I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
II. THỰC TRẠNG – NGUYÊN NHÂN 2
III. GIẢI PHÁP 2
1. Giúp học sinh chuẩn bị bài tốt thông qua đội ngũ cán bộ lớp 2
2. Giáo viên thường xuyên quan tâm nhắc nhở và đưa ra một số yêu cầu cụ thể 2
3. Phát huy hiệu quả 15 phút truy bài đầu giờ bằng cách 2
4. Tổ chức phong trào đôi bạn học tập 2
5. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh 2
IV. KẾT QUẢ 2
V. Đ Ề XUẤT - KIẾN NGH Ị 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
10 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp huy tính tích cực chủ động chuẩn bị bài trước giờ lên lớp cho học sinh lớp 2 trường tiểu học Lương Thế Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao để đội ngũ giúp giáo viên trong việc quản lí lớp, thúc đẩy các phong trào thi đua của lớp. Đặc biệt là việc kiểm tra bài giúp các bạn trong lớp chuẩn bị bài ở nhà trước giờ vào lớp.
Sau mỗi tiết học giáo viên đều định hướng cho học sinh học bài ở nhà. Trong lúc này đội ngũ cán bộ lớp phát huy vai trò của mình giúp các bạn trong nhóm, trong tổ mình học bài và làm bài tốt trước giờ vào lớp.
Ví dụ: Trong môn “Luyện từ và câu” sau khi học bài “Từ chỉ đặc điểm”, giáo viên cho học sinh học nhóm để tìm thêm từ chỉ đặc điểm của người và vật. Ngay lúc này tổ trưởng các tổ sẽ trực tiếp hướng dẫn và giao cho cá nhân cũng như nhóm nhỏ trong tổ mình để tìm từ.
Có thể: Nhóm 1: Tìm từ chỉ đặc điểm về tính tình của một người.
Nhóm 2: Tìm từ chỉ đặc điểm về màu sắc của một vật.
Nhóm 3: Tìm từ chỉ đặc điểm về hình dáng của người và vật.
Trước khi vào tiết học mới. Tổ trưởng, nhóm trưởng cho trao đổi kiểm tra nhận xét và bổ sung về phần các bạn trong tổ mình đã làm. Từ cách làm này thì mỗi cá nhân học sinh cũng như ban cán sự lớp đã phát huy được tính tính tự giác, tích cực học tập của mình.
Giáo viên thường xuyên quan tâm nhắc nhở và đưa ra một số yêu cầu cụ thể
Một học sinh phải có riêng một quyển vở, “chuẩn bị bài ở nhà” để sau mỗi tiết học giáo viên hướng dẫn học sinh cần nhớ đều gì, và chuẩn bị như thế nào ? thì các em sẽ ghi nội dung chuẩn bị bài đó vào vở.
Trong thời gian đầu sau mỗi buổi học giáo viên dành khoảng 4 đến 5 phút giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cho ngày mai, để giúp các em có tinh thần và kĩ năng tốt việc chuẩn bị bài trước giờ vào lớp. Trong nhiệm vụ này có 2 nội dung rõ ràng.
Nội dung ôn bài cũ
Nội dung chuẩn bị cho bài mới.
Ví dụ: Để chuẩn bị bài cho ngày thứ 6.
Môn Toán
* Ôn bài cũ: Bài: “Tìm số trừ”
Học sinh phải biết và nhớ được tên thành phần của phép trừ.
Cánh tìm số trừ
Giải được 1 số bài tập lên quan đến tìm số trừ mà giáo viên giao về.
* Chuẩn bị bài mới:
Bài :“13 trừ đi một số (13 – 5)”
Học sinh chuẩn bị 1 bó 1 chục que tính và 3 quen tính rời.
Tập lấy 13 que tính bớt lần lượt 4, 5, 6, 7, 8, 9 que tính sau mỗi lần như vậy xem xét còn lại bao nhiêu que tính.
Phân môn Tập làm văn:
* Ôn bài cũ: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị – Kể ngắn theo câu hỏi.
+ Học sinh lại mẫu câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
+ Tập nói với các bạn trong nhóm lời mới, nhờ, yêu cầu, đề nghị của 1 số tình huống cụ thể mà giáo viên đã giao về.
+ Luyện cách kể ngắn khác nhau theo câu hỏi gợi ý mà các em đã được học ở lớp.
* Bài mới:
Bài : “Kể về người thân”
Đối với bài học này. Giáo viên cần chuẩn bị cho các em một hệ thống câu hỏi để các em về tìm hiểu, quan sát kĩ đặc điểm hình dáng, tính tình của người thân mà các em định kể.
Đối với các môn học khác cũng giao nhiệm vụ tương tự dựa vào nội dung yêu cầu của bài để định hướng trước cho các em.
Ngoài ra khi dạy một số môn mà nội bài học cần cho học sinh sưu tầm trước thì giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho cá nhân học sinh hoặc nhóm.
Ví dụ
Dạy bài : “Tìm hiểu cảnh đẹp của đất nước” của môn hoạt động ngoài giờ. Các em phải tìm những bức ảnh, tranh về chủ đề đất nước hoặc có những câu chuyện kể về một cảnh đẹp nào đó của đất nước ta để giới thiệu trước lớp.
Với môn chính tả đa số học sinh hiện nay mắc rất nhiều lỗi. Và có thể nói nhất là học sinh viết hay sai do tiếng địa phương hoặc chưa hiểu nghĩa của từ đó. Nên trong tiết học tập đọc giáo viên cần giải nghĩa kĩ về nghĩa của từ và giao về cho học sinh tìm hiểu, so sánh thêm nghĩa của từ đó với từ khác. Và trong các tiết chính tả giáo viên nên định hướng cho học sinh đọc trước bài chính tả định viết và tìm ra những chữ mà các em thường viết sai để các em luyện viết đúng vào vở nhiều lần cho dễ nhớ. Từ đó đến tiết chính tả các em sẽ viết đúng và đẹp hơn.
Công việc này được duy trì đến khi hoc sinh có thói quen rồi thì tự các em sẽ biết nhiệm vụ của mình mỗi ngày.
Muốn làm tốt được công việc này giáo viên phải soạn bài thật kĩ, xác định được những kiến thức trọng tâm để giao nhiệm vụ cho các em.
Hàng ngày trong tổ kiểm tra việc chuẩn bị bài của các tổ viên rồi chấm điểm thi đua theo bảng đã qui định của lớp (Nếu không chuẩn bị bài mỗi môn trừ 10 điểm thi đua ), để cuối tuần tổng hợp cộng điểm, trừ điểm để đánh giá, xếp loại. Nếu học sinh nào không chuẩn bị bài ở nhà giáo viên yêu cầu chép phạt 10 hoặc 20 lần, việc làm này vừa có tác dụng rèn chữ cho các em đồng thời giúp các em có kĩ năng chuẩn bị bài tốt hơn.
Động viên khen ngợi kịp thời những em làm tốt việc thực hiện tốt việc chuẩn bị bài tập ở nhà bằng nhiều hình thức.
Ví dụ
Như công việc cộng điểm thi đua cho mỗi ngày. Chuẩn bị điểm tốt.
Phát huy phong trào tiết kiệm tiền quà sáng, nuôi heo đất gây quĩ lớp. Trích tiền đó mua phần thưởng cho những em làm tốt việc chuẩn bị bài tốt vào cuối tháng.
Phát huy hiệu quả 15 phút truy bài đầu giờ bằng cách
Hướng dẫn ban cán sự lớp cách truy bài theo nhóm rồi báo cáo cho tổ trưởng, lớp trưởng. Lớp trưởng kịp thời báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm.
Hướng dẫn đội ngũ cán sự tổ chức các cuộc chơi trong tuần vào giờ truy bài.
Ví dụ
Hôm nay ai là người đặt câu hay nhất ? Ai giải toán nhanh nhất ?
Tổ chức phong trào đôi bạn học tập
Phân chia từng đôi bạn theo khu vực, kết với đối tượng học lực ( Một học sinh khá giúp đỡ một học sinh yếu) đều có thể kèm cặp nhau giúp nhau cùng tiến bộ và thực hiện tốt nhiệm vụ trao – truy bài.
Trên đường đi học thì cùng nhau ôn bài cũ ( bạn này nói bạn kia nghe và ngược lại). Việc làm này giúp các em rèn luyện kĩ năng tái hiện tốt, nhanh thuộc bài hơn.
Giáo viên kiểm tra việc thực hiện phong trào này bằng cách trò chuyện tâm tình với từng em tranh thủ trong giờ giải lao.
Ví dụ
Giáo viên hỏi học sinh : Hôm qua đi học về em với bạn A trao đổi về việc gì ? từ đó năm được tình hình các em trao – truy bài ra sao để giáo viên uốn nắn kịp thời.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh
Tổ chức các cuộc họp phụ huynh và gặp gỡ một số phụ huynh của những học trò chưa làm tốt việc chuẩn bị bài ở nhà, để kịp thời phối hợp, nhắc nhở, tìm hiểu nguyên nhân đồng thời bàn về biện pháp hướng dẫn con em mình chuẩn bị bài ở nhà như thế nào để khắc phục và làm bài tốt hơn.
KẾT QUẢ
Qua việc áp dụng một số biện pháp trên, bằng sự nỗ lực của cô và trò mà lớp 2B trường tiểu học Lương Thế Vinh đã thu được một số kết quả khả quan.
Về nề nếp: ý thức thi đua của các em rất cao, tinh thần học tập tích cực, học sinh rất tự giác chuẩn bị bài không để thầy cô bạn bè nhắc nhở.
Trong giờ học mới các em tự tin hơn, sôi nổi hơn, đọc ít sai. Vả lại còn thể hiện được giọng đọc tốt, phân biệt các lời nhân vật rõ ràng. Song song với việc đọc học sinh đã hạn chế được rất nhiều việc viết sai chính tả. Đối với các môn học thuộc các em đều học thuộc dễ dàng, nhanh hơn. Đặc biệt với các biện pháp trên học sinh đã phát huy được tính tích cực chủ động tìm kiếm kiến thức được cao hơn.
Đối với giáo viên, thì giờ lên lớp đỡ vất vả hơn rất nhiều. Việc chuẩn bị bài tốt ở nhà của học sinh đã giúp giáo viên áp dụng tốt phương pháp đổi mới dạy học theo hướng tập trung vào học sinh – Lấy học sinh làm trung tâm.
Đặc biệt trong kì kiểm tra chất lượng trong tháng 12 vừa qua. Lớp 2B đã thu được kết quả học tập như sau:
Môn
Điểm
Toán
Tiếng việt
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
9 – 10
5
21,7%
4
17%
7 – 8
6
26%
8
35%
Ngoài 2 môn học chính có sự chuyển biến lớn đó thì các môn học khác cũng có kết quả khá cao, cụ thể không có em nào thiếu điểm.
Đ Ề XUẤT - KIẾN NGH Ị
1. Đối với giáo viên:
Để nâng cao chất lượng giảng dạy có hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, mỗi giáo viên phải thường xuyên chú ý tới việc rèn luyện tính tích cực, chủ động chuẩn bị bài trước giờ vào lớp của học sinh.
2. Đối với nhà trường:
Ban giám hiệu nhà trường và đội thiếu niên tiền phong cần quan tâm khuyến khích phong trào “ Trao – truy” bài bằng việc có tổng hợp về những học sinh chuẩn bị bài tốt ở nhà để có một phần thưởng nho nhỏ vào mỗi kì học để khuyến khích phong trào này. Việc áp dụng các biện pháp trên đã đạt được một số kết quả như vậy.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của cấp trên, nhà trường, cũng như các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm đến giáo dục, để cho các giải trên ngày càng phát huy được tính tích cực cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đạ Rsal, ngày 30 tháng 12 năm 2006
Người viết
Hoàng Thị Mùi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách Tự nhiên - Xã hội lớp 2 – nhà xuất bản giáo dục - chủ biên Bùi Phương Nga.
2. Sách giáo viên Tự nhiên – Xã hội lớp 2 – nhà xuất bản giáo dục - chủ biên Bùi Phương Nga.
3. Tài liệu bỗi dưỡng thường xuyên chu kì 3 (2003 – 2007) – Nhà xuất bản giáo dục tập 2.
4. Tạp chi thế giới trong ta.
File đính kèm:
- Mui_Chuan bi bai truoc khi lan lop_L2.doc