1. Phương pháp sử dụng bản đồ/lược đồ
1.1. Vị trí của bản đồ/lược đồ trong dạy học Địa lí
- Bản đồ/lược đồ là một PTDH, một nguồn tri thức quan trọng. Nhờ thu nhỏ theo tỉ lệ và khái quát hoá mà qua bản đồ, HS có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà họ chưa có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát.
- Trong chương trình Địa lí, thời lượng các bản đồ/lược đồ được sử dụng trong mỗi bài học tương đối nhiều. Mỗi một lược đồ/bản đồ chứa đựng một khối lượng kiến thức lớn, lớn hơn rất nhiều so với các PT khác.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp sử dụng một số phương tiện cụ thể trong dạy học địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến hành báo cáo kết quả, nhận xét kết quả giữa các nhóm với nhau, giải đáp những thắc mắc ở HS. GV kết luận, chuẩn kiến thức:
- Trên Trái Đất có 24 múi giờ, Việt Nam thuộc múi giờ số 7. Nếu một trận bóng đá ngoại hạng Anh được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 5/9, được truyền hình trực tiếp thì ở Việt Nam chúng ta sẽ bật tivi vào lúc 3 giờ ngày 6/9 để xem.
- Cách đánh số các múi giờ đối xứng nhau qua múi giờ số 0, là những giờ sớm hơn và muộn hơn giờ GMT. Dựa vào cách đánh này chúng ta dễ dàng xác định giờ của các kinh tuyến trên Trái Đất tại cùng một thời điểm.
- Đường chuyển ngày quốc tế là đường kinh tuyến 1800 ở giữa Thái Bình Dương. Vì theo cách tính giờ múi, Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau. Để tiện cho việc xếp lich và các hoạt động khác người ta phải chọn đường đổi ngày. Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua kinh tuyến 1800 thì trừ đi một ngày, nếu đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến 1800 thì cộng thêm một ngày lịch.
1.3. Những yêu cầu khi sử dụng bản đồ/ lược đồ
- Khi sử dụng bản đồ/lược đồ cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học, kiến thức trọng tâm của bài.
- Xác định mục tiêu của bài là gì? Những kiến thức, kỹ năng cơ bản nào cần rèn luyện.
- Trên cơ sở mục tiêu, nội dung của bài cần xác định những bản đồ/lược đồ nào đưa vào sử dụng. Những bản đồ/lược đồ đó có sẵn hay phải tự làm.
- Kết hợp nội dung bài học với phương tiện đã có, GV phải xây dựng hệ thống câu hỏi bài học gắn với bản đồ/lược đồ để HS dựa vào đó tìm ra tri thức.Hệ thống câu hỏi, bài tập gắn với bản đồ/lược đồ nên chú ý câu hỏi rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy Địa lí. Các câu hỏi – bài tập với bản đồ/lược đồ cần chú ý sử dụng thêm dạng trắc nghiệm khách quan để tăng tính tích cực của HS trong học tập.
- Để phát huy tính tích cực của HS, GV cần lựa chọn các vấn đề phù hợp với các hình thức, phương pháp dạy học và các điều kiện cần thiết. Với những vấn đề tương đối dễ, GV cần sử dụng các câu hỏi mở để HS làm việc theo lớp với bản đồ/lược đồ (ví dụ, xác định sự phân bố của một sản phẩm, một loại tài nguyên hay một ngành kinh tế…). Những vấn đề tương đối khó, cần có sự trao đổi thảo luận nhóm với sự giúp đỡ của GV để phát hiện kiến thức hay rèn luyện kỹ năng.
- Đối với loại bài tương đối khó thì GV nên sử dụng phương pháp đàm thoại hoặc phát vấn tiến hành trên cơ sở lược đồ sẽ rất sinh động, làm cho không khí học tập tự giác, khích lệ các em suy nghĩ và sôi nổi tham gia bài giảng. Tuy nhiên, để thực hiện tốt phương pháp này, hệ thống câu hỏi đặt ra cần tính toán trên cơ sở tư duy và năng lực của HS so với thời gian cần thiết cho mỗi câu hỏi để đảm bảo kế hoặch giảng dạy về mặt thời gian.
- Không nên sử dụng phương tiện trong thời gian quá dài.
2. Phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí
Sơ đồ (sơ: qua loa; đồ: bức vẽ): bức vẽ đơn giản, ghi những điều chủ yếu.
Trong dạy học địa lí phổ biến có 4 loại sơ đồ sau :
- Sơ đồ cấu trúc: biểu hiện các thành phần và yếu tố trong một chỉnh thể và mỗi quan hệ giữa chúng (như ở ví dụ dưới đây).
- Sơ đồ quá trình: biểu hiện vị trí các thành phần, yếu tố và mỗi quan hệ giữa chúng trong quá trình vận động.
- Sơ đồ địa đồ: dùng để chỉ mối liên hệ không gian, tương quan về vị trí địa lí.
- Sơ đồ logic: biểu hiện mỗi liên hệ về nội dung bên trong của các sự vật, hiện tượng địa lí. Trong sơ đồ logic, các ô (đỉnh) chứa đựng những kiến thức, các mũi tên chỉ mỗi liên hệ dẫn xuất hoặc bao hàm. Trong sơ đồ logic các mỗi liên hệ nhân quả được thể hiện rõ ràng.
2.1. Vị trí của sơ đồ trong dạy học Địa lí
- Sơ đồ là một công cụ có nhiều tác động tích cực trong việc thể hiện các mỗi liên hệ địa lí một cách trực quan và hệ thống. Sử dụng tốt sơ đồ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy, làm cho tiết học thêm sôi động, hứng thú, rèn luyện cho các em cách suy nghĩ, phương pháp tự học, tự tìm ra kiến thức.
- Sử dụng sơ đồ còn giúp cho HS dần làm quen với PPDH mới, dễ dàng định hướng, theo dõi được sự phát triển logic của nội dung bài học, nên việc ghi chép, học bài cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Sử dụng sơ đồ là điều kiện tốt để GV thu được tín hiệu ngược, kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học.
- Dùng sơ đồ trong dạy học Địa lí khắc phục được tính hình thức cũng như hiện tượng ghi nhớ máy móc, chỉ thấy được mối quan hệ bên ngoài mà không hiểu được bản chất của kiến thức.
- Ngôn ngữ sơ đồ vừa trực quan, cụ thể lại vừa có tính khái quát và hệ thống cao. Sử dụng sơ đồ cho phép tiếp cận nội dung kiến thức bằng con đường logic, phân tích tổng hợp tức là cùng một lúc vừa phân tích đối tượng nhận thức thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành, vừa tổng hợp hệ thống hoá các sự kiện, các yếu tố đó thành một chỉnh thể thống nhất tạo thuận lợi cho việc phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng địa lí.
2.5.2.2. Quy trình các bước sử dụng sơ đồ
Bước 1: Dẫn dắt sự tập trung chú ý của HS vào sơ đồ. Bước này được thực hiện bằng cách đưa ra những câu hỏi, bài tập gắn với sơ đồ yêu cầu HS tự lực tìm ra tri thức.
Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn HS nghiên cứu, thảo luận theo những vấn đề mà GV đã nêu để tìm ra kiến thức bài học cần nắm.
Bước 3: Tổ chức HS báo cáo kết quả làm việc của mình nhóm và yêu cầu HS các nhóm khác nhận xét, trao đổi thảo luận.
Bước 4: GV nhận xét kết quả làm việc, giải thích và chốt lại những vấn đề trọng tâm để HS chuẩn kiến thức vào vở.
2.5.2.3. Những yêu cầu khi sử dụng sơ đồ
- Khi sử dụng sơ đồ cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học để có sự định hướng đúng trong quá trình trình diễn kiến thức trên phương tiện.
- Đối với các sơ đồ không có thêm phần kênh chữ minh hoạ, để tìm ra tri thức buộc HS chỉ có thể dựa vào sơ đồ. Do vậy, đối với loại bài này GV nên dành thời gian cho HS được làm việc, bày tỏ quan điểm để phát hiện những nhân tố tích cực và chuẩn hoá kiến thức để các em làm tư liệu học tập.
- Trong nội dung chương trình địa lí 10, sau mỗi sơ đồ thường có câu hỏi mang tính định hướng cho nội dung bài học. Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi mang tính chung chung, nếu chỉ dựa vào đó HS khó có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Do vậy, GV cần phải xem xét, nghiên cứu đặt thêm những câu hỏi mang tính gợi mở để kích thích hứng thú học tập, tìm tòi ở HS.
- Khi sử dụng sơ đồ cần có sự kết hợp với các PP và PTDH khác theo nguyên tắc phải phát huy TTC, độc lập, sáng tạo của HS.
3. Phương pháp sử dụng bảng số liệu
Bảng số liệu là những bản ghi những điều cần thông báo cho mọi người, các nội dung trong bảng số liệu không phải là chữ viết mà là các con số.
3.1. Vị trí của bảng số liệu trong dạy học Địa lí
- Các bảng số liệu có vị thế quan trọng trong việc hình thành các tri thức ĐLTN cũng như Địa lí KT – XH; làm rõ các nội dung kiến thức Địa lí; sử dụng bảng số liệu, những kiến thức Địa lí được trình bày sẽ có sức thuyết phục cao.
- Trong quá trình học tập, các bảng số liệu giúp cho HS lượng hoá được các dữ liệu và có cách nhìn đúng đắn về những vấn đề nêu ra.
- Thông qua phân tích, so sánh, đối chiếu các bảng số liệu sẽ có khả năng cụ thể hoá các khái niệm, quy luật.
- Việc phân tích nội dung các bảng số liệu và các hình thức biểu hiện trực quan của bảng (bản đồ, biểu đồ) cũng có thể làm sáng tỏ các mối quan hệ địa lí, qua đó HS tự tìm ra và giải thích được các số liệu trong bảng.
- Việc lựa chọn, xác định đúng đắn các số liệu điển hình còn có tác dụng minh hoạ cho một đặc điểm, đặc trưng, kết luận khi nghiên cứu một vấn đề tự nhiên và kinh tế xã hội.
- Số liệu và bảng số liệu thể hiện được bản chất quy luật của các hiện tượng và các mối quan hệ trong sự phát triển KT – XH.
3.2. Quy trình các bước sử dụng bảng số liệu
Bước 1. Giúp HS nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu. Mục đích làm việc với bảng số liệu được xác định bởi mục đích, yêu cầu và nội dung của bài giảng, cụ thể là việc truyền thụ tri thức, phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng bộ môn. Để làm tốt bước này, yêu cầu GV phải nêu rõ nhiệm vụ cho HS là nhận xét, so sánh, phân tích hay giải thích …các con số trong bảng số liệu.
Bước 2. Hướng dẫn HS đọc tiêu đề của bảng số liệu thống kê để nắm được chủ đề của bảng số liệu. Hiểu được các đặc trưng không gian, thời gian của các đại lượng được trình bày trong bảng. Để đạt được mục đích của mình trong việc phân tích bảng số liệu, GV cần cho HS nghiên cứu kỹ xem chủ đề của bảng số liệu đó là gì, nó có phù hợp với yêu cầu đặt ra hay không hay chỉ khai thác một vài khía cạnh nào đó trong bảng số liệu.
Bước 3. Hướng dẫn HS tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình trong bảng và xử lí các số liệu đã cho trong bảng theo yêu cầu mà GV đã đề ra.
Mục đích của bước này là tìm ra những số liệu điển hình để thuận tiện cho việc so sánh, phân tích giữa các đối tượng cùng cấp hoặc giữa đối tượng riêng lẻ với tổng thể các đối tượng (thông qua chỉ số trung bình).
Các số liệu có ở hai dạng: số liệu tuyệt đối và số liệu tương đối. GV yêu cầu HS chuyển được từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối và ngược lại.
Bước 4. Hướng dẫn HS xác lập mối quan hệ giữa các số liệu. So sánh, đối chiếu các số liệu theo hàng, theo cột để rút ra nhận xét. So sánh số liệu ở đây nghĩa là đối chiếu các số liệu với nhau để rút ra được những kết luận cần thiết.
Bước 5. Nêu kết luận về giá trị của các số liệu thống kê trong bảng đối với việc thực hiện nội dung bài giảng. Đây là bước cuối cùng và quan trọng nhất của quy trình phân tích bảng số liệu. Nó giải đáp một cách rõ ràng, tỉ mỉ và có căn cứ khoa học các vấn đề mà việc phân tích bảng số liệu cần đạt được.
3.3. Những yêu cầu khi sử dụng bảng số liệu
- Khi tiến hành phân tích bảng số liệu GV cần hướng dẫn HS phân tích tổng quát trước, sau đó mới đi vào các số liệu cụ thể.
- GV hướng dẫn HS quan sát, không bỏ sót các số liệu, các dữ kiện trong bảng (theo hàng ngang, cột dọc).
- Đối với những bảng được trình bày quá nhiều số liệu, nhiều thành phần, GV cần hướng dẫn HS phân tích, nhận xét tổng quát, sau đó phân tích, nhận xét những số liệu mang tính điển hình.
- GV nên tăng cường các yêu cầu tính toán, xử lí số liệu, mô hình hoá các bảng số liệu.
File đính kèm:
- CAC PHUONG TIEN DAY HOC DIA LI.doc