Việc dạy và học Tiếng Việt ở tiểu học đang đặt ra rất nhiều vấn đề mới mẻ cần giải quyết. Có rất nhiều cán bộ nghiên cứu và nhà giáo tâm huyết đã bỏ công sức đi sâu nghiên cứu, tìm tòi tổng kết kinh nghiệm. về việc dạy tiếng mẹ đẻ. Vấn đề nóng hổi đang được đặt ra trước mắt chúng ta – những nhà giáo và những người quan tâm đến dạy học Tiếng Việt là học sinh biết nói, viết, sử dụng Tiếng Việt một cách thành thạo. Dạy Tiếng Việt là cung cấp cho học sinh công cụ để giao tiếp và tư duy. Hiểu rõ về Tiếng Việt sẽ giúp các em có kĩ năng giao tiếp và phát triển tư duy trong suốt quá trình học tập.
Đối với học sinh tiểu học, môn Tiếng Việt có tầm quan trọng đặc biệt vì nó là môn học giúp các em phát triển nghe – nói - đọc – viết, giúp các em biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình bằng tiếng mẹ đẻ ngày càng chính xác, phong phú và sinh động hơn.
29 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những kinh nghiệm dạy Tập đọc thành công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợt 2)
-> Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
* Giúp HS hiểu nghĩa từ:
- Hỏi:
+ “tỏa” có nghĩa là gì?
+ Lá to, có cuống dài gọi là gì? (tàu lá)
+ Em hiểu “canh” nghĩa là gì?
+ Từ nào có nghĩa : chậm rãi, tỏ ra không vội vã (đủng đỉnh).
- Sau mỗi câu hỏi, HS trả lời GV chốt ý đúng.
d, Đọc đoạn trong nhóm:
Chia nhóm đôi. Nêu yêu cầu đọc trong nhóm.
e, Thi đọc giữa các nhóm:
Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- Khen ngợi HS đọc tốt.
g, Đọc đồng thanh: Nêu yêu cầu đọc đồng thanh (đoạn 1) -> Nhận xét.
3.HĐ3: Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi.
+ Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
-> Nhận xét, giải nghĩa từ “bạc phếch”.
+ Tác giả đã dùng những hình ảnh của ai để tả cây dừa, việc dùng những hình ảnh này nói lên điều gì?
=> Tiểu kết: Tác giả đã dùng những hình ảnh của con người để tả cây dừa. Điều này cho thấy câu dừa rất gắn bó với con người, con người cũng rất gắn bó yêu quý với cây dừa.
+ Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào?
=> Tiểu kết: Cây dừa luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.
+ Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
-> Động viên, khen ngợi HS.
+ Qua bài thơ con biết gì về cây dừa?
* Kết luận: Cây dừa giống như con người, luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.
* Liên hệ, mở rộng:
- Theo con, cây dừa có lợi ích gì?
- Ngoài cây dừa, còn có rất nhiều loại cây có ích khác. Con cần chăm sóc, bảo vệ chúng như thế nào?
4. HĐ 4: Học thuộc lòng:
- Hướng dẫn HS thuộc lòng từng đoạn.
- Xóa dần từng dòng thơ chỉ để lại chữ đầu dòng.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng khuyến khích HS đọc diễn cảm.
- Nhận xét, khen ngợi HS đọc thuộc lòng và hay, ghi điểm cho HS.
5. HĐ5: Củng cố dặn dò:
* Trò chơi: Đọc thơ tiếp sức:
- Nêu tên trò chơi, cách chơi: Thi đọc giữa các nhóm, xem nhóm nào thuộc bài và có giọng đọc tốt nhất. Trong nhóm, mỗi HS đọc hai dòng thơ theo thứ tự từ dòng thứ nhất đến dòng cuối cùng, cả nhóm đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài.
- Luật chơi: Nhóm nào đọc tốt, không mắc lỗi là nhóm ấy thắng cuộc, quà tặng là điểm 9,10 và một tràng pháo tay giòn giã của cả lớp.
- Tổ chức chơi:
-> Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Hỏi về nội dung bài thơ.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi 1,2,3 của bài.
-> Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
+ Tìm từ và trả lời:
nở, nước lành, rì rào, bao la.
- 4 HS đọc từ.
- Nối tiếp nhau đọc.
- Dùng bút chì phân cách giữa các đoạn thơ.
-3 HS đọc, mỗi HS đọc một đoạn.
- Đọc thầm.
- 1 HS thể hiện.
-> Nhận xét.
+ 2 HS thể hiện.
-> Nhận xét.
- Nối tiếp đọc từng đoạn.
-> Nhận xét.
- Trả lời.
-> Nhận xét, bổ sung.
- Thi đọc.
-> Nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc.
+ Trả lời câu hỏi.
-> Nhận xét, bổ sung.
+ Trả lời câu hỏi.
-> Nhận xét, bổ sung.
+ Trả lời câu hỏi.
-> Nhận xét, bổ sung
+ Trả lời.
-> Nhận xét, bổ sung.
- 4 HS trả lời theo ý kiến của cá nhân.
- Trả lời.
-> Nhận xét, bổ sung.
- Mỗi đoạn 1 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh, đọc thầm.
- 6 HS thi đọc nối tiếp.
-> Nhận xét, bình chọn bạn đọc thuộc lòng và hay
- Tặng quà cho nhóm thắng cuộc.
- Trả lời.
Chương iii
I. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc giáo trình, tài liệu có liên quan đến vấn đề, nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng dạy Tiếng Việt phân môn tập đọc.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên lớp 2 về những khó khăn, thuận lợi khi dạy phân môn Tập đọc.
- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm tra, đánh giá học sinh sau khi áp dụng những hình thức, phương pháp dạy học, những kinh nghiệm dạy học phân môn tập đọc.
II. Kết quả nghiên cứu:
Trong thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm này vào từng bài đọc ở lớp 2D do tôi chủ nhiệm và một tiết dạy ở lớp 2C, tôi thấy rằng các em rất hứng thú học tập, say mê tìm tòi và phát hiện kiến thức còn tiềm ẩn trong bài. Đặc biệt, những “ vai diễn” trong giờ giúp các em tự tin hơn, có sáng tạo trong khi nhập vai để thể hiện tích cách của từng nhân vật. Với những bài học thuộc lòng các em thuộc bài nhanh và đọc tốt ngay tại lớp. Giờ học diễn ra trôi chảy, nhẹ nhàng, cuốn hút được học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Các em học ở mức bình thường cũng bạo dạn hơn. Những kiến thức được tôi truyền thụ, các em đón nhận rất thoải mái, không bị gò ép. Trong giờ học, quan hệ thầy trò trở nên gần gũi, thân mật hơn, các em tự tin trong khi đọc, trả lời câu hỏi và rất bình đẳng trong các hoạt động mang tính tập thể. Rõ ràng giờ học không những rèn cho các em đọc đúng, đọc hay, mở rộng hiểu biểt về cuộc sống, bồi dưỡng tình cảm yêu cái đẹp, yêu cuộc sống, yêu con người... mà còn giúp các em có kĩ năng giao tiếp, làm cho tình cảm thầy trò thêm gắn bó, thân thiết... Từ đó, các em thêm tự tin yêu môn Tiếng Việt hơn, tạo tiền đề để học tốt các môn học khác nữa.
So với đầu năm học, khi áp dụng kinh nghiệm này, tôi thấy kết quả học tập của các em cao hơn. Đối với lớp 2C, tôi tổ chức kiểm tra kĩ năng đọc của tất cả số HS trong lớp sau khi dạy một tiết thực nghiệm.
* Kết quả cụ thể:
Tổng số HS
2C
2D
30
30
Giỏi
15 = 50 %
19 = 63,3 %
Khá
9 = 30 %
7 = 23,3%
Trung bình
6 = 20 %
4 = 13,3%
Yếu
0
0
C. Phần kết luận:
áp dụng các hình thức khai thác và hướng dẫn HS như trên, tôi thấy yên tâm hơn về những kiến thức đã truyền thụ cho các em. Những bài giảng thầy truyền thụ cho trò không còn mang tính chất “áp đặt, giáo điều” nữa mà diễn ra rất nhẹ nhàng, tự nhiên, hướng các em tới những chân trời mới của tri thức, mở rộng hiểu biết về cuộc sống. Dạy đọc không chỉ đơn thuần là dạy đọc “văn” với nghĩa là đọc những văn bản văn chương. Bên cạnh việc tích hợp với dạy văn, dạy Tiếng Việt chúng ta còn phải giải quyết nhứng mối quan hệ xã hội, tự nhiên với môi trường và những kỹ năng sống khác.
Trong quá trình dạy, chúng ta nên áp dụng tất cả những “biện pháp” trên với hình thức phù hợp sẽ tạo cho học sinh của mình những cảm xúc, hứng khởi mới giúp các em tiếp thu bài một cách có hiệu quả. Từ niềm say mê học dẫn đến yêu thích môn Tiếng Việt, tạo tiền đề vững chắc cho việc học Tiếng Việt ở các lớp trên theo tinh thần đổi mới dạy học.
Để có những “phát hiện” này, bản thân tôi cũng mất khá nhiều thời gian suy nghĩ, tìm tòi và trải nghiệm ở lớp mình dạy qua các đối tượng học trò có trình độ nhận thức khác nhau. Việc thực hiện những “ý tưởng” này cũng không đơn giản chút nào. Làm thế nào để giảng bài thật sự cuốn hút các em, mang đến kiến thức và niềm vui khi học tập, mà giờ học không bị gò ép, khuôn mẫu... quả là việc khó. Làm thế nào để những kiến thức của bài giảng đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ hiểu biết của các em mà vẫn tạo cho các em niềm say mê học tập với một “sân chơi” nho nhỏ thiết thực? Có vậy, công việc mới đạt hiệu quả như chúng ta mong muốn.
Xuất phát từ tấm lòng tâm huyết với nghề, tình cảm của người thầy với HS thân yêu, tôi đã viết nên những suy nghĩ chân thực nhất từ đáy lòng mình. Thêm được một trò đọc hay, một trò giỏi Tiếng Việt là thêm được một bông hoa tươi thắm cho “rừng hoa”. Tiểu học của chúng ta thêm rực tỡ sắc màu. Những “phát hiện” của tôi trên đây tuy còn ít ỏi, chưa đủ sức làm cho HS trở thành “những tài năng văn học” nhưng nó cũng là nền móng, tạo tiền đề vững chắc giúp giáo viên thêm tự tin trong quá trình dạy tập đọc, giúp học trò có được những say mê, hứng thú trong giờ học, bớt căng thẳng trong việc tiếp thu bài. Chắc chắn rằng khi áp dụng “kinh nghiệm” nhỏ này, các bạn sẽ phát hiện thêm một số “nhân tài” mà trước đây các em chưa có hoặc không có dịp “bộc lộ” trong khi đọc.
Rất mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ và đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để mỗi giờ tập đọc của chúng ta mang lại cho học trò thân yêu một chân trời kiến thức mới, một niềm vui mới.
Chúc sự nghiệp “trồng người” của chúng ta thành công tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn!
II. Kiến nghị:
Trong thực tế giảng dạy, nghiên cứu và thử nghiệm. Tôi đã nghiên cứu đề tài “Những kinh nghiệm để dạy tập đọc thành công”. Tôi có một số đề xuất như sau:
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý:
- Tất cả các cách giảng từ, giới thiệu bài, cách đặt câu hỏi... không có cách nào đạt hiệu quả tối ưu nhất. Mỗi cách có tác dụng, hiệu quả nhất định.
- Khi dạy học, giáo viên cần vận dụng sáng tạo các “biện pháp” phù hợp với từng bài dạy và tình hình thực tế học sinh của lớp.
- Với HS lớp 2, việc khai thác nghệ thuật và đọc diễn cảm không phải là mục tiêu chính. Chúng ta chỉ nên áp dụng để giúp các em hiểu sâu bài, đọc hay hơn.
- Trong khi dạy, giáo viên không nên “sa đà” vào khai thác nghệ thuật và mở rộng kiến thức nhiều quá. Vì như vậy dễ biến giờ dạy Tập đọc thành giờ giảng văn.
- Bản thân giáo viên cần trau dồi kiến thức, kĩ năng giang dạy có chuyên môn riêng.
ý kiến đánh giá Hoàng Quế, ngày 8 tháng 5 năm 2009
của hội đồng khoa học cấp trên Người viết đề tài
Trần Thị Tuyết Nhung
C. tài liệu tham khảo – phụ lục
I. Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 2: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2003
2. Hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt 2: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) – Nhà xuất bản giáo dục năm 2003
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kỳ III (2003 – 2007)
II. Phụ lục
Tên mục
* Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Thời gian địa điểm
Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn
* Phần nội dung
- Chương I: Tổng quan
- Chương II: Nội dung, vấn đề nghiên cứu
- Tổ chức thực hiện nội dung nghiên cứu
- Chương III: Phương pháp nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu
* Phần kết luận - Kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
Trang
1
2
2
3
4
7
19
24
25
26
27
Sáng kiến kinh nghiệm Trần Thị Tuyết Nhung
File đính kèm:
- SKKN Nhung kinh nghiem day tap doc thanh cong lop 2.doc