Ôn tập kiểm tra 1 tiết địa 10

BÀI 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Cõu 1: Vai trũ, trữ lượng, sản lượng, phân bố trong ngành khai thác than?

-Vai trũ: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hoá). Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học, dược phẩm.

-Trữ lượng: Ước tính 13000 tỉ tấn trong đó ¾ là than đá. Tập trung chủ yếu ở bán cầu Bắc, đặc biệt ở các nước Hoa Kỡ, LB Nga, Trung Quốc, Ba Lan, CHLB Đức, Ô-xtrây-li-a

-Sản lượng, phân bố: Sản lượng than khai thác khoảng 5 tỉ tấn/năm. Ở các nước có trữ lượng than lớn.

Câu 2: Từ công nghiệp khí hóa than có thể sản xuất ra sản phẩm gỡ?

-Xăng, dầu, methanol, amoniac.

Cõu 3: Vai trũ, trữ lượng, sản lượng, phân bố trong ngành khai thác dầu?

-Vai trũ: Là nhiên liệu quan trọng “vàng đen” của nhiều quốc gia. Từ dầu mỏ, sản xuất ra nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm.

-Trữ lượng: Ước tính 400 - 500 tỉ tấn, trữ lượng chắc chắn 140 tỉ tấn. Tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, LB Nga, Mĩ La-tinh, Trung Quốc.

-Sản lượng, phân bố: sản lượng khai thác khoảng 3,8 tỉ tấn/năm. Ở các nước đang phát triển.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11887 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kiểm tra 1 tiết địa 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp quận 2, Cụm công nghiệp Nhị Xuân Câu 3: Trình bày trung tâm công nghiệp. Nêu ví dụ thực tế về trung tâm công nghiệp? - Gần với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi - Bao gồm khu CN, điểm CN và nhiều xí nghiệp CN có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ... - Có xí nghiệp nồng cốt (hay hạt nhân ) - Có xí nghiệp bổ trợ và phục vụ. Ví dụ: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh,… Câu 4: Dựa vào hình sau hãy trả lời câu hỏi bên dưới: Hãy cho biết đây là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? - Đây là hình thức tổ chức lãnh thổ vùng công nghiệp Trình bày hiếu biết của em về hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên? a. Đây là hình thức tổ chức lãnh thổ vùng công nghiệp b. Vùng công nghiệp -Vùng lãnh thổ rộng lớn. -Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm CN có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng về quá trình hình thành CN -Có một vài ngành CN chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá. -Có các ngành phục vụ và hỗ trợ. P/s: các hình còn lại tương tự. *Một số bài phân tích hình và biểu đồ: Câu 1: Quan sát hình sau và trả lời câu hỏi Nhận xét sự phân bố trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới, thời kì 2000 – 2003. Kể tên các khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Kể tên các quốc gia có sản lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. a. Nhận xét: -Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Châu Phi, Châu Âu ngoài OECD và Liên Xô cũ… -Sản lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các nước như ARập Xêút, LB Nga, Hoa Kì, Trung Quốc… b. Các khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới: Trung Đông, Châu Phi, Châu Âu ngoài OECD và Liên Xô cũ. c. Các nước có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới: ARẬP XÊÚT, LB Nga, Hoa Kì, Trung Quốc. Câu 2: Cho bảng số liệu TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950-2003 Sản phẩm/năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Thép (triệu tấn) 189 346 594 682 770 870 Điện (tỉ tấn) 967 2304 4962 8247 11832 14851 a. Tính tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nói trên (năm 1950 = 100,0 %)(làm tròn số đến hàng đơn vị) và vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp thời kì 1950 – 2003. b. Nhận xét Xử lí số liệu: Công thức tính tốc độ tăng trưởng: Giá trị năm sau Tính tốc độ tăng trưởng × 100 = (%) Giá trị năm gốc TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950-2003 Đơn vị (%) Sản phẩm/năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Thép 100 183 314 361 407 746 Điện 100 238 513 823 1224 1535 Vẽ biểu đồ: Nhận xét: Qua biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp thế giới thời kì 1950-2003 ta thấy sản lượng các sản phẩm: điện, thép trong giai đoạn 1950 – 2003 đều có xu hướng tăng, cụ thể: -Điện: tăng từ 967 lên 14851 tỉ kWh (tăng 1435,8% và tăng gấp 15,4 lần) -Thép: tăng từ 189 lên 870 triệu tấn (tăng 360,3% và tăng gấp 4,6 lần) → Có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng: điện tăng nhanh hơn so với thế giới Câu 3: Quan sát hình sau và trả lời câu hỏi: Nhận xét sự phân bố sản lượng điện trên thế giới. Cụ thể về tổng sản lượng điện + sản lượng điện bình quân theo đầu người. Kể tên các nước có sản lượng điện bình quân đầu người lớn nhất. Khu vực nào có tổng sản lượng điện lớn nhất? a. Nhận xét: - Tổng sản lượng điện: phân bô không đều, những nước có tổng sản lượng điện cao thường là những nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc. - Sản lượng điện theo đầu người: phân bố không đều, có sự khác biệt lớn giữa các khu vực và các nước. b. Khu vực có sản lượng điện bình quân đầu người lớn nhất: Bắc Mĩ (CANAĐA, HOA KÌ), Ôtxtrâylia. c. Những nước có tổng sản lượng điện lớn nhất: Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản. Câu 3: Cho bảng số liệu về tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới (%) Năm/sản phẩm Củi, gỗ Than đá Năng lượng nguyên tử, thủy điện Dầu khí Năng lượng mới 1940 14 57 3 26 - 2000 6 20 14 54 7 Vẽ biễu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới, 1949 – 2000. Nhận xét và giải thích. Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới, thời kì 1940 – 2000 b. - Nhận xét: + Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới từ 1940-2007 có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng củi gỗ, than đá, tăng tỉ trọng năng lượng nguyên tử, thủy điện, dầu khí, năng lượng mới tăng mạnh. _ Củi gỗ: giảm từ 14 xuống 6% (giảm 8%, giảm 2,3 lần) _ Than đá: giảm từ 57 xuống 20% (giảm 37%, giảm 2,9 lần) _ Năng lượng nguyên tử, thuỷ điện: tăng từ 3 lên 14% (tăng 11%, tăng 4,7 lần) _ Dầu khí: tăng từ 26 lên 54% (tăng 28%, tăng 1,9 lần) _ Năng lượng mới: từ không có tăng lên 7% (tăng 7%, tăng 7 lần) - Giải thích: + Tỉ trọng của củi, gỗ, than đá giảm mạnh vì đây là nhiên liệu truyền thống được khai thác, sử dụng từ lâu nên trữ lượng giảm theo thời gian, việc khai thác này làm ô nhiễm môi trường, những năm gần đây con người đã tìm được nguồn năng lượng khác thay thế. + Tỉ trọng năng lượng nguyên tử, thủy điện, dầu khí, năng lượng mới tăng mạnh vì trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng cao, nhu cầu sử dụng năng lượng không thể thiếu, con người cần tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thay thế nguồn năng lượng truyền thống, vừa tiết kiệm, ít gây ô nhiễm môi trường. *Một số câu trắc nghiệm: Câu 1. Phần lớn các mỏ than trên thế giới tập trung ở: A. Bán cầu Tây B. Bán cầu Đông C. Bán cầu Bắc D. Bán cầu Nam. Câu 2. Điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khai thác dầu? A. Từ dầu mỏ, sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm B. Trữ lượng ước tính: 700 – 800 tỉ tấn. C. Sản lượng khai thác khoảng 3,8 tỉ tấn/ năm. D. Tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Liên Bang Nga, Mĩ La Tinh, Trung Quốc. Câu 3. Sản lượng điện trên thế giới chủ yếu tập trung ở các nước: A. Đang phát triển B. Phát triển C. Công nghiệp mới D. Kém phát triển Câu 4. Sản phẩm của thiết bị điện tử là: A. Điện thoại, các vi mạch, linh kiện điện tử. B. Ti vi màu, cát sét, thiết bị công nghệ. C. Linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch D. Thiết bị công nghệ, phần mềm, linh kiện điện tử Câu 5. Các ngành công nghiệp như dệt may, giầy da, công nghiệp thực phẩm thường phânbố ở: A. Khu vực thành thị B. Khu vực nông thôn C. Khu vực ven thành thố lớn D. Khu vực tập trung đông dân cư Câu 6. Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm là: Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp Khu vực có ranh giới rõ ràng (vài trăm ha), có vị trí thuận lợi Sản xuất các sản phẩm chủ yếu để phục vụ nhu cầu một điểm dân cư Có các xí nghiệp nồng cốt và các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ Câu 7. Ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất trên thế giới: A. Khai thác than B. khai thác dầu mỏ và khí đốt  C. Điện lực D. Cơ khí và hoá chất Câu 8. Điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khai thác than? A. Ước tính 13000 tỉ tấn trong đó ¾ là than đá. B. Sản lượng khai thác khoảng 8 tỉ tấn/ năm. C. Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học, dược phẩm. D. Tập trung chủ yếu ở bán cầu Bắc. Câu 9. Ngành công nghiệp nào là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp hiện đại. A. Công nghiệp luyện kim B. Công nghiệp điện lực C. Công nghiệp điện tử - tin học D. Công nghiệp cơ khí Câu 10. Đặc điểm nào sao đây không đúng với khu công nghiệp.: A. Sản xuất để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. B. Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp công nghiệp. C. Gắn với đô thị vừa và lớn. D. Có ranh giới rõ ràng với quy mô từ vài trăm hecta. Câu 11. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của mấy ngành: A. 2 B. 3 C. 4 D.5 Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không phải là ngành điện tử - tin học: A. Ít gây ô nhiễm môi trường. B. Không sử dụng nhiều kim loại. C. Không cần lao động trẻ có trình độ chuyên môn cao. D. Không chiếm diện tích rộng. Câu 13. Trên thế giới hiện nay sản lượng điện khoảng bao nhiêu tỉ Kwh A. 14000 tỉ Kwh B. 15000 tỉ kwh C. 16000 tỉ Kwh D. 17000 tỉ Kwh Câu 14. Trong các ngành công nghiệp sau, sản phẩm của ngành nào được xem là “vàng đen” Khai thác than B. Công nghiệp luyện kim Công nghiệp điện lực D. Khai thác dầu Câu 15. Ngành công nghiệp nào được coi là ngành công nghiệp trẻ và phát triển mạnh mẽ A.Công nghiệp hóa chất B. sản xuất hàng tiêu dùng C. Công nghiệp cơ khí D. Công nghiệp điện tử-tin học Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng công nghiệp Đồng nhất với một điểm dân cư Vùng lãnh thổ rộng lớn Có nhiều điểm,khu công nghiệp,trung tâm công nghiệp liên hệ với nhau Có hướng chuyên môn hóa Câu 17. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân ngành nào đóng vai trò chủ đạo? Dệt – may B. Da dày C. Nhựa D. Sành – sứ - thủy tinh Câu 18. Thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy và đóng hộp, chế biến sữa…là sản phẩm của ngành công nghiệp nào? A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng B. Công nghiệp thực phẩm C. Công nghiệp điện tử - tin học D. Công nhiệp hóa chất Câu 19. Trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, ngành công nghiệp cần “đi trước một bước” là: Công nghiệp năng lượng B. Công nghiệp chế tạo máy C. Công nghiệp luyện kim D. Công nghiệp hóa chất Câu 20. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mấy hình thức chủ yếu? 2 B. 3 C. 4 D.5 Câu 21. Không tiêu thụ nhiều kim loại, ít gây ô nhiễm môi trường, không cần diện tích rộng, đó là ngành công nghiệp nào? Cơ khí B. Hóa chất C. Điện tử - tin học D. Luyện kim Câu 22. Trữ lượng ước tính khoảng 400 – 500 tỉ tấn, là trữ lượng của ngành nào trong các ngành sau: Khai thác than B. Khai thác dầu C. Công nghiệp điện lực D. Công nghiệp thực phẩm Câu 23. Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản là đặc điểm của ngành nào? A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng B. Công nghiệp dệt- may C. Công nghiệp thực phẩm D. Công nghiệp hóa chất Câu 24. Sành – sứ - thủy tinh thuộc ngành công nghiệp nào? Công nghiệp thực phẩm B. Công nghiệp sản suất hàng tiêu dùng C. Công nghiệp hóa chất D. Công nghiệp năng lượng

File đính kèm:

  • docOn tap kiem tra Dia 10 1 tiet HKII(1).doc
Giáo án liên quan