1. Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình dạy-học môn mĩthuật ởtrường Tiểu học
1.1. Mục tiêu dạy-học mĩthuật ởtrường tiểu học
- Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận
được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩthuật.
- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu vềmôn mĩthuật, hình thành và
củng cốcác kĩnăng cần thiết đểhọc sinh hoàn thành bài tập trong chương trình.
- Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng
tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới.
- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩthuật của học sinh.
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp dạy học Mĩ thuật - Phần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi.
3. Phương pháp soạn Kế hoạch bài dạy
- Nghiên cứu nội dung bài học, đề ra mục tiêu bài học.
- Xác định những thông tin cần thiết: thông tin về học sinh, về bài dạy … :
- Những đặc điểm cơ bản của đối tượng học sinh lớp mình: trình độ chung (sự tiếp thu
bài), đặc điểm vùng, miền, những hiểu biết và kinh nghiệm có sẵn ….
- Bài thứ mấy trong chương trình? Kiến thức của những bài đã học có thể vận dụng vào
bài học mới? Kiến thức bổ sung, mở rộng? Các điều kiện dành cho việc dạy và học;
phương tiện, đồ dùng dạy-học của giáo viên và học sinh.
- Đọc sách giáo viên để tìm hiểu nội dung bài. nắm được yêu cầu về mức độ kiến thức
của bài học.
- Xác định phương pháp dạy - học: phù hợp với đối tượng học sinh, với mục tiêu, nội
dung bài học, với trang thiết bị, đồ dùng dạy học…
- Đề ra những hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh nhằm giúp các em chủ động
xây dựng nội dung bài học như cách quan sát nhận xét, cách vẽ bài. Cốt lõi của Kế hoạch
32
bài dạy là nêu lên các hoạt động giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung bài, có những
hình thức hoạt động như: vẽ bảng, thảo luận nhóm, vẽ tập thể, vẽ cá nhân, trò chơi học
tập, xem băng, …
4. Cấu trúc Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạy cần theo trình tự sau:
- Bài số
- Tên phân môn
- Tên bài
- Lớp
- Ngày dạy
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
2. Kĩ năng
3. Thái độ
II. CHUẨN BỊ
1. Tài liệu tham khảo (nếu có)
2. Đồ dùng dạy - học
- Giáo viên
- Học sinh
2. Phương pháp dạy học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
( Hai phần trên không nhất thiết phải thực hiện trong các tiết dạy học)
3. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Cơ bản
( Dạy học cái gì)
Hoạt động của giáo viên
(Dạy như thế nào, dạy bằng
cách nào)
Hoạt động của học sinh
(Học như thế nào, học bằng
cách nào)
Ghi rõ nội dung
kiến thức.
- Hình thức giới thiệu bài.
- Ghi các công việc của giáo viên
để hoàn thành mục tiêu, nội dung
của từng hoạt động dạy và học.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học
tập.
- Dặn dò.
Ghi rõ các hình thức hoạt động
củahọc sinh.
- Hình thức trình bày Kế hoạch bài dạy (mấy cột, mấy bước…) có thể thay đổi theo trình
độ, kinh nghiệm, thói quen của giáo viên, tuỳ theo chỉ đạo chuyên môn của từng địa
phương.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau
33
- Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình - Mĩ thuật và phương pháp dạy
học Mĩ thuật tiểu học-tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999.
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - phần Mĩ thuật - NXB Giáo dục.
" Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thế nào là Kế hoạch bài dạy? Những yêu cầu cơ
bản của việc lập Kế hoạch bài dạy? Cấu trúc Kế hoạch bài dạy?
+ Hoạt động cá nhân: đọc thông tin của hoạt động, tìm hiểu thế nào là Kế hoạch
bài dạy? Những yêu cầu cơ bản của việc soạn Kế hoạch bài dạy? Cấu trúc Kế
hoạch bài dạy?
+ Hoạt động trên lớp, giáo viên trình bày cách soạn Kế hoạch bài dạy (có ví dụ
cách soạn Kế hoạch bài dạy một bài cụ thể) sinh viên ghi chép những ý chính.
- Nhiệm vụ 2: Thực hành soạn Kế hoạch bài dạy.
+ Hoạt động theo nhóm (5-6 SV) có hướng dẫn của giáo viên, các nhóm có sách
giáo khoa, sách giáo viên, mỗi nhóm tự chọn một bài trong chương trình mĩ thuật để soạn
Kế hoạch bài dạy. Mỗi cá nhân đưa ý kiến về nội dung của bài dạy, về các hoạt động của
giáo viên và học sinh, nhóm chọn một ý kiến hay nhất (phát huy được tính tích cực học
tập của học sinh, đảm bảo thời gian … ) để thư kí ghi lại trong bài soạn của nhóm. Nhóm
làm ĐDDH cho bài dạy.
Đánh giá hoạt động 2
1. Bạn hãy nêu những yêu cầu cơ bản của việc soạn Kế hoạch bài dạy?
2. Các bạn trong nhóm hãy soạn Kế hoạch bài dạy và làm đồ dùng dạy học cho một bài
trong chương trình mĩ thuật tiểu học.
8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
1. Nêu những yêu cầu cơ bản của việc soạn Kế hoạch bài dạy: (xem thông tin cho hoạt
động).
2. Nhóm soạn Kế hoạch bài dạy và làm đồ dùng dạy học:
Yêu cầu:
- Kế hoạch bài dạy của nhóm trình bày rõ ràng, đúng cấu trúc, nội dung theo sách
giáo khoa và sách giáo viên, tập trung vào tổ chức các hoạt động của học sinh để phát
huy tính tích cực học tập.
- ĐDDH đẹp, sáng tạo, phù hợp với nội dung bài dạy, với các hoạt động trên lớp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá mĩ thuật
ở trường tiểu học.
Thời gian: 1 tiết
³Thông tin cho hoạt động 3
34
1. Các hình thứùc hoạt động ngoại khoá
a) Câu lạc bộ mĩ thuật
Là tổ chức những học sinh ham thích mĩ thuật, có khả năng vẽ, nặn, … sinh hoạt
thường kì theo lịch dưới sự hướng dẫn của giáo viên mĩ thuật.
b) Hoạt động theo hình thức trò chơi
Tổ chức những trò chơi như xé dán, nặn, vẽ tranh trên sân trường, … tạo các sản
phẩm nghệ thuật dưới hình thức thi đua …
c) Tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
Tổ chức tập thể học sinh theo đơn vị lớp hay trường … đến những nơi danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử … để hiểu biết thêm về di tích lịch sử, về danh lam thắng
cảnh của địa phương …
d) Thảo luận, toạ đàm
Tổ chức các hoạt động nói chuyện hay thảo luận về một chuyên đề mĩ thuật như giới
thiệu tác giả, tác phẩm, giai đoạn lịch sử mĩ thuật, các trường phái nghệ thuật tạo hình
…
e) Sưu tầm tranh vẽ
Tổ chức các hoạt động theo cá nhân, nhóm, tổ, lớp …. sưu tầm tranh theo chuyên đề.
2. Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá ngoài trường học
a) Chuẩn bị
Lên kế hoạch: thời gian đi tiền trạm, thời gian tổ chức, địa điểm, cách tổ chức
…..trình ban giám hiệu, tổ chủ nhiệm duyệt, phổ biến cho học sinh những yêu cầu
cần thực hiện như: mục đích của đợt hoạt động ngoại khóa, chuẩn bị đồ dùng cá nhân
nếu đi vẽ ngoài trời, đi tham quan, …
b) Hoạt động
Quản lí tốt học sinh để đợt hoạt động ngoại khóa đạt kết quả tốt, không xảy ra điều gì
đáng tiếc.
c) Đánh giá
Đánh giá kết quả hoạt động như viết báo cáo, trưng bày tranh vẽ, tranh sưu tầm …
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau:
- Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình - Mĩ thuật và phương pháp dạy
học Mĩ thuật tiểu học - tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999.
" Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các hình thứùc hoạt động ngoại khoá.
Hoạt động cá nhân: Tìm hiểu nội dung trong tài liệu.
35
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa
Hoạt động trên lớp: Giáo viên trình bày nội dung thông tin, sinh viên ghi chép những
ý chính.
Đánh giá hoạt động 3
Bạn hãy trả lời câu hỏi sau:
- Trình bày các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa? Theo bạn, làm
thế nào để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá cho học sinh?
8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
( xem thông tin của hoạt động)
Hoạt động 4: Thực hành sư phạm
Thời gian: 10 tiết
³Thông tin cho hoạt động 4
- Soạn Kế hoạch bài dạy các phân môn.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học theo Kế hoạch bài dạy.
- Tập dạy.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau:
- Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình - Mĩ thuật và phương pháp dạy
học Mĩ thuật tiểu học - tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999.
" Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Soạn Kế hoạch bài dạy, làm đồ dùng dạy học, tập giảng theo
nhóm (ngoài giờ lên lớp).
+ Mỗi sinh viên soạn một Kế hoạch bài dạy, làm ĐDDH, sưu tầm bài vẽ học sinh, tập
dạy theo nhóm các hoạt động: hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét (hoặc khai thác
nội dung đề tài), hướng dẫn học sinh cách vẽ, hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá
bài vẽ.
+ Hoạt động nhóm (7-8 SV ), các nhóm chọn một bài dạy tốt của nhóm.
- Nhiệm vụ 2: Tập giảng trên lớp
+ Hoạt động trên lớp: Các nhóm chọn một bài dạy tốt, tập giảng trước lớp có sự theo
dõi của giáo viên. Sinh viên góp ý, giáo viên nhận xét, bổ sung.
Đánh giá hoạt động
Đánh giá các tiết tập dạy của các nhóm học tập theo thang điểm
BẢNG ĐÁNH GIÁ TIẾT TẬP DẠY
Các
mặt III. Các yêu cầu cần đạt
Điểm chuẩn
36
N
ội
d
un
g
1. Chính xác, khoa học (khoa học bộ môn và
quan điểm lập trường chính trị).
2. Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ
trọng tâm, thể hiện được giáo dục thẩm mĩ, giáo
dục tình cảm, đạo đức.
3. Liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
1đ
1đ
0,5đ
Ph
ươ
ng
p
há
p 4. Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung loại bài dạy.
5. Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt
động dạy và học.
6. Có biện pháp tạo hứng thú học tập cho học
sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
0,5đ
1đ
0,5đ
Ph
ươ
ng
ti
ện
7. Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học phù
hợp với nội dung và kiểu bài lên lớp, Kế hoạch
bài dạy trình bày đúng qui định, rõ ràng, khoa
học.
8 Trình bày bảng, trình bày ĐDDH có hệ thống,
khoa học, thẩm mĩ.
1đ
0,5đ
Tổ
c
hứ
c
9. Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân
phối thời gian hợp lý.
10. Bao quát lớp, xử lý tình huống linh hoạt. Tác
phong sư phạm đúng mực.
1đ
1đ
K
ết
q
uả
11. Học sinh tích cực hoạt động .
12. Đạt được mục tịêu của bài dạy. Đa số học
sinh tiếp thu được kiến thức và thực hiện được
các kĩ năng để hoàn thành bài học.
1đ
1đ
8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 4
Những yêu cầu khi tập dạy trước lớp (tham khảo bảng đánh giá tiết tập dạy).
Ngoài ra cần:
- Nghiêm túc, khẩn trương.
- Dự giờ có ghi chép đầy đủ nội dung, diễn tiến tiết dạy, nhận xét từng hoạt động.
- Có thể chỉ thực hiện các bước
+ Giới thiệu bài.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét hoặc khai thác nội dung đề tài.
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh nhận xét, đáng giá kết quả học tập.
Đối với bài thường thức mĩ thuật, cần tập giảng đủ thời gian cho 1 tiết.
37
V . ĐÁNH GIÁ SAU KHI HỌC XONG TIỂU MÔ ĐUN
1. Bạn hãy nêu những hiểu biết của mình về nền mĩ thuật Việt Nam và thế giới? Nêu
những tác phẩm và tác giả tiêu biểu của Việt Nam và thế giới mà bạn biết?
2. Bạn hãy nêu làm thế nào để học sinh có hứng thú học môn mĩ thuật?
File đính kèm:
- Phuong phap day hoc mi thuat Phan 7.pdf