực hiện. - Gv nhận xét, chốt câu trả lời đúng. - Tiểu kết nội dung hoạt động 1. * Các hoạt động khác gv hướng dẫn tương tự 3.Bài học: - Gv đặt câu hỏi hs tự rút ra bài học. - Liên hệ. IV. Củng cố - Dặn dò. - Đọc tư liệu sưu tầm. - Tổng kết kiến thức toàn bài. - Chuẩn bị tiết sau. - Hs đọc.... - Hs trình bày, lớp nhận xét, bổ xung. ________________________________ MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4 + 5 DẠNG BÀI MỚI I.Ổn định II.Kiểm tra. - Tùy từng bài. - Gv chốt kiến thức. III.Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Trực tiếp hoặc gián tiếp. 2. Nội dung. (tùy từng hoạt động mà gv lựa chọn các hình thức sao cho phù hợp với hoạt động cần tìm hiểu) 2.1. Hoạt động 1: tiêu chí tùy từng bài. a. Đặt vấn đề: - Đọc tài liệu, quan sát tranh, quan sát lược đồ, quan sát bản đồ... - Gv đặt câu hỏi gợi mở (sgk). Tổ chức cho hs thực hiện. - Gv đánh giá. - Tiểu kết. b. Giải quyết vấn đề: (Trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung cần tìm hiểu hoạt động) - Gv đặt câu hỏi gợi mở (sgk), tổ chức cho hs thực hiện. - Gv đánh giá. - Tiểu kết: c.Kết luận : Chốt kiến thức của hoạt động 1. 2.2 Hoạt động 2: Tương tự. 2.3 Hoạt động 3: Tương tự. 3.Bài học : sgk IV. Củng cố - Dặn dò. - Tổng hợp kiến thức toàn bài. - Chuẩn bị tiết sau - Hs thực hiện - Hs trình bày, lớp nhận xét, bổ xung. - Hs thực hiện. - Hs trình bày, lớp nhận xét, bổ xung. - Hs nhắc _______________________________________ MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4 + 5 DẠNG BÀI ÔN TẬP I.Ổn định. II.Kiểm tra. - Kiến thức cũ - Gv nhận xét ghi điểm - Gv chốt kiến thức - Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến bài học hôm nay III.Bài mới. 1.Giới thiệu bài. - Trực tiếp hoặc gián tiếp. 2. Nội dung. (Tùy từng hoạt động mà gv lựa chọn các hình thức sao cho phù hợp với hoạt động cần tìm hiểu.) 2.1 Hoạt động 1: tổng hợp kiến thức trọng tâm của tiết ôn tập yêu cầu (Ôn vè chủ điểm nào, ôn kiến thức có liên quan đến bài địa lý nào...) - Gv đặt câu hỏi (gợi mở, sgk). Tổ chức cho hs thực hiện. - Gv đánh giá, chốt câu trả lời đúng. - Tiểu kết. 2.2 Hoạt động 2: Giải quyết các câu hỏi trong sgk. - Đọc các sử liệu có liên quan. - Gv hướng dẫn hs thực hiện dưới các hình thức khác nhau (cá nhân, nhóm, trò chơi, phiếu bài tập...) - Gv đặt câu hỏi (gợi mở, sgk). Tổ chức cho hs thực hiện. - Gv đánh giá. - Tiểu kết. - Kết luận: Chốt kiến thức qua từng phần. 2.3 Hoạt động 3: Củng cố kiến thức. - Tổ chức trò chơi học tập, hướng dẫn viên du lịch.... IV. Củng cố - Dặn dò. - Tổng hợp lại các kiến thức vừa ôn. - Chuẩn bị tiết sau. - Hs thực hiện theo yêu cầu. - Trình bày, lớp nhận xét, bổ xung. - Hs thực hiện theo yêu cầu. - Trình bày, lớp nhận xét, bổ xung. ______________________________________________ DỰ THẢO LẦN 2 Kính gửi : Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã. Nhằm nâng cao chất lượng chữ viết và phong trào “ Vở sạch – Chữ đẹp” trong các trường Tiểu học, sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn đánh giá xếp loại “ Vở sạch – Chữ đẹp” đối với cấp Tiểu học theo nội dung sau: 1.Mục đích. - Góp phần nâng cao chất lượng chữ viết và phong trào “ Vở sạch – Chữ đẹp” trong trường Tiểu học. - Khuyến khích học sinh học tập, phát huy tính sáng tạo, đồng thời rèn tính cẩn thận góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Tạo phong trào thi đua “ Dạy tốt – Học tốt” trong trường Tiểu học. 2.Căn cứ đánh giá, xếp loại. - Đánh giá chữ viết theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học. - Đánh giá trên cơ sở định lượng, kết hợp giữa đánh giá của gv và tự đánh giá của hs. - Đánh giá trên cơ sở phân loại trường, đảm bảo tính công bằng, khách quan;khuyến khích và coi trọng kết quả thời điểm hiện tại, tránh gây áp lực đối học sinh và giáo viên. 3.Nội dung đánh giá. 3.1. Tiêu chuẩn đánh giá “Vở sạch – Chữ đẹp” 3.1.1. Vở sạch. - Bìa sạch sẽ, có nhãn vở, không để vở nhàu nát, không xé giấy, ko để quăn mép: 3 điểm. - Không để vở dây bẩn, không tẩy xóa tùy tiện, không viết vẽ bậy vào vở: 3 điểm. - Khoảng cách lề phù hợp, không bỏ giấy trắng, bỏ cách bài, trang; ghi đầy đủ thứ, ngày, tháng, năm, môn học. Viết cùng màu mực, viết đúng môn học, trình bày sạch sẽ: 4 điểm. 3.1.2.Chữ đẹp. - Viết đúng cỡ chữ, độ cao, độ rộng của con chữ, khoảng cách giữa con chữ, không viết tắt, viết đúng chính tả: 6 điểm. - Con chữ đều, viết thẳng hàng, nét chữ phù hợp với kiểu chữ viết. Ghi đủ nội dung kiến thức bài học, bài làm theo quy định: 4 điểm. 4.Thời điểm đánh giá: 4 kì/ năm (GKI, CKI, GKII và cuối năm học). 4.1 Đối với học sinh: đánh giá và xếp loại 4 kì/ năm học. 4.2 Đối với lớp: đánh giá 2 kì/ năm học ( cuối học kì I và cuối năm học). 4.3 Đối với trường: tự đánh giá 1 lần vào thời điểm cuối năm học. 5.Cách cho điểm và xếp loại 5.1.Cho điểm. Tổng số điểm xếp loại “ Vở sạch – Chữ đẹp” là 20, trong đó: - Vở sạch: 10 điểm - Chữ đẹp: 10 điểm 5.2 Điểm quy định xếp loại “ Vở sạch – Chữ đẹp” - Đạt 18 đến 20 điểm: xếp loại A - Đạt 15 đến 17 điểm: xếp loại B - Đạt 10 đến 15 điểm: xếp loại C. - Dưới 10 điểm : không xếp loại. Lưu ý: Học sinh được xếp loại A, điểm chữ viết phải đạt được 9 trở lên. 5.3 Xếp loại kì I - Loại A: kết quả cuối kỳ I ( CKI) xếp loại A. - Loại B: kết quả CKI xếp loại B - Loại C: kết quả CKI xếp loại C - Không xếp loại: kết quả CKI xếp loại dưới 10 điểm. 5.4 Xếp loại cả năm: - Loại A: Xếp loại các kì từ B trở lên, tối thiểu có 2 kì xếp loại A, kì cuối năm xếp loại A. - Loại B: Xếp loại các kì từ C trở lên, tối thiểu có 2 kì xếp loại B, kì cuối năm xếp loại B. - Loại C: Các kì xếp loại từ C trở lên và không thuộc loại A và B. - Không xếp loại trong các trường hợp còn lại. 6.Công nhận danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp”. 6.1 Đối với học sinh: Hs đạt danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp”, có kết quả xếp loại học kì I và cả năm xếp loại A. 6.2 Lớp đạt danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp”. - Lớp thuộc trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2 phải có từ 90% trở lên( đối với trường chính) và 70% trở lên( đối với trường lẻ) số học sinh đạt danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp”, số còn lại xếp loại C trở lên. - Lớp thuộc trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 1 phải có từ 80% trở lên( đối với trường chính) và 60% trở lên( đối với trường lẻ) số học sinh đạt danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp”, số còn lại xếp loại C trở lên. - Lớp thuộc trường chưa đạt chuẩn Quốc Gia phải có từ 60% trở lên( đối với trường chính) và 40% trở lên( đối với trường lẻ) số học sinh đạt danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp”, số còn lại xếp loại C trở lên. 6.3 Trường đạt danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp”. - Đối với trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2 phải có từ 80% số lớp trở lên đạt danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp”. - Đối với trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 1 phải có từ 70% số lớp trở lên đạt danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp”. - Đối với trường chưa đạt chuẩn Quốc Gia phải có từ 50% số lớp trở lên đạt danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp”. 7.Khen thưởng và ghi nhận kết quả. 7.1 Đối với trường Tiểu học. Hiệu trưởng tổ chức đánh giá, công nhận, khen thưởng kết quả đối với các tập thể lớp và học sinh đạt danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp” kèm theo giấy chứng nhận. 7.2 Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, công nhận, khen thưởng đối với các trường đạt danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp” kèm theo giấy chứng nhận Trên đây là nội dung hướng dẫn thực hiện đánh giá xếp loại “ Vở sạch – Chữ đẹp” đối với cấp Tiểu học và thay cho Công văn số 47/SGD&ĐT-GDTH ngày 23/9/2004 về việc hướng dẫn chỉ đạo thực hiện phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”.Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, triển khai và tổ chức thực hiện từ năm học 2010 – 2011 và các năm học tiếp theo./.

File đính kèm:

  • docQuy Trinh Day hoc (1).doc
Giáo án liên quan