Phụ lục Tài liệu tập huấn giáo viên THCS đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở môn địa lí

 1. Tính tích cực học tập

 - Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội  hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục đào tạo con người năng động, thích ứng, góp phần phát triển cộng đồng.

 - Tính tích cực (TTC) trong hoạt động học tập về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức (những tri thức mà loài người đã tích luỹ được; khám phá những hiểu biết mới đối với bản thân)

 2. Phương pháp tích cực

 - Phương pháp tích cực (PPTC) là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục / dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

 - “Tích cực” trong PPTC được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực

 - PPTC hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học, chứ không phải tập trung vào phát huy TTC của người dạy, đành rằng để dạy học theo PPTC thì GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theo PP thụ động.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phụ lục Tài liệu tập huấn giáo viên THCS đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở môn địa lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an sát hoạt động học tập của HS - Quan sát việc học địa lí của học sinh: là cách thu thập thông tin về tình hình, khả năng và trình độ học tập môn địa lí của từng học sinh qua hoạt động quan sát. - Trắc nghiệm: Trắc nghiệm trong phạm vi dạy học được coi là công cụ dùng để đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với những mục tiêu được đặt ra trong những lĩnh vực cụ thể. Tuỳ theo dạng thức của trắc nghiệm người ta chia ra thành trắc nghiệm khách quan hay trắc nghiệm tự luận. e) Quy trình đánh giá: Hoạt động đánh giá được tiến hành theo các bước sau: - Xác định mục đích, yêu cầu đánh giá: đánh giá để xác định trình độ học sinh khi bước vào một giai đoạn học tập mới, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại một thời điểm (sau một bài học, sau vài bài học,...) hoặc đánh giá tổng kết sự phát triển của học sinh sau cả học kỳ, cả năm học. - Xác định đối tượng, nội dung và hình thức đánh giá: Đối tượng đánh giá là học sinh song nên chú ý đến trình độ, điều kiện cụ thể của học sinh. Nội dung đánh giá cần phản ánh được các yêu cầu của mục tiêu môn học. - Xây dựng bộ công cụ đánh giá: Chủ yếu biên soạn các loại câu hỏi cho thích hợp với phương pháp đánh giá và soạn đáp án, biểu điểm. - Xử lý số liệu: Số liệu là kết quả thu được qua các lần kiểm tra. Phân tích các số liệu để có thể phân loại học sinh. Kết quả kiểm tra còn giúp giáo viên phát hiện được học sinh thường có thuận lợi hoặc gặp khó khăn gì khi tiếp nhận những loại kiến thức, kĩ năng khác nhau. - Kết luận theo mục đích và yêu cầu đánh giá, đồng thời có những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng học tập bộ môn của học sinh. Phụ lục 6: YÊU CẦU, TIÊU CHÍ, QUY TRÌNH RA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau; đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo. Quán triệt tinh thần ấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn đổi mới kiểm tra, đánh giá ở ngành học phổ thông, tập trung vào công tác ra đề kiểm tra học kỳ các cấp học Tiểu học, THCS, THPT, như sau: I.Yêu cầu của đề kiểm tra học kỳ Đề kiểm tra học kỳ phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: Nội dung bao quát chương trình đã học. Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ đã được quy định trong chương trình môn học, cấp học. 3. Đảm bảo tính chính xác, khoa học. Phù hợp với thời gian kiểm tra. Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh. II.Tiêu chí của đề kiểm tra học kỳ Các tiêu chí đề kiểm tra học kỳ cần đạt là: 1. Nội dung khung nằm ngoài chương trình. 2. Nội dung rải ra trong chương trình học kỳ. 3. Có nhiều câu hỏi trong một đề. Tuỳ theo đặc trưng của từng bộ môn, phân định tỷ lệ phù hợp giữa câu trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận. Đối với câu trắc nghiệm khách quan: không ít hơn 10 câu đối với đề kiểm tra 90 phút, không ít hơn 5 câu đối với đề kiểm tra 40- 45 phút. 4. Tỷ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở từng bộ môn; đảm bảo tỷ lệ chung cho các cấp học như sau: - Cấp Tiểu học: nhận biết 50%; thông hiểu 30%; vận dụng 20%. - Cấp THCS : nhận biết 20%; thông hiểu 50%; vận dụng 30%. - Cấp THPT: nhận biết 20%; thông hiểu 40%; vận dụng 40%. 5. Các câu hỏi của đề được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề. 6. Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho nó. III. Quy trình ra đề kiểm tra học kỳ Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra Trước khi ra đề kiểm tra, cần đối chiếu với các mục tiêu dạy học để xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra nhằm đánh giá khách quan trình độ học sinh, đồng thời thu thập các thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý giáo dục. 2. Thiết lập bảng hai chiều a) Lập một bảng có 2 chiều; trong đó, một chiều thể hiện nội dung, một chiều thể hiện các mức độ nhận thức cần kiểm tra. b) Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mỗi mức độ nhận thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của bảng. c) Xác định số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra. - Xác định số điểm cho từng nội dung căn cứ vào tổng số tiết quy định trong phân phối chương trình và mức độ quan trọng của nội dung đó. - Xác định số điểm cho từng mức độ nhận thức để đảm bảo cho phân phối điểm có dạng tương đối chuẩn dựa trên nguyên tắc: mức độ nhận thức cơ bản nên có tỷ lệ điểm số cao hơn hoặc bằng các mức độ nhận thức khác. d) Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi trong mỗi ô của bảng hai chiều. - Xác định thời gian, số điểm tương ứng cho từng phần; - Xác định số điểm, số lượng câu hỏi cho từng ụ của bảng hai chiều. Nhìn chung, càng nhiều câu hỏi ở mỗi nội dung, mỗi mức độ nhận thức thì kết quả đánh giá càng có độ tin cậy cao; hình thức câu hỏi đa dạng sẽ tránh được sự nhàm chán đồng thời tạo hứng thú, khích lệ học sinh tập trung làm bài. Cần lưu ý hai vấn đề: + Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào hình thức câu hỏi, số điểm và thời gian dành cho ụ tương ứng trong bảng hai chiều; + Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có số điểm như nhau, không phụ thuộc vào mức độ khó, dễ của từng câu hỏi. 3. Thiết kế câu hỏi theo bảng hai chiều Căn cứ vào bảng hai chiều, giáo viên thiết kế câu hỏi cho đề kiểm tra. Cần xác định rõ nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi phải được biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học. 4. Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng hai chiều. Điểm toàn bài kiểm tra học kỳ tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm. Điểm của các câu trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (theo quan hệ tỷ lệ thuận). (Trích tài liệu của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng- Bộ GD& ĐT) Phụ lục 7: CÁC TIÊU CHÍ XEM XÉT CHẤT LƯỢNG CÂU HỎI Hãy đặt những câu hỏi dưới đây với mỗi câu hỏi mà anh/ chị biên soạn. Nếu một hoặc một số câu hỏi có câu trả lời là “không”, hãy xem xét lại chất lượng của câu hỏi mà anh/ chị biên soạn. I. Các tiêu chí xem xét chất lượng của câu hỏi có nhiều lựa chọn Câu hỏi có đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình (CT) môn học hay không? Câu hỏi có phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày, trọng tâm cần nhấn mạnh và số điểm hay không? Câu dẫn có đặt ra câu hỏi trực tiếp hay một vấn đề cụ thể hay không? Câu hỏi được biên soạn bằng ngôn ngữ và hình thức trình bày riêng hay chỉ đơn thuần trích dẫn những lời trong SGK? Từ ngữ và cấu trúc câu hỏi có rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh hay không? Mỗi phương án nhiễu (nền) có hợp lý đối với những học sinh không có kiến thức hay không? Nếu có thể, mỗi phương án sai có được xây dựng dựa trên các lỗi thông thường hay nhận thức sai lệch của học sinh hay không? Đáp án đúng của câu hỏi này có độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra hay không? Tất cả các phương án đưa ra có đồng nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn hay không? Có hạn chế đưa ra phương án “Tất cả các câu trên đều đúng” hoặc “Không có phương án nào đúng” hay không? Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất hay không? II. Các tiêu chí xem xét chất lượng của câu hỏi tự luận Câu hỏi có đánh giá nội dung quan trọng của chương trình (chuẩn kiến thức, kỹ năng) hay không Câu hỏi có phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày, trọng tâm cần nhấn mạnh và số điểm hay không? Câu hỏi có yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới hay không? Xét trong mối quan hệ với câu hỏi khác của bài kiểm tra, câu hỏi tự luận có thể hiện nội dung và cấp độ tư duy đã nêu trong tiêu chí kiểm tra hay không? Nội dung câu hỏi có cụ thể hay không? Nó có đặt ra yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó hay chỉ đưa ra một yêu cầu chung chung mà bất cứ một câu trả lời nào cũng phù hợp? Yêu cầu của câu hỏi có phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh hay không? Để đạt được điểm cao, học sinh phải chứng minh quan điểm hơn là nhận biết về thực tế, khái niệm,…? Ngôn ngữ trong câu hỏi có chuyển tải được hết những yêu cầu của người ra đề đối với học sinh hay không? Câu hỏi có được diễn đạt theo cách giúp học sinh hiểu được: - Độ dài của câu trả lời? - Mục đích của bài kiểm tra? - Thời gian trả lời câu hỏi? - Tiêu chí đánh giá/ chấm điểm bài kiểm tra? Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi đó có nêu rõ bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là quan điểm mà chúng đưa ra? Nguồn: Trích từ cuốn : “Hướng dẫn để giáo viên đạt được kết quả cao trong đánh giá học sinh trên lớp: Một cách tiếp cận đánh giá” (trang 35). Tác giả: GS. A.J. Nitko và GS. T-C Hsu, 1987, Pittsburgh, PA: Viện thực hành và nghiên cứu giáo dục, Đại học Pittsburgh. MỤC LỤC - PHỤ LỤC Trang PHẦN MỘT: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ Phụ lục 1: Một số khái niệm liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học. 1 Phụ lục 2: Một số vấn đề liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học địa lí 3 Phụ lục 3: Về một số phương pháp dạy học mới theo quan điểm đổi mới 5 Phụ lục 4: Giới thiệu về một số phương pháp dạy học mới 8 PHẦN HAI: ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP ĐỊA LÍ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ Phụ lục 1: Quan niệm về kiểm tra, đánh giá 12 Phụ lục 2: Vai trò của kiểm tra, đánh giá 13 Phụ lục 3: Một số nét về thực trạng kiểm tra, đánh giá. 13 Phụ lục 5: Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Địa lí ở trường trung học cơ sở 15 Phụ lục 6: Yêu cầu, tiêu chí, quy trình gia đề kiểm tra học kì 16 Phụ lục 7: Các tiêu chí xem xét chất lượng câu hỏi 19 21

File đính kèm:

  • docDOI MOI PHUONG PHAP DAY HOC DIA LI TRUNG HOC COSO.doc