Phương pháp dạy học mối quan hệ nhân quả trong sách giáo khoa địa lý 11 - THPT

hững năm trước đây vấn đề dạy học môn Đị a lý ở trường PT đạt kết quả chưa cao.

Do quan niệm l à “môn phụ” nên học sinh (HS) mang tính chất đối phó, l àm cho việc nắm

bắt kiến thức chưa chắc và mau quên, HS học “vẹt” v à sao ché p. Mặt khác, phần lớn, gi áo

viên (GV) còn sử dụng “phương pháp cũ, nặng về thuyết trì nh, diễn giảng ” không khêu

gợi suy nghĩ và phát t ri ển trí thông minh, tí nh tí ch cực, tự gi ác của HS.

Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với môn học Địa lý nhằm hình

thành cho HS có được những kiến thức vững chắc, niềm tin khoa học và khả năng tìm

hiểu các mối l iên hệ nhân quả giữa các vấn đề trong tự nhiên và kinh tế - xã hội là một

việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với người GV.

Hiện nay, môn học Địa lý trong nhà trường cũng đã có nhiều thay đổi đá ng

mừng, ngày càng được quan tâ m đúng mức. Tuy nhiên, phương pháp dạy và học Địa lý

ở trường THPT vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả. Với mong muốn góp phần vào việc đề

xuất một số phương pháp, biện pháp cần thiết để giúp cho việc dạy học củaGV đạt hi ệu

qủa như mong muốn, tác giả đã chọn đề tài “Phương pháp dạy học mối quan hệ nhân

quả trong SGK Địa lý lớp 11 - THPT”

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy học mối quan hệ nhân quả trong sách giáo khoa địa lý 11 - THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ 11 - THPT Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huệ, K55D Giáo viên hướng dẫn: ThS Đoàn Thị Thanh Phương ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm trước đây vấn đề dạy học môn Địa lý ở trường PT đạt kết quả chưa cao. Do quan niệm là “môn phụ” nên học sinh (HS) mang tính chất đối phó, làm cho việc nắm bắt kiến thức chưa chắc và mau quên, HS học “vẹt” và sao chép. Mặt khác, phần lớn, giáo viên (GV) còn sử dụng “phương pháp cũ, nặng về thuyết trình, diễn giảng …” không khêu gợi suy nghĩ và phát triển trí thông minh, tính tích cực, tự giác của HS. Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với môn học Địa lý nhằm hình thành cho HS có được những kiến thức vững chắc, niềm tin khoa học và khả năng tìm hiểu các mối liên hệ nhân quả giữa các vấn đề trong tự nhiên và kinh tế - xã hội là một việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với người GV. Hiện nay, môn học Địa lý trong nhà trường cũng đã có nhiều thay đổi đáng mừng, ngày càng được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, phương pháp dạy và học Địa lý ở trường THPT vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả. Với mong muốn góp phần vào việc đề xuất một số phương pháp, biện pháp cần thiết để giúp cho việc dạy học của GV đạt hiệu qủa như mong muốn, tác giả đã chọn đề tài “Phương pháp dạy học mối quan hệ nhân quả trong SGK Địa lý lớp 11 - THPT”. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp dạy học mối hệ nhân qủa trong sách giáo khoa (SGK) Địa lý 11 - THPT 1.1. Cơ sở lí luận Nghị quyết TW2 khóa 8 khẳng định “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nét tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”. Và phương pháp dạy học các mối trong hệ (MQH) nhân quả giữ vai trò quan trọng trong việc tìm ra các nguyên nhân của sự vật, hiện tượng, vạch ra nguyên nhân hình thành đối tượng tự nhiên và KT - XH là một trong những mặt quan trọng nhất trong dạy học của giáo viên Địa lý. Vấn đề về mối liên hệ của các hiện tượng là vấn đề quan trọng nhất, cả đối với phương pháp luận Địa lý với tư cách là một môn học ở Nhà trường” (N.N. Branxki). 1.2. Cơ sở thực tiễn Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy HS làm trung tâm có vai trò vô cùng to lớn nhưng hiện nay thực trạng của việc tổ chức dạy học theo xu hướng trên ở các trường phổ thông còn nhiều hạn chế, thậm chí còn bị bỏ rơi. Nguyên nhân là do các GV bộ môn chưa nhận thức rõ vai trò của hoạt động này hay chính xác là họ “ ngại” đổi mới, do các nhà trường thiếu cơ sở vật chất kĩ thuật, kinh phí, thời gian để tổ chức các hoạt động dạy và học ở trường PT. Không ngoại lệ, phương pháp dạy học MQH nhân quả Địa lý trong chương trình THPT hiện nay cũng rơi vào tình trạng không mấy được quan tâm. Ngoài những nguyên nhân trên, còn thêm nguyên nhân môn Địa lý vốn dĩ bị coi là môn “phụ” trong các môn học ở nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay. Vì thế, ít nhận được sự quan tâm, hào hứng học tập của học sinh. 2. Phương pháp dạy học MQH nhân quả SGK Địa lý 11 2.1. Những định hướng cơ bản đối với việc hình thành và sử dụng phương pháp dạy học MQH nhân quả SGK Địa lý 11. Theo chương trình đổi mới, việc dạy học cần phải đạt tới những mục tiêu cơ bản sau đây: - Phải làm cho HS nắm vững hệ thống các kiến thức cơ bản, phổ thông về Địa lý KTXH thế giới, nhằm giúp HS hình dung và hiểu rõ các con đường, các mô hình phát triển KTXH của các nước trên thế giới. - Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho HS - đây là đặc trưng môn Địa lý (tư duy gắn liền với lãnh thổ, xét đoán dựa trên bản đồ). - Góp phần hình thành và phát triển cho học sinh nhận thức đúng đắn về thế giới hiện đại, đồng thời bồi dưỡng cho HS thái độ quan tâm đến những vấn đề phát triển bền vững ở quy mô toàn cầu, quốc gia và địa phương … 2.2. Phương pháp dạy học MQH nhân quả SGK Địa lý 11 - Tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trên lớp đòi hỏi học sinh phải hình thành mối quan hệ nhân quả. + Đưa ra các bài tập nhận thức để học sinh tìm ra được mối quan hệ nhân quả. + Dạy học tự lực tìm ra được các mối quan hệ nhân quả và giải thích đầy đủ được chúng - Một số phương pháp thích hợp trong dạy học mối quan hệ nhân quả + Phương pháp dùng sơ đồ + Phương pháp giảng giải + Phương pháp đàm thoại + Phương pháp sử dụng bản đồ 2.3. Sử dụng phương pháp dạy học MQH nhân quả vào bài học cụ thể Bài 9: Nhật Bản Tiết 1: Tự nhiên và dân cư( SGK Địa lý 11- ban nâng cao) Hoạt động 1: Giúp HS hiểu biết về đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của Nhật (sử dụng PP đàm thoại, gợi mở, hướng dẫn HS khai khác tri thức từ bản đồ) Bằng các câu hỏi gợi mở GV cùng HS hoàn thành sơ đồ sau: Vị trí địa lý và lãnh thổ Nhật Bản Nhân Quả Thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển tổng hợp kinh tế biển Hoạt động 2: Dựa vào SGK Địa lý mục II(trang 76) xác định MQH nhân quả. Bước 1: GV yêu cầu HS xác định đâu là nguyên nhân đâu là kết quả Bước 2: Kết hợp SGK và kiến thức của bản thân thành lập MQH nhân quả Bước 3: GV cùng HS hoàn thành sơ đồ: Nhân Quả Lao động dồi dào có chất lượng cao Hoạt động 3: Củng cố ra bài tập. 1. Phân tích MQH của ĐKTN ảnh hưởng đến phát triển kinh tế 2. Bài tập 3 - SGK Địa lý 11/78 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá các kết quả nghiên cứu lí thuyết và khẳng định tính khả thi, hiệu quả của các đề xuất lí thuyết đưa ra. 3.2. Nội dung thực nghiệm - Thực nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy các MQH nhân quả - Thực nghiệm về cách lấy HS nhận biết và tự thiết lập các MQH nhân quả - Phụ thuộc vào mức độ nhận thức của HS (cả nhận thức và kỹ năng) 3.2. Tổ chức thực nghiệm Việc tổ chức thực nghiệm được thực hiện song song ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng ở trường THPT Cẩm Khê (Phú Thọ). Lớp thực nghiệm (11A4) dạy theo phươg pháp dạy học MQH nhân quả. Lớp đối chứng (11A3) không áp dụng phương pháp trên. KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu nghiên cứu chất lượng dạy và học môn Địa lý ở trường phổ thông phần nhiều GV chủ yếu dạy theo phương pháp truyền thống: Thầy đọc, trò ghi, hoặc áp dụng một số phương pháp cho tất cả các loại bài làm cho hiệu quả dạy học còn hạn chế. Hiện nay, cùng với việc đổi mới về nội dung và chương trình bộ môn địa lý, GV cần phải cải tiến về phương pháp dạy học. Ý nghĩa thực tiễn có tác dụng nhất của đề tài chính là tìm ra mối liên quan của các kiến thức giúp HS chủ động, tích cực trong việc nắm bắt, lĩnh hội các MQH nhân quả Địa lý, phát triển tư duy sáng tạo của bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] N.N B.ranxki, 1972. Phương pháp giảng dạy Địa lý kinh tế, tập1, 2. NXB GD. [2] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 1993. Lý luận dạy học địa lý phần đại cương. NXB Giáo dục. [3] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 1999. Kỹ thuật dạy học địa lý ở trường THPT, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 - 2000 cho giáo viên THPT. NXB GD. [4] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2003. Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực. NXB Đại học Sư phạm. [5] Lê Đức Hải, 1983. Phát triển tư duy học sinh trong giảng dạy Địa lý kinh tế. NXB GD.

File đính kèm:

  • pdfPhuong phap day hoc moi he nhan qua trong sach giaokhoa SGK Dia ly 11.pdf