Cuối thếkỉmười chín, chất liệu sơn dầu của châu Âu đã ảnh hưởng tới tác phẩm của
một sốhoạsĩViệt Nam nhưtranhBình văn, Chân dung cụTú Mền, của hoạsĩLê Văn
Miến, tranhPhạm NgũLão,.của hoạsĩThang Trần Phềnh, Đến năm 1925, khi trường
Cao đẳng Mĩthuật Đông Dương được thành lập, chất liệu sơn dầu đã được các họa sĩthể
hiện mang tính cách Á đông trong các tác phẩm như Thuyền trên sông Hương của hoạsĩ
Tô Ngọc Vân, Bên bờgiếng,. của hoạsĩLương Xuân Nhị, Em Thuý, của hoạsĩTrần
Văn Cẩn. Ngoài chất liệu sơn dầu, các họa sĩ đã mạnh dạn sửdụng sơn mài - chất liệu xưa
kia chỉdùng vào làm đồthờcúng, trang trí mĩnghệ- thành chất liệu hội hoạmới mang
phong cách Việt Nam. Đi tiên phong và rất thành công với chất liệu này có những hoạsĩ
như Nguyễn Gia Trí với tác phẩm Trong vườn, Trần Văn Cẩn với tác phẩm Mùa thu,
Ngoài ra, có một loại hình nghệthuật của Á đông, đó là tranh lụa đã được biết đến ởViệt
Nam từnhững thếkỷtrước, nhưng nó thật sựtrởthành chất liệu phổbiến từkhi có những
thành công của các họa sĩTrưỡng Cao đẳng Mỹthuật Đông Dương, mà người đi tiên phong
là họa sĩNguyễn Phan Chánh với những tác phẩm nổi tiếng như Chơi ô ăn quan, Rửa rau
cầu ao, . với phong cách thểhiện rất Việt Nam.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy học Mĩ thuật - Phần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, hướng người xem tới trọng tâm tranh là khuôn mặt ửng hồng, mái
tóc đen cạnh những bông hoa màu sáng. Mảng sáng nhất của bông hoa được chuyển nhẹ
nhàng ra góc tranh, lên bàn tay, khuôn mặt, cổ, bờ vai, xuống tà áo đang ôm lấy đường
139
cong mềm mại, tròn trịa của cơ thể. Những mảng nhấn đậm ở tóc, tay áo, xung quanh
hoa,… càng làm tranh thêm sinh động. Tranh vẽ với gam màu nhẹ nhàng, tinh tế.
Đây là bức tranh mang đậm nét dân tộc và hiện đại.
- Em Thuý (Tranh sơn dầu của họa sĩ Trần Văn Cẩn,1943, kích thước 60 cm x 45 cm)
b) Em Thuý (Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn)
Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác bức tranh Em Thuý vào năm 1943 bằng chất liệu
sơn dầu, kích thước tranh: 60 cm x 45 cm. Tranh vẽ một bé gái mảnh mai, dịu dàng, nề
nếp thể hiện ở vóc người, dáng ngồi. Chất trẻ thơ được họa sĩ thể hiện với đôi mắt mở to,
trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên, đôi môi xinh xắn đỏ mọng. Khuôn mặt sáng với bộ quần
áo trắng ngả hồng cùng với màu nền phía xa và màu ghế đã tạo một gam màu ấm áp cho
toàn bộ bức tranh. Mảng đậm ở mái tóc, ở ghế mây được chuyển xuống vòng đeo tay
càng làm cho bố cục tranh thêm hài hoà, cân đối.
Đây là một trong những bức tranh chân dung nổi tiếng của hoạ sĩ.
140
70
- Du kích tập bắn (Tranh màu bột của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung,1947, kích thước
50 cm x40 cm)
c) Du kích tập bắn (Tranh màu bột của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung)
Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung sáng tác bức tranh Du kích tập bắn vào năm 1947 bằng
chất liệu màu bột, kích thước tranh: 40 cm x 50 cm. Bức tranh diễn tả một buổi tập bắn
của tổ du kích gồm công nhân, nông dân …. đang hăng say tập luyện dưới bầu trời xanh
thẳm có những đám mây trắng. Những mảng đậm, sáng tương phản mạnh trong tranh
càng tăng cảm giác nắng, nóng gay gắt ở miền Trung. Mảng đậm ở gần được chuyển dần
ra xa ở những hàng cây, nếp mái nhà… tạo sự cân đối, thuận mắt trong tranh.
Với hình tượng những người du kích miền Trung đang hăng say luyện tập, hoạ sĩ
Nguyễn Đỗ Cung đã cho người xem thấy được tinh thần khẩn trương giữ gìn, bảo vệ đất
nước của nhân dân ta.
Tranh Du kích tập bắn là một trong những tác phẩm đã bộc lộ một hướng đi, một
cách nhìn đúng đắn, một quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh rõ ràng, dứt khoát của họa sĩ.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau:
- 8 nghệ sĩ tạo hình được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Mĩ thuật phát hành năm
1997 .
- Nguyễn Quốc Toản, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Lăng Bình, Mĩ thuật và phương pháp
dạy học-tập 3, NXB Giáo dục, năm 2001.
" Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp, những nét tiêu biểu trong sáng tác
của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh, hoạ sĩ
Nguyễn Đỗ Cung, hoạ sĩ Nguyễn Sáng.
+ Học cá nhân, đọc thông tin của hoạt động.
141
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những đóng góp to lớn cho nền hội hoạ Việt Nam của
những hoạ sĩ trên.
+ Học trên lớp: Giáo viên hệ thống thông tin, sinh viên ghi chép những ý chính.
- Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách đánh giá tác phẩm nghệ thuật.
+ Hoạt động cá nhân: đọc tài liệu để nắm cách đánh giá tác phẩm nghệ thuật.
+ Học theo nhóm (5, 6 SV ), mỗi nhóm phân tích một trong những bức tranh của
các hoạ sĩ được in trong tài liệu về nội dung chủ đề, hình tượng trong tác phẩm, nghệ
thuật thể hiện của tác giả (bố cục các mảng hình chính phụ, đường nét chính, hình tượng
nhân vật, màu sắc, phân bố độ đậm nhạt trên tranh, ….) và trao đổi cảm nhận các tác
phẩm mĩ thuật trên với các bạn trong nhóm.
Đánh giá hoạt động 3
1. Bạn hãy viết bài nêu cách tìm hiểu, đánh giá một tác phẩm nghệ thuật tạo hình?
2. Bạn hãy viết thông tin theo mẫu bảng dưới đây:
Một số hoạ sĩ tiêu biểu Tác phẩm tiêu biểu
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn
Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh
Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung
Hoạ sĩ Nguyễn Sáng
8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
1. (xem thông tin cho hoạt động)
2. (xem thông tin cho hoạt động)
Hoạt động 4: Tìm hiểu tranh thiếu nhi Việt Nam
Thời gian: 1 tiết
³ Thông tin cho hoạt động 4
Để hiểu, phân tích và đánh giá được một bức tranh, một sản phẩm tạo hình của trẻ
em, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ qua từng lứa tuổi và một
số tranh vẽ của trẻ.
1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi trong hoạt động tạo hình của trẻ em
1.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo (3 – 5
tuổi)
- Trẻ tư duy cụ thể bằng hình ảnh, thích những cái rõ ràng, nổi bật.
- Hình vẽ của trẻ sơ lược, tượng trưng dựa vào ý muốn chủ quan, vẽ theo cái mình
thích, mình hiểu chứ không theo cái nhìn hiện thực khách quan, ví dụ khi vẽ ca nhìn
nghiêng, trẻ vẽ miệng ca là hình tròn, vẽ đáy ca là một đường thẳng, …. Trẻ vẽ thoải mái,
142
tự nhiên, sinh động, hình vẽ thường dàn ngang, mang tính liệt kê, không che khuất nhau,
không theo tỉ lệ cơ thể, không theo xa, gần, … Trẻ quan niệm đơn giản, ví dụ vẽ bố phải
to, khoẻ, tóc ngắn hơn mẹ; mẹ có hoa tai, tóc dài, …
1.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi trong hoạt động tạo hình của học sinh tiểu học
a) Học sinh đầu bậc tiểu học-lớp 1, 2 (6 - 8 tuổi)
Trẻ chưa nhận thức được tỉ lệ, chưa chú ý xa, gần nhưng rất chú ý đến từng chi tiết và
đặc điểm riêng lẻ mà trẻ tri giác được, thích vẽ, nặn, …. và đã có ý thức về đường nét, nét
vẽ thoải mái, tự nhiên, sinh động, … hình vẽ đơn giản, mang tính ước lệ, tranh vẽ vẫn
mang tính liệt kê sự vật.
b) Học sinh cuối bậc tiểu học-lớp 3, 4, 5 (8 - 11 tuổi)
Trí nhớ trực quan và hình tượng đã phát triển, bước đầu hình thành tư duy có phân
tích, trừu tượng. Trí tưởng tượng của các em dần dần phát triển. Trẻ quan sát có chủ định,
tập trung. Nhận thức phong phú đã tạo cơ sở diễn tả được những gì trẻ thấy và những gì
thích thú. Trẻ đã có ý thức hướng về đề tài nhất định và vẽ rất hồn nhiên, sinh động,
mang tính tưởng tượng cao về những ước mơ trong sáng, bay bổng. Hình vẽ của các em
được phát triển hoàn chỉnh hơn, sát thực hơn.
Đây là thời kì then chốt nhất của sự phát triển hình tượng tranh thiếu nhi.
c) Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình chung của học sinh tiểu học
- Bố cục: Bố cục bài vẽ chặt chẽ, hình vẽ to, nhỏ, trước, sau, che khuất nhau đã
xuất hiện nhiều hơn, có nhiều chi tiết phù hợp với đề tài, sát với thực tế cuộc
sống.
- Hình mảng: hình vẽ trong tranh đã phức tạp dần, số lượng hình nhiều hơn, có
nhiều chi tiết, dáng vẻ để làm rõ đối tượng, và ngày càng gần với mẫu. Cách diễn
đạt ở lứa tuổi này hoàn toàn khác với cách diễn đạt chung chung ở mẫu giáo.
- Đường nét : nét vẽ của các em đã mạch lạc và rõ ràng hơn.
- Màu sắc: các em thường dùng màu sắc tươi sáng trong tranh, đặc biệt các em đã
mạnh dạn dùng các màu đậm như đen, nâu và biết pha trộn màu, chồng màu làm
cho bài vẽ đẹp hơn, khác với vẻ đẹp tự nhiên và rực rỡ của mẫu giáo.
1.4. Học sinh bậc trung học cơ sở (11 – 15 tuổi)
Học sinh trung học cơ sở có ý thức học tập rõ hơn, vẽ dè dặt hơn, khuôn mẫu hơn nên
dễ bị khô cứng. Vẽ hiện thực gần với bản chất sự vật, có so sánh, tranh vẽ không còn sơ
lược nữa mà đi vào chi tiết, vào hình dáng, vào tỉ lệ và không gian ba chiều. Tranh vẽ có
chủ đề rõ ràng.
143
Tranh vẽ của trẻ từ 3 đến 7 tuổi
144
Tranh vẽ của trẻ từ 8 đến 11 tuổi
Tranh vẽ của trẻ từ 12 đến 15 tuổi
2. Đặc điểm tranh thiếu nhi
2.1. Tranh vẽ ở lứa tuổi này có tính cảm xúc nhiều hơn tính trí tuệ, mang tính hồn
nhiên, trong sáng, trí tưởng tượng phong phú. … trẻ thường vẽ theo những gì chúng tư
duy được.
2.2. Trẻ tạo hình không theo xa gần, tỉ lệ, các hình thường xếp thành hàng ngang,
hình nọ không che khuất hình kia.
2.3. Tranh vẽ của các em rất rõ ràng, cụ thể về hình cũng như màu sắc, nét vẽ
thoải mái, tự nhiên không gò bó, màu sắc tươi vui, trong sáng.
3. Tìm hiểu một số tranh vẽ của trẻ em lứa tuổi tiểu học
a) Tranh “Cánh chim hòa bình” của em Lê Thị Hồng Hà.
145
Bức tranh vẽ một bé gái, hai tay nâng con chim bồ câu, trên khuôn mặt cô bé nổi
bật nhất là đôi mắt mở to tròn, long lanh vì niềm vui hòa bình mà em muốn chia xẻ cho
tất cả mọi người. Qua bức tranh, chúng ta nhận thấy em vẽ chân mày với từng sợi một, áo
có đầy đủ các nút, đầu hơi to so với thân, … Các mảng màu trong tranh rõ ràng và trong
trẻo. Đây là một bức tranh rất đẹp và có ý nghĩa sâu sắc.
Tranh “Cánh chim hòa bình” của em Lê Thị Hồng Hà
Tranh “Con đường đến trường” của em Tùng Hương
b) Tranh “Con đường đến trường” của em Tùng Hương
Hình ảnh trong tranh là con đường đầy màu sắc, có chú cảnh sát giao thông đang
làm nhiệm vụ, những chiếc taxi đang chạy, khuôn mặt bác tài xế tươi cười, … Trên một
số căn hộ của tòa nhà cao tầng có những bông hoa xinh xinh, …Thành phố nơi Tùng
Hương sinh sống, nơi em đi qua mỗi ngày để đến lớp thật nhộn nhịp và cũng thật vui, ai
ai cũng tươi cười vui vẻ làm nhiệm vụ của mình. Em sử dụng những gam màu mạnh mẽ,
gồm màu nguyên chất và màu đã có pha trộn càng làm cho bức tranh thêm sinh động.
(HÌNH MINH HOẠ)
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin này trong những tài liệu sau:
- Nguyễn Quốc Toản, Triệu Khắc Lễ, Nguyễn Lăng Bình, Mĩ thuật và phương pháp
dạy học Mĩ thuật tiểu học - tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục 1998, 1999.
" Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi trong hoạt động tạo hình
của thiếu nhi
+ Bạn hãy đọc thông tin để tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi thể hiện như thế nào
trong vẽ tranh của thiếu nhi? Tại sao phải nắm được đặc điểm tranh thiếu nhi?
+ Học trên lớp: Giáo viên hệ thống thông tin, sinh viên ghi chép những ý chính.
- Nhiệm vụ 2: Phân tích một số tranh thiếu nhi Việt Nam
+ Học theo nhóm (5, 6 SV), phân tích nội dung, hình thức thể hiện của một số
tranh thiếu nhi Việt Nam trong tài liệu hoặc tranh tự sưu tầm.
Đánh giá hoạt động 4
146
1. Bạn hãy viết hiểu biết của bạn về tranh thiếu nhi theo mẫu bảng dưới đây:
Nội dung Hình thức thể hiện
2. Viết bài phân tích 2 bức tranh thiếu nhi ở hình minh họa.
8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 4
1. (xem thông tin của hoạt động).
2. (xem thông tin của hoạt động).
File đính kèm:
- Phuong phap day hoc mi thuat Phan 5.pdf