Phần lý thuyết một số đinh hướng khi dạy phần bài mới và dạy nội dung cho học sinh khá giỏi trong môn Toán

1/ Một số định hướng khi dạy phần bài mới toán có kiến thức là những ghi nhớ qui tắc công thức không cần chứng minh.

Trong môn toán khi dạy phần kiến thức mới có hai loại bài mà ta thường gặp đó là :

- Loại bài mới mà kiến thức mới là ghi nhớ, qui tắc, công thức không phải chứng minh (Trong SGK ở phần nền màu xanh ghi nhớ được đưa ra trước ví dụ).

- Loại bài mới mà kiến thức mới là ghi nhớ, qui tắc, công thức mà cần sử dụng ví dụ, đồ dùng trực quan để chứng minh (Đây là dạng thường gặp, trong SGK ở phần màu xanh đưa ví dụ ra trước rồi mới tới nhận xét và ghi nhớ)

a) Đối với loại bài mới mà kiến thức và kĩ năng là những ghi nhớ, qui tắc không cần phải chứng minh.

Khi dạy dạng toán này giáo viên cần thực hiện theo những bước sau đây:

Trước tiên giáo viên đưa ví dụ lên bảng, giúp học sinh phân tích ví dụ để tìm ra dạng của bài toán. Giáo viên cho học sinh biết đối với dạng toán này chúng ta cần thực hiện theo cách sau đây (Giáo viên đưa ghi nhớ hoặc qui tắc) học sinh đọc ghi nhớ. Giáo viên ghi lên bảng và cho học sinh áp dụng ghi nhớ qui tắc đó vào làm ví dụ dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Cho học sinh nhận xét lại ghi nhớ và tiến hành vào luyện tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phần lý thuyết một số đinh hướng khi dạy phần bài mới và dạy nội dung cho học sinh khá giỏi trong môn Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN LÝ THUYẾT MỘT SỐ ĐINH HƯỚNG KHI DẠY PHẦN BÀI MỚI VÀ DẠY NỘI DUNG CHO HỌC SINH KHÁ GIỎI TRONG MÔN TOÁN 1/ Một số định hướng khi dạy phần bài mới toán có kiến thức là những ghi nhớ qui tắc công thức không cần chứng minh. Trong môn toán khi dạy phần kiến thức mới có hai loại bài mà ta thường gặp đó là : - Loại bài mới mà kiến thức mới là ghi nhớ, qui tắc, công thức không phải chứng minh (Trong SGK ở phần nền màu xanh ghi nhớ được đưa ra trước ví dụ). - Loại bài mới mà kiến thức mới là ghi nhớ, qui tắc, công thức mà cần sử dụng ví dụ, đồ dùng trực quan để chứng minh (Đây là dạng thường gặp, trong SGK ở phần màu xanh đưa ví dụ ra trước rồi mới tới nhận xét và ghi nhớ) a) Đối với loại bài mới mà kiến thức và kĩ năng là những ghi nhớ, qui tắc không cần phải chứng minh. Khi dạy dạng toán này giáo viên cần thực hiện theo những bước sau đây: Trước tiên giáo viên đưa ví dụ lên bảng, giúp học sinh phân tích ví dụ để tìm ra dạng của bài toán. Giáo viên cho học sinh biết đối với dạng toán này chúng ta cần thực hiện theo cách sau đây (Giáo viên đưa ghi nhớ hoặc qui tắc) học sinh đọc ghi nhớ. Giáo viên ghi lên bảng và cho học sinh áp dụng ghi nhớ qui tắc đó vào làm ví dụ dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Cho học sinh nhận xét lại ghi nhớ và tiến hành vào luyện tập. b) Đối với loại bài mới mà kiến thức, và kĩ năng là những ghi nhớ, qui tắc phải chứng minh. Khi dạy dạng toán này giáo viên cần thực hiện theo những bước sau đây: Giáo viên đưa ra ví dụ học sinh phân tích ví dụ, giúp học sinh nhận dạng của bài toán. Giáo viên hướng dẫn học sinh giải ví dụ và đưa ra các nhận xét. Từ 1, 2 hoặc 3 ví dụ cùng với các nhận xét giáo viên cho tim ra ghi nhớ hoặc công thức. Đưa ghi nhớ hoặc qui tắc lên bảng. Giáo viên cho học sinh áp dụng ghi nhớ vào làm phần luyện tập. c) Một vài điểm chú ý chung khi dạy phần bài mới. - Khi dạy bài mới giáo viên không nên thay đổi những ví dụ SGK bằng những ví dụ do giáo viên đưa ra. Nếu như không chứng minh được ví dụ mình đưa ra là hợp lí. - Tất cả những ví dụ, nhận xét, ghi nhớ được in màu xanh ở SGK giáo viên phải đưa lên bảng. (Trừ những phần nhận xét qua dài không đủ chỗ để ghi, thì giáo viên ghi những ý chính). - Trong khi phân tích ví dụ sử dụng bảng con cho học sinh toàn lớp làm chỉ áp dụng khi kĩ năng đó học sinh đã biết và thực hiện được. Còn kiến thức mới học sinh chưa biết thì không nên cho làm bảng con toàn lớp ở phần bài mới. 2/ Một vài định hướng về thực hiện giảng dạy đối tượng học sinh khá giỏi theo chuẩn KTKN ở bộ môn toán: Trong dạy học, nội dung dạy học trước tiên cần căn cứ vào nội dung giảm tải. Những nội dung, kiến thức giảm tải thì giáo viên không dạy cho học sinh. Những nội dung thay đổi trong tài liệu giảm tải thì giáo viên thay đổi cho phù hợp. Ngoài việc thực hiện những nội dung giảm tải giáo viên phải thực hiện dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Những nội dung ngoài chuẩn có hai loại : Loại bài toán mà học sinh có trình độ nhận thức trung bình, dưới trung bình có thể hiểu và làm được nhưng giảm tải do số lượng nhiều thì giáo viên nên giảng chung cho cả lớp và sau đó chỉ yêu cầu các em khá - giỏi làm thêm. Giáo viên nên tránh các trường hợp dùng từ ngữ không hợp lí, như: “em nào làm nhanh thì làm thêm”, “các em học sinh khá - giỏi làm thêm cho cô”. Trong khi HS làm bài giáo viên quan sát theo dõi thấy học sinh nào làm những bài trong chuẩn xong rồi thì mới yêu cầu em đó làm tiếp những bài dành cho học sinh khá-giỏi. VD: em Nam em Bắc làm thêm cho cô bài 4”. Và khi sửa bài và nhận xét giáo viên cần thực hiện cả yêu cầu trong chuẩn và yêu cầu ngoài chuẩn. VD: Cô nhận thấy cả lớp đều làm tốt bài tập 3 phần a, b. Riêng bạn Nam, bạn Bắc đã hoàn thành được cả phần c. Đối với bài toán khó dành cho học sinh khá giỏi (HS có trình độ nhận thức trung bình, dưới trung bình khó nắm bắt được) nằm ngoài chuẩn của lớp giáo viên không nên hướng dẫn chung cho cả lớp mà nên dạy theo nhóm đối tượng tức là dạy theo trình độ học sinh. Cách dạy này thường thực hiện ở phần luyện tập thực hành trong môn toán. Trong cách dạy này giáo viên cần chia lớp theo từng nhóm đối tượng có trình độ như nhau. VD: nhóm HS giỏi toán, nhóm HS yếu toán có lời giải, nhóm HS khá - giỏi, nhóm học sinh trung bình và dưới trung bình, nhóm HS giỏi toán hình tùy theo bài dạy mà GV có cách chia nhóm khác nhau. Khi dạy GV sẽ giao lượng việc cho các nhóm khác nhau. VD: nhóm học sinh trung bình và dưới trung bình thì thực hiện kiến thức trong chuẩn của lớp, nhóm học sinh khá giỏi thì thực hiện thêm kiến thức ngoài chuẩn. Ví dụ kiến thức ngoài chuẩn là một bài toán có lời giải thuộc dạng khó hiểu Thì khi phân nhóm theo đối tượng giáo viên cần phải chọn những em có khả năng hiểu và giải được toán có lời giải thành một nhóm và giao cho các em giải thêm bài toán này. Còn những học sinh khác thì vẫn thực hiện các bài trong chuẩn. Khi giao việc cho học sinh theo trình độ thì GV cần chú ý : Nếu công việc đó học sinh làm việc cá nhân thì giáo viên không nên yêu cầu học sinh đổi chỗ. Việc đổi chỗ để cho các học sinh khá giỏi ngồi thành một nhóm chỉ thực hiện khi công việc mà GV viên giao cho học sinh cần có sự sự hợp tác, có sự bàn bạc, thảo luận chung của cả nhóm. VD: Tìm cách giải của một bài toán tính nhanh, tìm cách giải của một bài toán có lời giải khó hiểu Khi giao thêm việc (bài tập ngoài chuẩn của lớp) cho nhóm học sinh có khả năng GV cần giao một cách kín đáo, nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng đến các nhóm khác. GV có thể làm việc riêng đối với từng cá nhân HS, hay với nhóm HS khá giỏi mà không để cho các cá nhân, cũng như nhóm khác biết. Phó hiệu trưởng Nguyễn Hồng Hà

File đính kèm:

  • docLI THUYET CHUYEN DE TOAN 20122013.doc
Giáo án liên quan