Cu 1. Nu ví dụ về sự chuyển thể của chất?
- Mùa đông mỡ đang ở thể rắn khi cho vào nồi đun thì mỡ từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.
- Nước đang ở thể lỏng khi cho vào tủ lạnh sẽ chuyển thành nước đá ở thể rắn.
Câu 2: Nêu ví dụ về chuyển thể của chất mà em biết?
Khi có điều kiện nhiệt độ thích hợp thì các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
Câu 3: Hỗn hợp là gì?
Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Học kì II Môn Khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƠN TẬP HỌC KÌ II
Câu 1. Nêu ví dụ về sự chuyển thể của chất?
Mùa đông mỡ đang ở thể rắn khi cho vào nồi đun thì mỡ từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.
Nước đang ở thể lỏng khi cho vào tủ lạnh sẽ chuyển thành nước đá ở thể rắn.
Câu 2: Nêu ví dụ về chuyển thể của chất mà em biết?
Khi có điều kiện nhiệt độ thích hợp thì các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
Câu 3: Hỗn hợp là gì?
Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp.
Câu 4: Hỗn hợp có tính chất gì?
Các chất trong hỗn hợp không hòa tan với nhau (mỗi chất đều giữ nguyên tính chất của nó)
Câu 5: Tách các chất trong hỗn hợp bằng mấy cách?
- Bằng 3 cách: sàng, sảy; lọc; lắng.
Câu 6: Dung dịch là gì?
Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng bị hòa tan vào nhau.
Câu 7: Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
Để tạo ra dung dịch cần có ít nhất từ hai chất trở lên. Trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó
Câu 8: Kể tên một số dung dịch mà em biết?
Dung dịch nước và xà phòng.
Dung dịch giấm và đường.
Câu 9: Sự biến đổi hóa học là gì?
Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Câu 10: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra khi nào?
Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt hoặc ánh sáng.
Câu 11: Một vật muốn biến đổi cần có điều kiện nào?
- Một vật muốn biến đổi cần phải được cung cấp một năng lượng.
Câu 12: Con người sử dụng năng lượng mặt trời để làm gì?
- Con người sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện, phưi quần áo, ...
Câu 13: Tại sao nói Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất?
- Vì Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm cho muôn loài, giúp cho cây xanh tươi tốt, người và động vật khỏe mạnh. Cây xanh hấp thụ năng lượng mặt trời và thức ăn trực tiếp của động vật .
Câu 14: Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
Đun nấu, sưởi ấm hay sấy khô phải làm đúng cách.
Không để trẻ em đun nấu. Không để trẻ em đến gần bếp.
Câu 15: Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng chất đốt ?
Vì năng lượng chất đốt không phải là nguồn năng lượng vô tận. Nó sẽ cạn kiệt nếu chúng ta sử dụng không tiết kiệm.
Câu 16: Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?
- Điều hòa khí hậu; làm khô; quạt thóc; thả diều; chơi chong chóng; quạt bếp thang; làm quay quạt thông gió.
Câu 17: Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì?
- Chạy máy phát điện; dùng sức nước tạo ra dòng điện; làm quay cối xây ngô; giã gạo; chở hàng xuôi dòng;…
Câu 18: Điện có vai trò gì trong cuộc sống?
- Điện có vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Điện được sử dụng trong chiếu sáng, sưởi ấm, làm lạnh, truyền tin,… Chúng ta dùng điện trong học tập, lao động sản xuất, vui chơi giải trí, sinh hoạt hằng ngày.
Câu 19: Để tiết kiệm điện ta cần phải làm gì?
Chỉ cần dùng điện khi cần thiết. Ra khỏi phòng nhớ tắt đèn, quạt, ti vi,… Hạn chế sử dụng điện trong đun nấu, sưởi ấm, là quần áo,…
Câu 20: Môi trường là gì?
Môi trường tất cả những gì có xung quanh chúng ta, những gì có trên trái đất, …
Câu 21: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải sẵn có trong môi trương tự nhiên.
Câu 22: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người:
Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi vui chơi giải trí, …
Các tài nguyên thiên nhiên dùng trong sản xuất và đời sống.
Câu 23: Môi trường tự nhiên nhận con người những gì?
Môi trường tự nhiên nhận từ con người các chất thải.
Câu 24: Nêu những nguyên nhân dẫn đến con người bị tàn phá?
Đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà; phá rừng lấy đất làm nhà, làm dường, xây các khu công nghiệp, khu sinh thái, vui chơi giải trí, …
Câu 25: Nêu tác hại của việc phá rừng?
Phá rừng dẫn đến hậu quả: khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên; đất bị xói mòn trở nên bạc màu; động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loại bị tuyệt chủng,..
Câu 26: Nêu nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái?
Dân số tăng nhanh.
Nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp.
Chất thải công nghiệp của nhà máy, xí nghiệp.
Rác thải của nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt, …
Câu 27: Nêu nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm?
Nước thải từ các thành phố, nhà máy. Nước thải sinh hoạt của con người. Đắm tàu. Rò rỉ ống dẫn dầu,…
Khí thải các nhà máy và các phương tiện giao thông, cháy rừng, …
Câu 28: Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường không khí và nước?
Làm suy thoái đất.
Làm chết động vật và thực vật.
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Gây nhiều bệnh hiểm nghèo cho con người như ung thư.
Câu 29: Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường?
Có ý thức giữ gìn vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường.
Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
Đưa nước thải vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải.
Làm ruộng bậc thang chóng xói mòn đất.
Tiêu diệt các loại rệp phá hoại mùa màng.
Không vứt rác bừa bãi.
Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện …
Câu 30: Môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với con người?
Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người: Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi vui giải trí, ... Các tài nguyên thiên nhiên dùng trong sản xuất và đời sống.
Câu 31: Nêu nguyên nhân khiến lượng rác thải ngày càng tăng?
Môi trường là nơi tiếp nhận những chất thảy trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
Câu 32: Những việc làm nào ở địa phương bạn có thể dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường?
Bảo vệ môi trường không phải là một việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới.
Câu 33: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Mỗi chúng ta, tùy lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
File đính kèm:
- ON TAP KHOA HOC HKII.doc