Phương pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác và xây dựng biểu đồ trong học tập địa lý lớp 11 qua đợt thực tập sư phạm tại trường THPT kỹ thuật Việt Trì

Bản đồ l à một trong những phương tiện dạy học quan trọng trong quá trì nh dạy và

học môn Đị a lý. Và kĩ năng phân tí ch và xây dựng biểu đồ cũng là một kĩ năng qua n

trọng, bắt buộc đối với mỗi học si nh. Nếu học si nh có được những kĩ năng cơ bản đó thì

bản đồ sẽ trở thành một “nguồn tri thức” bổ í ch, hữu hiệu.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay là đa phần giáo viên mới chỉ coi biểu đồ như là

phương tiện minh học cho kiến thức chứ không coi nó như “nguồn tri thức”, và việc r èn

luyện kĩ năng biểu đồ cho học sinh cũng chưa được chú trọng và chưa có những biện

pháp thực sự hữu hiệu. Vì vậy, biểu đồ chưa thực sự phát huy được hết những ưu điểm

của nó.

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác và xây dựng biểu đồ trong học tập địa lý lớp 11 qua đợt thực tập sư phạm tại trường THPT kỹ thuật Việt Trì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG KHAI THÁC VÀ XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÝ LỚP 11 QUA ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG THPT KỸ THUẬT VIỆT TRÌ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hương, K55D Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Văn Đức ĐẶT VẤN ĐỀ Bản đồ là một trong những phương tiện dạy học quan trọng trong quá trình dạy và học môn Địa lý. Và kĩ năng phân tích và xây dựng biểu đồ cũng là một kĩ năng quan trọng, bắt buộc đối với mỗi học sinh. Nếu học sinh có được những kĩ năng cơ bản đó thì bản đồ sẽ trở thành một “nguồn tri thức” bổ ích, hữu hiệu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là đa phần giáo viên mới chỉ coi biểu đồ như là phương tiện minh học cho kiến thức chứ không coi nó như “nguồn tri thức”, và việc rèn luyện kĩ năng biểu đồ cho học sinh cũng chưa được chú trọng và chưa có những biện pháp thực sự hữu hiệu. Vì vậy, biểu đồ chưa thực sự phát huy được hết những ưu điểm của nó. Đề tài “Phương pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác và sử dụng biểu đồ trong học tập Địa lý lớp 11 qua đợt thực tập sư phạm tại trường THPT Kỹ thuật Việt Trì” góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy và học Địa lý lớp 11 ở trường phổ thông hiện nay. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà mọi sự vật - hiện tượng đều thay đổi nhanh như vũ bão, đòi hỏi con người phải không ngừng đổi mới để thích ứng. Việt Nam lại đang trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, phát triển đất nước nên càng cần những con người năng động, sáng tạo, tự chủ… Chính vì vậy, giáo dục cần phải đổi mới toàn diện, từ nội dung đến phương pháp và phương tiện biểu hiện để có thể đào tạo được những con người đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Trong dạy và học Địa lý, biểu đồ có vai trò rất quan trọng. Nó chính là sự thể hiện trực quan sinh động các số liệu thống kê, mà số liệu thống kê lại là một bộ phận quan trọng của kiến thức Địa lý. Do đó, biểu đồ chính là phương tiện dạy học để học sinh khai thác tri thức, sử dụng biểu đồ sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp học sinh dễ hiểu dễ nhớ. Ngoài ra, biểu đồ còn là phương tiện dạy học để học sinh rèn luyện kĩ năng. Học sinh lớp 11 THPT hiện đang ở lứa tuổi 15 – 16 với nhiều hiểu biết. Đặc biệt hiện nay, các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, do đó, tầm hiểu biết của các em được mở rộng hơn, có năng lực quan sát, phân tích, khái quát và có khả năng tự học, độc lập nắm tri thức nếu được giáo viên hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo… Ở lứa tuổi này, các em ham thích đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện 2 tượng, cũng như nguyên nhân của các quá trình Địa lý. Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng biểu đồ cho học sinh phải rất chú ý đến điều này. Hiện nay, việc sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lý nói chung và dạy học Địa lý lớp 11 tại trường THPT Kỹ Thuật Việt Trì nói riêng còn ít hiệu quả, phần lớn sử dụng một số biểu đồ trong SGK, nhưng chủ yếu là để minh học cho kiến thức, chưa phát huy hết tác dụng của các loại biểu đồ. Đa phần giáo viên mới chỉ phân tích khái quát các biểu đồ đó nếu có thời gian hoặc nếu học sinh hỏi. Còn các biểu đồ tự vẽ hoặc vẽ trên bảng, các biểu đồ trong các băng video dạy học, trong các phần mềm máy vi tính… thì gần như không có giáo viên nào sử dụng. Việc hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ, xử lý số liệu thống kê ở trên lớp rất ít giáo viên chú trọng đến nên đa số học sinh rất lúng túng khi vẽ biểu đồ và rút ra kết luận từ biểu đồ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: giáo viên chưa thấy hết được tầm quan trọng của biểu đồ, khả năng của giáo viên còn hạn chế, trình độ của học sinh còn thấp, điều kiện thời gian trên lớp có hạn… 2. Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác và xây dựng biểu đồ trong học tập Địa lý lớp 11 2.1. Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các bảng số liệu và biểu đồ trong SGK Trong SGK Địa lý lớp 11 - NXBGD năm 2007 có 28 bảng số liệu, 8 biểu đồ và 8 câu hỏi bài tập có liên quan đến biểu đồ. Với số lượng khá lớn như vậy, nếu sử dụng tốt thì sẽ có tác dụng tích cực trong việc hình thành kiến thức cơ bản và rèn luyện kĩ năng Địa lý cho học sinh. Một số biện pháp: Làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng của bảng số liệu cũng như biểu đồ trong SGK.. Gắn mỗi bảng số liệu và biểu đồ với những nội dung kiến thức cụ thể, luôn đặt những câu hỏi phụ liên quan đến chúng. Hướng dẫn học sinh một cách chung nhất phương pháp phân tích một bảng số liệu: phân tích theo hàng ngang, theo cột dọc, phân tích tổng thể rồi chia thành các giai đoạn… Luôn gắn những kiến thức của bài học với một số liệu cụ thể nào đó để học sinh dần dần hình thành thói quen làm việc có số liệu thống kê. Khi kiểm tra miệng hoặc viết, cần yêu cầu học sinh đưa ra những con số cụ thể (có thể là đơn giản hoặc phức tạp). Phải thường xuyên nhắc nhở học sinh mang máy tính cá nhân để rèn luyện kĩ năng tính toán, xử lý số liệu khi có điều kiện (chứ không phải chỉ mang vào giờ thực hành). 2.2. Các biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng xây dựng một biểu đồ Đối với học sinh lớp 11, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng xây dựng các biểu đồ: Biểu đồ theo đường; biểu đồ hình cột; biểu đồ kết hợp biểu đồ theo đường và biểu đồ hình cột; biểu đồ miền (biểu đồ diện); và biểu đồ hình tròn. 3 Trước khi hướng dẫn học sinh cách vẽ một biểu đồ, giáo viên cần đưa ra một quy trình chung khi vẽ bất kỳ một biểu đồ, đó là các bước sau: Đọc bảng số liệu, xác định yêu cầu, nhiệm vụ của đề bài; xác định dạng biểu đồ cần vẽ; xử lý số liệu (nếu cần); lựa chọn tỉ lệ và kí hiệu cho biểu đồ; ghi tên và bảng chú giải; và cuối cùng là nhận xét và giải thích. Sau khi đưa ra quy trình chung đó, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ từng dạng biểu đồ cụ thể. Mỗi biểu đồ có một ưu - nhược điểm riêng cũng như những điểm cần chú ý riêng, do đó, giáo viên phải luôn luôn nhắc nhở học sinh những điểm đáng chú ý đó. * Để học sinh có được kĩ năng xây dựng các dạng biểu đồ một cách tốt nhất, giáo viên cần chú ý các biện pháp sau: - Phân tích, so sánh những ưu - nhược điểm của mỗi loại biểu đồ để học sinh có thể phân biệt được các loại biểu đồ, từ đó biết được hoàn cảnh sử dụng của mỗi loại biểu đồ. - Đưa ra ví dụ điển hình cho mỗi loại biểu đồ (đối với những học sinh trung bình và yếu). - Cần lưu ý đặc biệt về khoảng cách năm đối với biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp cột - đường và biểu đồ miền. - Đối với biểu đồ tròn thì cần hướng dẫn học sinh một cách chi tiết, cụ thể cách tính sự chênh lệch bán kính giữa các đường tròn cần vẽ… Trong đó, đối với mỗi loại biểu đồ thì lại có những biện pháp cụ thể riêng. KẾT LUẬN Kĩ năng phân tích và xây dựng biểu đồ là một trong những kĩ năng rất quan trọng và bắt buộc cần có ở mỗi người học sinh khi tham gia học tập bộ môn Địa lý. Tuy nhiên hiện nay, việc rèn luyện kĩ năng này cho học sinh vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Để tài đã nghiên cứu được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để đề xuất những biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác và xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lý 11 THPT. Đề xuất được một số biện pháp hữu hiệu để rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác và xây dựng một số dạng biểu đồ cụ thể cần thiết cho quá trình học tập Địa lý lớp 11. *Một số kiến nghị, đề xuất: - Tăng cường các phương tiện dạy học có sử dụng biểu đồ như: biểu đồ treo tường, bằng Video dạy học, phần mềm máy vi tính, đặc biệt là SGK cần tăng thêm kênh hình có sử dụng biểu đồ. Tăng thêm số lượng bài thực hành, bài tập rèn luyện kĩ năng vẽ cho học sinh. Chú ý hơn đến việc cung cấp các số liệu thống kê (Thế giới và Việt Nam) phục vụ dạy học Địa lý Thế giới lớp 11 để giáo viên có cơ sở tham khảo, xây dựng thêm những biểu đồ cần thiết trong quá trình dạy học Địa lý. 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Dược (chủ biên), Nguyễn Trọng Phúc, 2006, Lý luận dạy học Địa lý, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. [2] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, 2004, Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. [3] Nguyễn Trọng Phúc, 2004, Một số vấn đề trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Nguyễn Trọng Phúc, 1997, Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lý kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Nguyễn Trọng Phúc, 2008, Thiết kế bài giảng Địa lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

File đính kèm:

  • pdfPhuong phap ren luyen cho hoc sinh ki nang khai thac vasu dung bieu do trong hoc tap Dia ly lop 11.pdf