Phương pháp dạy, học:“hát theo nhóm” môn âm nhạc ở bậc THCS

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Hoạt động âm nhạc đã trở thành một nhu cầu, một quyền lợi và một nhiệm vụ của mọi người trong xã hội. Giáo dục âm nhạc trong nhà trường có mục đích là thực hiện quyền công bằng của trẻ em mọi dân tộc, mọi vùng miền là được học âm nhạc và trực tiếp hoạt động âm nhạc. Giáo dục âm nhạc cũng như các nội dung giáo dục khác, ngày càng được hoàn thiện và từng bước đổi mới cho phù hợp với sự phát triển chung của đất nước và thế giới. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy và học để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đang được thực hiện ở tất cả các cấp học và môn học.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy, học:“hát theo nhóm” môn âm nhạc ở bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tập và chuẩn bị trang phục. Bước 2: Tiến hành ở tiết thứ 3 của dạy 1 bài hát sau khi đã kiểm tra xong phần chuẩn bị; luyện thanh. Các nhóm lần lượt trình bày phần thể hiện của mình. Chấm điểm cho các nhóm hát được tiến hành đồng thời, do các nhóm còn lại làm giám khảo. Sau phần trình bày của 1 nhóm nào đó, các nhóm còn lại ghi điểm nhóm mình cho vào 1 bảng phụ và đồng loạt giơ lên. Giáo viên có nhiệm vụ tổng hợp các con điểm; thông báo tổng số điểm (theo thang điểm 10). Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về bài hát. Giáo viên nhận xét chung về hoạt động: ưu điểm; tồn tại về cách thể hiện: trang phục. Biểu dương, động viên cho các nhóm đặt điểm cao nhất. Thử minh hoạ một số tiết dạy sau: 1. Bài hát : Hành khúc tới trường (nhạc Pháp) Chương trình lớp 6. Bước 1: Đây là bài hát có giai điệu, cấu trúc đơn giản phân phối chương trình bố trí 2 tiết của bài. Hoạt động hát theo nhóm được bắt đầu từ tiết thứ nhất sau khi đã tập cho học sinh hát chính xác về cao độ, trường độ hướng dẫn học sinh hát đuổi sau 1 ô nhịp. Nêu yêu cầu mục đích của hoạt động (giáo viên thực hiện) thể hiện hoàn chỉnh bài hát có nghĩa là: trình bày bài hát có vận động nhịp nhàng, thể hiện một số động tác phụ hoạ bằng tay; biểu cảm bằng ánh mắt; nét mặt 1 số lời ca, giao lưu tình cảm với nhau làm nổi rõ tính hành khúc của bài hát. (1’) Thảo luận cả lớp về nội dung trên : (5’). + Học sinh nêu ý kiến. + Giáo viên tập hợp, kết luận. Về hành khúc: Hát mạnh mẽ, sôi nổi, vận động nhịp nhàng. Một số hình tượng hình ảnh để phụ hoạ. + Bằng tay : Mặt trời lấp ló; đằng chân trời xa. Non sông ta bao la. Vui như chim reo ca. + Aùnh mắt giao lưu với nhau: Vui như chim reo ca. Ta hoà lời ca. + Vỗ tay theo tiết tấu: la la la la…. + Chia tốp hát đuổi nhau sau 1 ô nhịp : 4 câu đầu. + 2 câu cuối hát cả nhóm. Chia nhóm : + Đối với thể loại hành khúc chia nhóm chủ yếu là nhóm đông người 6 đến 8 người. + Đề cử nhóm trưởng. + Các nhóm bốc thăm thứ tự trình bày ở tiết sau. - Dặn dò : Các nhóm về nhà thảo luận tiết và luyện tập và chuẩn bị (2’) trang phục. Bước 2 : Tiến hành ở tiết 2 bài 3 (tiết 11-sách giáo khoa). Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (1’). Luyện thanh. (2’) Các nhóm lần lượt trình bày phần thể hiện của mình. Các nhóm còn lại chuẩn bị bảng phụ cho điểm. Giáo viên tổng hợp sau 1 nhóm (8’) - Nhận xét : + Giáo viên thông báo tổng số điểm từng nhóm. Nhóm được nhất; nhì; ba + Ưu điểm; tồn tại; rút kinh nghiệm sơ lược. + Cho 1 vài học sinh phát biểu cảm nghĩ về bài hát. + Nhận xét, biểu dương (4’) 2. Bài hát: Lí dĩa bánh bò Dân ca Nam Bộ.(Chương trình lớp 8). Bước 1 : Đây là bài hát được phân phối trong 3 tiết của bài 2 (tiết 4; 5; 6 sách giáo khoa lớp 8). Hoạt động : Hát theo nhóm bắt đầu từ tiết 5 sách giáo khoa sau khi đã ôn tập chính xác phần giai điệu bài hát, kiểm tra phần thuộc lời ca và hướng dẫn học sinh hát đuổi 2 câu đầu bài hát sau 1 ô nhịp. Giáo viên nêu yêu cầu, mục đích của hoạt động. Trình bày bài hát có vận động nhịp nhàng, thể hiện một số động tác phụ họa bằng tay, ánh mắt, nét mặt, hình thể (có thể có động tác múa) giao lưu thân mật với nhau là nổi rõ – tính vui tươi, dí dỏm của bài hát. Thảo luận cả lớp về các nội dung trên: + Học sinh nêu ý kiến. + Giáo viên tập hợp, kết luận; có thể thí phạm 1 số động tác: * Vận động nhẹ nhàng, nhanh nhẹn bằng nhiều cách, hát vui tươi sôi nổi pha sự hóm hĩnh; hát gọn chữ. * Một số hình tượng, hình ảnh phụ hoạ bằng tay; ánh mắt, nét mặt kết hợp bước chân phối hợp với vũ điệu. Hai tay bưng đĩa. Giấu cha, giấu mẹ. Tinh tính tang tang… * Chia tốp hát đuổi nhau 2 câu đầu. Cả nhóm hát 2 câu cuối. - Chia nhóm. + Đối với bài hát này; chia nhóm bằng nhiều cách ; ít học sinh : 2 HS, 3HS; 4HS; 6 – 8 HS cũng được. + Đề cử nhóm trưởng. (3’) + Bốc thăm thứ tự trình bày. - Dặn dò các nhóm về nhà thảo luận thêm và luyện tập; chuẩn bị trang phục đúng chủ đề bài hát. (1’) Bước 2 : Tiến hành ở tiết 6 – sách giáo khoa lớp 8. - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (1’). - Luyện thanh. (2’). - Từng nhóm lần lượt trình bày phần thể hiện; các nhóm còn lại chuẩn bị bảng phụ cho điểm – giáo viên tập hợp số điểm các nhóm thông báo số điểm của nhóm sau phần nhóm đó thực hiện xong. (8’). - Cho đại diện hoặc xung phong học sinh phát biểu cảm nghĩ về bài hát. Được cộng thêm điểm thưởng nếu trả lời súc tích hay (3’) - Nhận xét sơ lược ưu khuyết điểm; thông báo nhóm 1;2;3. 3. Bài hát : Tuổi hồng, nhạc và lời : Trương Quang Lục ( lớp 8). Bước 1: Đây là bài hát được phân phối trong ba tiết của bài 3-tiết 8; tiết 9; tiết 10sách giáo khoa. Hoạt động: Hát theo nhóm bắt đầu từ tiết thứ 9 sau khi đã ôn chính xác phần cao độ, trường độ, kiểm tra phần thuộc lời ca; hướng dẫn học sinh hát đuổi đoạn: “Tuổi hồng đến với em. Bình minh rực lên”. Hát được âm nẩy đoạn 2 bài hát. - Giáo viên nêu yêu cầu mục đích của hoạt động (1’). Trình bày bài hát : Hát 1 lời, chọn lời ca, có vận động nhịp nhàng; thể hiện 1 số động tác phụ họa bằng tay, mắt; hình thể giao lưu với nhau làm nổi rõ tính trữ tình của bài hát. - Thảo luận cả lớp về những nội dung trên (5’) * Học sinh nêu ý kiến, giáo viên tập hợp kết luận. + Vận động nhịp nhàng bằng nhiều cách. + Hát rõ lời gọn chữ; đoạn đầu hát nhỏ hơn đoạn sau hát to hơn, hất âm nẩy. + Một số hình tượng, hình ảnh có thể sử dụng động tác phụ hoạ. Bằng tay: Khi bước trên đường này. Rực rõ trên vai, nở thắm trên vai. Khoảng trời mộng ước. Trên cành lá. Aùnh mắt giao lưu: Lời thân thương câu hẹn hò. Tuổi hồng đến với em. Tuổi hồng đẹp những ước mơ - Đoạn 2 : Kết hợp hát âm nẩy với vở tay theo tiết tấu. + Hát đuổi : (chia tốp) “tuổi hồng đến với em … Bình minh rực lên” sau 2 phách. - Chia nhóm (2’). + Chia nhóm bằng nhiều cách : 2Hs; 3 học sinh; 6 đến 8Hs. + Đề cử nhóm trưởng. + Nhóm trưởng bốc thăm thứ tự trình bày. - Dặn dò các nhóm thảo luận tiếp, luyện tập và chuẩn bị trang phục phù hợp với bài hát. (1’). Bước 2: Tiến hành 2 tiết 10 sách giáo khoa. - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (1’) - Luyện thanh (2’) - Từng nhóm lần lượt trình bày phần thể hiện bài hát của nhóm. Các nhóm còn lại chấm điểm. Giáo viên tổng hợp điểm – thông báo tổng điểm (8’). - Học sinh phát biểu cảm nghĩ về bài hát cộng thêm điểm trả lời sâu sắc. - Nhận xét ưu, khuyết rút kinh nghiệm. III). Kết quả đạt được Qua thử nghiệm ở một số lớp 6 vàở lớp 8, tôi nhận thấy: Hoạt động âm nhạc của học sinh trong các phong trào văn hoá văn nghệ do trường tổ chức ngày càng sôi nổi hơn. Kiến thức về phần môn học hát của các em trở nên sâu sắc bền vững, dễ nhớ; thuộc lâu do được giao lưu học hỏi giữa các nhóm. Đã biết vận dụng những điều đã học vào việc trình bày các bài hát khác không có trong chương trình phổ thông. Đã biết hoà mình vào tập thể, cởi mở và mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Một điều tôi thấy tâm đắc nhất là tình cảm của mỗi bài hát được các em thể hiện với kết quả khá bất ngờ. + Hình thức thể hiện phong phú đa dạng. + Thể hiện động tác ngày càng thuận thục, chính xác hơn. + Cảm nhận của các em về bài hát ngày càng sâu sắc tinh tế hơn. + Cách cảm thụ, cách đánh giá về sự trình bày cũng như trang phục bài hát ngày càng kĩ càng hơn, gần sát với sự đánh giá của giáo viên hơn C. Kết luận Qua quá trình thực hiện giải pháp trên tôi rút ra kết luận sau: Với phương pháp ôn luyện bài hát bằng hình thức hát theo nhóm mà tôi đã thực hiện theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, tuy đã được một số kết quả đáng kể như : Phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh; thực hiện được phương châm học vui – vui học cũng như thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, song nếu đưa áp dụng cho toàn bộ các bài hát trong chương trình thì nó sẽ trở nên nhàm chán và áp lực trở nên nặng nề cho nên trong quá trình thực hiện phương pháp “Hát theo nhóm” tôi cũng đã đổi mới 1 số phương cách cũng với tiến trình tiến tới áp dụng cho 1 số bài hát có tính chất chọn lựa; còn với một số bài hát Dân ca hay nhạc nước ngoài thì hướng dẫn học sinh đặt lời mới, sau đó các nhóm trình bày bài hát bằng lời mới mình tự đặt và kết quả đạt được cũng đáng phấn khởi, có nhiều lời mới hay, cách trình bày đẹp… Trong quá trình thực hiện muốn có kết qủa tốt cũng phải cần đến sự góp ý giúp đỡ của đồng nghiệp; và cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã làm và đang làm; việc thực hiện chưa nhiều và điều kiện chưa thuận lợi nên còn nhiều thiếu sót, kính mong được sự góp ý của bạn bè và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Nh©n NghÜa, ngµy 25 th¸ng 05 n¨m 2009 Ng­êi viÕt Bïi ThÞ ThuËn

File đính kèm:

  • docSKKN Am nhac - PP day, hoc hat theo nhom.doc
Giáo án liên quan