Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, với xu thế tiếp cận và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, ở nhiều nước trên thế giới đã đưa môn Công Nghệ vào chương trình của cấp học THCS và THPT để giảng dạy chính khóa. Ở nước ta, trong chương trình THCS trước đây đã đưa vào môn học là môn Kỹ Thuật, tuy nhiên khi đổi mới chương trình SGK như hiện nay môn học Kỹ Thuật được đổi tên mới là môn Công nghệ. Ở đó HS được học Công nghệ từ đầu cấp đến cuối cấp học, tuy nhiên trong mỗi lớp học các em được học một phân môn khác nhau rất thực tế cho cuộc sống của các em. Ngay từ lớp 6 các em đã được học về phân môn Công nghệ kinh tế gia đình, lớp 7 là phân môn Công nghệ Nông nghiệp. Riêng đối với Công nghệ công nghiệp các em HS được học trong chương trình lớp 8, sang lớp 9 các em được học một trong 2 modul chính đó là trồng cây ăn quả và lắp đặt mạng điện trong nhà.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2479 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp dạy học thực hành lắp mạng điện trong nhà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sát và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên và nhóm HS THM.
Bớc 5: Kiểm tra.
GV: Hướng dẫn học sinh lắp đặt thiết bị và đi dây đúng sơ đồ mạch điện, nối nguồn, vận hành thử mạch điện, bút thử điện.
HS: Quan sát và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
GV: Nói rõ cho học sinh hiểu khi thực hiện làm mẫu những thao tác hình thành kỹ năng mới cho học sinh.
HS: Làm việc theo nhóm tiến hành lắp đặt bảng điện theo quy trình.
GV: Lưu ý cho học sinh về an toàn lao động.
HĐ4 .Củng cố ( 3/):
- GV: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá theo kết quả bài học theo tiêu chí đã nêu.
-Gv Nhận xét bài thực hành về tinh thần thái độ tác phong làm việc, thực hiện an toàn lao động…
I.Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
- SGK.
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1.Tìm hiểu chức năng của bảng điện
- Hình 6-1 SGK.
*Bảng điện chính: có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà(thường có cầu dao ,cầu chì hoặc Attomat tổng)
* Bảng điện nhánh : cung cấp điện tới các đồ dùng điện
2.Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
a.Sơ đồ nguyên lý:
- Sơ đồ hình 6-2.
b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- Vẽ đường dây nguồn
- Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn.
- Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện
- Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lý.
O
A
3.Lắp đặt mạch điện bảng điện.
* Bước1: Vạch dấu.
* Bước2: Khoan lỗ bảng điện
* Bước3: Nối dây thiết bị điện của bảng điện.
*Bước4: Lắp thiết bị vào bảng điện
* Bước5: Kiểm tra.
2.2.2. PP thực hành thí nghiệm mẫu.
Đây là PP mà HS được trực tiếp tiến hành thực hành với các dụng cụ đã chuẩn bị, GV cho nhóm HS tiến hành thực hành mẫu tại phòng thiết bị của trường, đồng thời giáo án của GV trong mục chuẩn bị của GV thì đưa lên mục này.Trên cơ sở GV tiến hành thực hành cho nhóm HS thực hành mẫu tại phòng thiết bị của trường, đây là việc làm rất cần thiết để GV hoàn thiện bài giảng của mình tại lớp. bên cạnh đó HS cũng đã có các thành viên của nhóm mình đã được thực hành mẫu nên các tiết sau HS thực hành theo nhóm thì khá đơn giản, và rất tự tin vào bài thực hành của nhóm mình. Vấn đề là HS chưa có thể tiến hành thực hành ngay sau khi được quan sát GV hoặc nhóm HS thực hành, mà lại phải chờ đến tiết học tiếp theo (thường khi là phải sang tuần kế tiếp HS mới được tiến hành thực hành vì theo PPCT mỗi tuần 1 tiết). Bởi vậy HS thường rất khó khăn cho việc thực hành để hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của bài học, mà HS lại phải có trí nhớ khá tốt để nhớ lại cả quy trình thực hành của GV nhoặc nhóm HS thực hành mẫu đã tổ chức. chính vì thế mà GV chọn nhóm HS thực hành mẫu phải theo sự khéo léo của các nhóm sẽ tiến hành thực hành ngay tại lớp ở một số các công đoạn khó của việc lắp đặt mạch điện(GV không nên lạm dụng quá nhiều vào việc tổ chức cho nhóm HS THM làm việc, vì trên TV của nhà trường đã có các bảng của mô hình các mạch điện được lắp sẵn cho các bài, vì vậy nhóm HS THM chỉ làm việc ở một số công đoạn để hoàn thành SP đó mà thôi), nên chọn mỗi tổ thực hành tại lớp phải có một HS của nhóm thực hành mẫu. để tạo ra các sản phẩm qua sự quan sát của GV hoặc nhóm HS THM đã tiến hành, chỉ trong một thời gian ngắn của một tiết học, HS phải có sự ăn ý với nhau nhưng vẫn phải tiến hành theo quy trình lắp đặt đã được học.
VD3: Tiết: 13
Bài 6 - Thực Hành: lắp mạch điện bảng điện
I. Mục tiêu:
+ Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện ,bảng điện.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện,bảng điện.
- Lắp được bảng điện gồm 2 cầu chì, một ổ cắm điện và một công tắc điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
+ Kỹ năng: Làm việc cẩn thận, kiên trì, khoa học và an toàn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Tổ chức cho nhóm HS THM thực hành lắp đặt mạch điện theo sự hướng dẫn của GV tại phòng Thư viện của trường.
- Vật liệu: Bảng điện dây dẫn điện, giấy ráp, băng dính cách điện, 1 bóng đèn.
- Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, một công tắc điện
- Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.
- HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học
Giáo viên tổ chức cho HS trực tiếp tiến hành các quy trình trong phòng thí nghiệm hoặc thực hiện ngoài vườn trường.
2.2.3. PP tổ chức thực hành theo nhóm
Đây là một trong những PP thuộc nhóm PP tiến hành thực hành mà các GV dạy môn Công nghệ 9 thường áp dụng, tuy nhiên khi áp dụng mà GV không tiến hành thực hành mẫu theo nhóm, thì áp dụng ngay PP này là rất khó có thể đạt được kết quả cao, học sinh tự thực hành rất khó khăn cho dù GV có uốn nắn. Bởi lý do rất đơn giản đó là HS chỉ được nhìn GV thực hành mà chưa được tận tay sử dụng các thiết bị một cách trực tiếp, và thời gian tiến hành trên các thiết bị trực tiếp của HS là khá lâu. Nên để HS thành công được một sản phẩm thì rất khó khăn.
Khi đã tiến hành thực hành mẫu cho nhóm HS thực hành mẫu thì không những giờ dạy của GV có thêm lần để uốn nắn HS, mà các em còn được thực hành trực tiếp trên sản phẩm của mình nên các nhóm có thể tiến hành với thành viên đã được thực hành chính của nhóm mình.
2.2.4. PP trò chơi
Tuy nhiên trong các PP nêu trên hầu như là các giờ học của HS khá khô khan, các em thường bị cứng nhắc với tâm lý học căng thẳng và nhiều giờ thực hành đều không có được sự vui vẻ và thỏa mái cho người học. Vì vậy GV nên lồng ghép nội dung tổ chức các trò chơi trong giờ học một cách hợp lý và khéo léo, HS vừa chơi vừa học có hiệu quả.
Trò chơi phải thực hiện được nội dung kiến thức cơ bản, kĩ năng cơ bản của bài học quy định trong chương trình.
Có thể tổ chức trò chơi ở bất cứ khâu nào trong qua trình dạy học. Có thể tổ chức chơi mà kiểm tra bài cũ. Có thể tổ chức chơi mà hình thành kiến thức mới. Cũng có thể củng cố bài học thông qua trò chơi v.v…
VD4: Giải ô chữ
1 2 3 4 5 6
C
O
M
P
A
C
Ô chữ là tên gọi của một loại đèn điện
(1),(6)Chữ cái đầu tiên của môn chúng ta đang học
(2), (5) Kí hiệu của dây pha và dây trung tính
(3) Kí hiệu của đơn vị đo chiều dài
(4) Chữ cái đầu tiên của thiết bị này.
3.Kết quả đạt được
Năm học 2013 – 2014 khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy thu được kết quả như sau:
Bảng 2: Kết quả kiểm tra học kỳ I lớp 9
(năm học 2013-2014)
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
27
7
25,9
8
29,7
11
40,7
1
3,7
0
Sau khi áp dụng phương pháp mới vào thực tế giảng dạy tại trường THCS Tiền Phong trong học kỳ I năm học 2013 - 2014 tôi nhận thấy các em học sinh nắm được kiến thức và áp dụng vào việc thực hành tại lớp có được sản phẩm hoàn hảo hơn, và kết quả học tập của các em có tiến bộ rõ rệt, chính vì vậy tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến của mình vào việc đổi mới PP dạy học thực hành môn công nghệ lớp 9 trong học kỳ II năm học 2013 - 2014 để đạt được kết quả cao hơn.
Bảng 3: Kết quả kiểm tra cuối năm học 2013 - 2014.
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
27
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
Thực tế để đạt được kết quả cao nhất thì đòi hỏi giáo viên cần phải thực sự có sự chuẩn bị thật kỹ trước khi tiến hành tổ chức cho học sinh học thực hành. So với các môn học khác thì Modul Công nghệ lắp đặt mạng điện trong nhà GV cần phải tiến hành PP thực hành mẫu thì HS thực hành mới hoàn thành tôt các sản phẩm của mình.Giáo viên hướng dẫn thực hành phải quán xuyến được học sinh, phải đảm bảo được các điều kiện an toàn cho học sinh khi học sinh thực hiện thực hành
Trong quá trình giảng dạy trực tiếp, trước khi tiến hành cho học sinh thực hành bao giờ tôi cũng làm thử trước, rồi yêu cầu nhóm thực hành mẫu tiến hành, GV quan sát và chuẩn bị trước nơi làm việc. Đặc biệt là kiểm tra thật kĩ phần chuẩn bị của học sinh. Khi sản phẩm hoàn thành thì giáo viên phải trực tiếp kiểm tra và vận hành thử. Sau mỗi bài thực hành thì phải nên nhận xét rút kinh nghiệm ngay
Trong quá trình áp dụng sáng kiến mới của mình bản thân tôi nhận thấy không chỉ học sinh hiểu bài, kỹ năng được nâng cao hơn mà học sinh còn trở nên yêu thích môn học hơn rất nhiều. Kết quả đạt được rất khả quan, phải nói là thành công hơn cả mong đợi có đến trên 50% học sinh đạt loại Khá, Giỏi. Số học sinh học Yếu, Kém của bộ môn giảm xuống đáng kể.
Môn Công Nghệ là một môn học có phần khô cứng, tỷ lệ thực hành khá cao lại là môn mà đòi hỏi người dạy phải trang bị rất nhiều kỹ năng khác nhau từ kỹ năng sử dụng khoan, kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ điện, đến kỹ năng sử dụng cưa bào (để làm bảng điện). Chính vì vậy giáo viên trực tiếp giảng dạy phải là giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành.
Mặt khác đặc thù của bộ môn đòi hỏi khá nhiều về điều kiện cơ sở vật chất từ phòng thực hành chuyên biệt đến trang bị các dụng cụ, trang thiết bị, vật tư điện nên các nhà trường cần có sự đầu tư thường xuyên bổ xung cho môn học. Các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học này để đạt được thành công thì cần phải tuân thủ việc chuẩn bị thật kỹ trước khi lên lớp. Theo cá nhân tôi, trước khi lên lớp giáo viên cần chú ý những điểm sau:
Lên kế hoạch thật chi tiết, cụ thể. Trình BGH xem xét, bố trí địa điểm, tạo điều kiện về nơi làm việc cũng như nguồn điện ổn định, an toàn.
Nghiên cứu thật kỹ nội dung chương trình SGK, SGV.
Sưu tầm tài liệu hỗ trợ, tham khảo các loại tài liệu liên quan.
- Làm thử nhiều lần trước, rồi cho nhóm thực hành mẫu tiến hành, mới cho HS của lớp thực hành.
Kiểm tra thật kỹ các dụng cụ, các vật liệu, thiết bị điện cần sử dụng trong bài giảng.
Hiện nay theo phân phối chương trình 1tiết/1tuần nên việc bố trí thời khoá biểu cần phải phù hợp hơn bởi thời lượng thực hành đảm bảo thì chất lượng mới được nâng cao. Có thể bố trí 2 tiết liên tục /2 tuần.
Tôi trình bày tất cả điều mình đã và đang làm, đồng thời cũng mạnh dạn nêu lên những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy như đã trình bày ở phần trên. Rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học và của các đồng nghiệp.
Tôi xin trân thành cảm ơn.
Tiền phong, ngày 04 tháng 01 năm 2014 Người thực hiện
Đinh Văn Tuấn
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Xếp loại:
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT ĐÀ BẮC
Xếp loại:
File đính kèm:
- SK thi tỉnh 2013-2014.doc