1. Vị trí, vai trò của phụ trách chi đội:
+ PTCĐ là người phụ trách trực tiếp, toàn diện các mặt hoạt động của một chi đội TNTP.HCM.
+ Là công sự đắc lực của GV – TPT Đội trong tất cả các hoạt động của liên đội nói chung và chi đội nói riêng.
+ Trong hoạt động Đội,PTCĐ là người anh ( chị ), người bạn lớn tuổi gần gũi, tin cậy của các em, có khả năng hiểu biết sâu sắc tâm tư nguyện vọng, điểm mạnh, hạn chế của các em, là cầu nối quan trọng giữa đội viên trong chi đội với TPT Đội.
*Vai trò, vị trí của PTCĐ thể hiện qua các điểm:
+ Chi đội là đơn vị cơ sở của Đội,trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động của Đội. Vì vậy PTCĐ đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng hoạt động của chi đội và thực hiện thành công chương trình rèn luyện đội viên.
+ PTCĐ thường là GVCN:
- Đó là cách sắp xếp hợp lý, đảm bảo tính sư phạm, thể hiện tính thống nhất trong hình thức và phương pháp giáp dục.
- Là điều kiện quan trọng để PTCĐ có thể gần gũi và hiểu sâu sắc các em.
- Tuy nhiên cần nắm vững và phân biệt đặc thù của 2 nhiệm vụ này, từ đó năng động, uyển chuyển trong việc vận dụng phương pháp công tác vào từng nhiệm vụ cho phù hợp.
+ PTCĐ là nhà giáo dục:
- Phải nắm vững những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ, phương pháp công tác đội, những kỹ năng sư phạm, lao động sư phạm.
- Vận dụng những hiểu biết và kỹ năng trên đây để giúp đỡ các em trong hoạt động.
+ PTCĐ là nhân vật trung tâm, là cầu nối giữa Đoàn với Đội, thầy cô với học sinh; nhà trường – gia đình – xã hội.Để thực hiện vai trò này, PTCĐ phải luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu của các em ( theo điều lệ Đội )
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 8998 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phụ trách chi đội trong trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các điểm:
+ Chi đội là đơn vị cơ sở của Đội,trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động của Đội. Vì vậy PTCĐ đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng hoạt động của chi đội và thực hiện thành công chương trình rèn luyện đội viên.
+ PTCĐ thường là GVCN:
- Đó là cách sắp xếp hợp lý, đảm bảo tính sư phạm, thể hiện tính thống nhất trong hình thức và phương pháp giáp dục.
- Là điều kiện quan trọng để PTCĐ có thể gần gũi và hiểu sâu sắc các em.
- Tuy nhiên cần nắm vững và phân biệt đặc thù của 2 nhiệm vụ này, từ đó năng động, uyển chuyển trong việc vận dụng phương pháp công tác vào từng nhiệm vụ cho phù hợp.
+ PTCĐ là nhà giáo dục:
- Phải nắm vững những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ, phương pháp công tác đội, những kỹ năng sư phạm, lao động sư phạm.
- Vận dụng những hiểu biết và kỹ năng trên đây để giúp đỡ các em trong hoạt động.
+ PTCĐ là nhân vật trung tâm, là cầu nối giữa Đoàn với Đội, thầy cô với học sinh; nhà trường – gia đình – xã hội.Để thực hiện vai trò này, PTCĐ phải luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu của các em ( theo điều lệ Đội )
2. Các mối quan hệ của PTCĐ trong trường phổ thông:
2.1 Quan hệ với TPT Đội:
+ Là mối quan hệ vừa mang tính chất chịu sự chỉ đạo ( cấp dưới đối với cấp trên ), vừa thể hiện sự tương tác trong cùng một loại hình cán bộ phụ trách Đội.
- Thường xuyên duy trì mối quan hệ chặt chẽ với TPT để báo cáo công tác; nắm vững, cập nhật những vấn đề mới về công tác đội; đề xuất để có sự giúp đỡ của TPT.
- Phải tạo mối liên hệ hợp tác với TPT trong công việc và xây dựng tập thể PTCĐ đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
2.2 Quan hệ với BCH chi đội và đội viên:
Là người chỉ huy trực tiếp, toàn diện đối với chi đội: Phải xây dựng chi đội trở thành chi đội mạnh; xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa phụ trách chi đội với BCH và đội viên, giữa BCH với đội viên và giữa đội viên với đội viên.
2.3 Quan hệ với hội đồng sư phạm nhà trường:
Là mối quan hệ mang tính phối hợp nhằm thực hiện tốt kế hoạch công tác đội và công tác của nhà trường. Trong đó mối quan hệ giữa PTCĐ và GVCN là rất quan trọng.
+ Nếu GVCN không phải là PTCĐ : Cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau; thường xuyên quan tâm giúp đỡ, bảo vệ uy tín nhau; PTCĐ cần dự SH lớp, họp PHHS còn GVCN tranh thủ thời gian dự SH đội và tham gia giúp đỡ các em trong hoạt động Đội.
+ Nếu GVCN đồng thời là PTCĐ: Cần có sự tinh tế, nhạy cảm trong chuyển đổi vai trò trong những hoạt động cụ thể ( hoạt động đội, hoạt động của lớp ). Mặt khác, cần nỗ lực cao, không hành chính hóa công tác đội, quan tâm xây dựng lớp thành một tập thể mạnh mà chi đội là nòng cốt.
2.4 Quan hệ với PHHS:
Đây là mối quan hệ mang tính phối hợp, hợp tác trong công tác giáo dục toàn diệncho HS.
3. Nhiệm vụ của phụ trách chi đội:
3.1 Hướng dẫn chi đội tổ chức giáo dục thiếu nhi theo 5 điều Bác Hồ dạy và theo điều lệ Đội:
+ Nắm vững tình hình của chi đội, của lớp về mọi mặt.
+ Chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức chi đội trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của các em để trở thành chi đội mạnh
+ Cụ thể hóa 5 điều Bác Hồ dạy thành nội dung thiết thực giáo dục các em.
3.2 Hướng dẫn chi đội xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch công tác Đội:
+ Hướng dẫn các em tự xây dựng kế hoạch công tác và chương trình hành động của chi đội.
+ Động viên, khuyến khích các em trong việc tìm tòi những hình thức, phương pháp hoạt động phù hợp để hoàn thành tốt kế hoạch và chương trình công tác của chi đội.
+ Hướng dẫn chi đội phát động và tổ chức các phong trào thi đua thực hiện kế hoạch công tác đội.
3.3 Phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng:
+ Chủ động thiết lập các mối quan hệ mang tính hợp tác với các GV khác trong HĐSP để sử dụng khả năng của họ trong công tác GD thiếu nhi.
+ Đưa nội dung công tác đội vào chương trình họp PHHS, phản ánh tình hình chi đội và tranh thủ sự giúp đỡ của PHHS cả về vật chất và tinh thần.
+ Tạo mối liên hệ thường xuyên với các lực lượng khác ( phụ nữ, cựu chiến binh)
3.4 Đại diện cho các em để đề xuất và đấu tranh cho những yêu cầu, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của các em:
3.5 Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trau giồi những kỹ năng, nghiệp vụ và phương pháp công tác đội:
+ Chuyên môn giảng dạy: Học hỏi, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học . Đây là điều kiện quan trọng để làm tốt công tác và giữ vững uy tín trước học sinh.
+ Kỹ năng, nghiệp vụ công tác đội:
- Tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội.
- Tham gia đầy đủ và có chất lượng các đợt bồi dưỡng thường xuyên của ngành.
- Tăng cường tự học, tự nghiên cứu về lý luận và phương pháp công tác đội.
- Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp.
- Tăng cường học tập, rèn luyện các kỹ năng công tác thiếu nhi, tổ chức HĐGDNGLL - Cần nắm vững Nghi thức Đội, điều lệ Đội, sinh hoạt chi đội, Đại hội đội, kết nạp đội viên, công tác khen thưởng và trách phạt trong Đội.
4. Nội dung và kế hoạch công tác của phụ trách chi đội:
4.1 Những nội dung công tác chính của PTCĐ:
a/ Nắm vững chủ trương và trọng tâm công tác Đội trong từng thời kỳ:
+ Nội dung cần nắm vững: Những vấn đề cơ bản trong CTĐ,những vấn đề mang tính thời sự, những chủ trương lớn và trọng tâm CTĐ trong từng thời kỳ.
+ Tìm hiểu thông qua: Tổng phụ trách, quan hệ với Hội đồng đội các cấp, qua báo, tạp chí của Đoàn & Đội.
+ Vấn đề quan trọng là: cụ thể hóa các nội dung, chủ trương đó thành những công tác cụ thể của chi đội.
b/ Nắm vững tình hình, đặc điểm của chi đội:
+ Là một yêu cầu không thể thiếu,cơ sở quan trọng để xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của chi đội và của bản thân.
+ Phương pháp: Điều tra cơ bản qua sổ sách hàng năm; quan sát, phỏng vấn, đối thoại, trò chuyện trực tiếp; thu thập thông tin qua tổ chức các hoạt động;Qua đánh giá, nhận xét của gia đình.
c/ Hướng dẫn lựa chọn và bồi dưỡng BCH chi đội:
+ PTCĐ cần hướng dẫn các em:
- Xác định đúng tiêu chuẩn của một người chỉ huy đội ( tránh cầu toàn, phiến diện, cứng nhắc)
- Định hướng từng bước cho các em xác định đúng các đối tượng theo dự kiến
- Hướng dẫn các em được đề cử trình bày dự kiến chương trình hành động của mình.
+ Bồi dưỡng BCH CĐ:
* Nội dung bồi dưỡng:
- Một số kỹ năng cơ bản: ghi chép văn bản, quản lý sổ sách
- Tổ chức họp BCH, điều khiển sinh hoạt chi đội, tổ chức hoạt động đội, thực hiện nghi thức Đội, các thủ tục nghi lễ của Đội
* Hình thức bồi dưỡng : Định kỳ theo kế hoạch của liên đội, BD thường xuyên, BD theo chuyên đề
d/ Hướng dẫn BCH CĐ tổ chức sinh hoạt chi đội:
+ Cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định sinh hoạt chi đội và hướng dẫn các em thực hiện một cách nề nếp.
+ Trong buổi sinh hoạt chi đội: Giữa vai trò người hướng dẫn, chỉ đạo, định hướng ( tránh hành chính hoá, làm thay, can thiệp sâu); Tạo không khí phấn khởi, dân chủ, nhẹ nhàng thoải mái, khuyến khích sự chủ động sáng tạo của BCH; PTCĐ nên là người phát biểu cuối cùng ( chốt lại vấn đề quan trọng,uốn nắn những lệch lạc ); Duy trì tốt sinh hoạt của phân đội.
+ Đối với BCH CĐ: Hướng dẫn BCH chuẩn bị nội dung, hình thức, biện pháp công tác để đưa ra bàn bạc ở chi đội;Phân công cụ thể cho từng thành viên BCH theo dõi, nắm vững tình hình của các phân đội, các mặt hoạt động chính của chi đội để báo cáo cho tập thể BCH; PTCĐ dự họp BCH, giữ vai trò cố vấn, hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại hội chi đội: Cần đầu tư công sức, trí tuệ và thời gian để tổ chức hướng đẫn, chỉ đạo các em thực hiện thành công;Hướng dẫn các em làm tốt khâu chuẩn bị, viết báo cáo, thảo luận, chuẩn bị nhân sự bầu vào BCH CĐ;Tiến trình đại hội phải được xây dựng, bố trí hợp lý, chặt chẽ, khoa học;PTCĐ giữ vai trò cố vấn, hướng dẫn, toàn bộ công việc để các em tự điều hành ( quan trọng nhất là khâu chuẩn bị )
e/ Tiến hành các mặt hoạt động của chi đội ở trong và ngoài nhà trường:
+ PTCĐ cần phải thường xuyên quan tâm, định hướng cho các em tổ chức các hoạt động.
+ Một số gợi ý về hình thức hoạt động của chi đội: Mô hình CLB ( môn học, sở thích); phát động các phong trào vừa sức, phù hợp với khả năng của các em và điều kiện của nhà trường;Phát triển và sáng tạo các hình thức học tập thông qua các hoạt động, các trò chơi
f/ Bồi dưỡng, GD về Đoàn cho đội viên:
+ Cần xác định hợp lý nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục, giúp các em tiếp cận vấn đề một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái.
+ Phối hợp với các LLGD khác để tiến hành bồi dưỡng cho các em
+ Biện pháp giáo dục : Qua các câu chuyện về lịch sử truyền thống của Đoàn,triển lãm về Đoàn,tấm gương tiêu biểu của đoàn viên,tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, GD thông qua việc làm hàng ngày và chính tấm gương của PTCĐ
g/ Tổ chức thi đua và động viên, khen thưởng:
+ Yêu cầu trong thi đua:
- Phải xác định nội dung,các chỉ tiêu, hình thức thi đua.
- Đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức thi đua, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của các em.
+ Cần lưu ý : PTCĐ gợi ý, định hướng nội dung;phát huy tính tự quản của các em trong quá trình tổ chức thi đua;Đảm bảo tính công bằng, công khai, dân chủ;Phải đạt sự hợp tác cao trong chi đội;Cần quan tâm GD tư tưởng thi đua lành mạnh, cầu tiến, đoàn kết, tránh ăn thua, cay cú
4.2 Kế hoạch công tác của PTCĐ: Bao gồm
+ Kế hoạch chung: là kế hoạch tổng thể trong cả năm học của chi đội. KH bao gồm các mặt công tác chính và chương trình hành động cụ thể của chi đội. KH này phải có sự phê duyệt của TPT Đội.
+ Kế hoạch hoạt động cụ thể: bao gồm KH học kỳ, chương trình kế hoạch tháng – tuần,chương trình kế hoạch theo chủ đề-chủ điểm,chương trình kế hoạch cho những công tác trọng tâm hoặc đột xuất
+ Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng:
- Về chuyên môn: KH học tập, rèn luyện, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn;Tham gia đủ và có chất lượng các đợt bồi dưỡng thường xuyên;Bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề ( Đổi mới phương pháp )
- Về nghiệp vụ CTĐ: Tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ CTĐ do TPT hoặc Đoàn cấp trên tổ chức; Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp.
File đính kèm:
- phu trach chi doi.doc