Cuộc đời làm vua của Trần Dụ Tông có một số câu chuyện khó tin liên quan đến ông và được coi là trường hợp “độc nhất vô nhị” trong lịch sử Việt Nam
Trần Dụ Tông, vị vua thứ 7 của nhà Trần, tên thật là Trần Hạo. Ông sinh ngày 19 tháng 10 năm Bính Tý (1336), mất ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1369), thọ 33 tuổi; làm vua 28 năm (1341-1369), đặt hai niên hiệu là Thiệu Phong (1341-1357) và Đại Trị (1358-1369).
Nhà Trần sau một giai đoạn rất hưng thịnh, đặc biệt là võ công oai hùng từng 3 lần đại phá quân Nguyên Mông, bình phục được Chiêm Thành thì dần bước vào giai đoạn suy vi kể từ khi Thái thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời tháng 2 năm Đinh Dậu (1357). Lúc đó, Trần Dụ Tông được toàn quyền trị nước nhưng ông không phát huy được những thành tựu đã có trong thời gian đầu làm vua của mình mà lại bỏ bê triều chính, ham mê tửu sắc, ăn chơi sa đọa, ra lệnh cho xây nhiều cung vàng điện ngọc, thu sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong nước, giặc giã nổi lên khắp nơi, tại triều đình thì gian thần kéo bè kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng. Những điều đó chính là nguyên nhân đưa triều Trần bước dần ra khỏi vũ đài chính trị, bị mất vương quyền vào tay họ khác.
Sử sách viết: “Vua tính rất thông tuệ, học vấn cao minh, chăm lo việc võ, sửa sang việc văn, các di thần đều phục. Đời Thiệu Phong, chính sự tốt đẹp; từ năm Đại Trị về sau, chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó” (Đại Việt sử ký toàn thư).
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những chuyện khó tin về vua Trần Dụ Tông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những chuyện khó tin về vua Trần Dụ Tông
Cuộc đời làm vua của Trần Dụ Tông có một số câu chuyện khó tin liên quan đến ông và được coi là trường hợp “độc nhất vô nhị” trong lịch sử Việt Nam
Trần Dụ Tông, vị vua thứ 7 của nhà Trần, tên thật là Trần Hạo. Ông sinh ngày 19 tháng 10 năm Bính Tý (1336), mất ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1369), thọ 33 tuổi; làm vua 28 năm (1341-1369), đặt hai niên hiệu là Thiệu Phong (1341-1357) và Đại Trị (1358-1369).
Nhà Trần sau một giai đoạn rất hưng thịnh, đặc biệt là võ công oai hùng từng 3 lần đại phá quân Nguyên Mông, bình phục được Chiêm Thành thì dần bước vào giai đoạn suy vi kể từ khi Thái thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời tháng 2 năm Đinh Dậu (1357). Lúc đó, Trần Dụ Tông được toàn quyền trị nước nhưng ông không phát huy được những thành tựu đã có trong thời gian đầu làm vua của mình mà lại bỏ bê triều chính, ham mê tửu sắc, ăn chơi sa đọa, ra lệnh cho xây nhiều cung vàng điện ngọc, thu sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong nước, giặc giã nổi lên khắp nơi, tại triều đình thì gian thần kéo bè kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng. Những điều đó chính là nguyên nhân đưa triều Trần bước dần ra khỏi vũ đài chính trị, bị mất vương quyền vào tay họ khác.
Sử sách viết: “Vua tính rất thông tuệ, học vấn cao minh, chăm lo việc võ, sửa sang việc văn, các di thần đều phục. Đời Thiệu Phong, chính sự tốt đẹp; từ năm Đại Trị về sau, chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Còn sách Việt sử tiêu án cũng đánh giá về Trần Dụ Tông rằng: “Việc văn võ đều sửa sang chu đáo, trong nước bình yên, ngoại bang mến phục. Khi nước được đại trị rồi thì sinh ra ham mê chơi bời, cơ nghiệp nhà Trần từ đấy suy dần”.
Dùng phương thuốc quái đản
Vào đêm Trung Thu năm Kỷ Mão (1339), các vương phi, cung nữ triều Trần dạo thuyền ngắm trăng trên Hồ Tây, hoàng tử thứ mười của vua Trần Minh Tông, tên là Trần Hạo mới lên bốn tuổi cũng được đi theo. Không hiểu sơ sẩy thế nào mà hoàng tử bị ngã xuống nước chết đuối. Mọi người hoảng hốt nhảy xuống mò tìm, mãi hồi lâu mới vớt được xác hoàng tử kẹt ở lỗ cống đơm cá. Thầy thuốc Trâu Canh tâu rằng:
- Có thể cứu được bằng cách dùng kim châm vào các huyệt làm hoàng tử sống lại nhưng chỉ sợ sau này sẽ bị liệt dương.
Sau đó Trâu Canh dùng kim châm cứu được hoàng tử nhờ đó mà được coi như thần y, được triều đình ban thưởng và phong lên đến chức Quan phục hầu Tuyên Huy Viện Đại sứ kiêm Thái y sư.
Còn hoàng tử Hạo sau này lên nối ngôi, đó chính là vua Trần Dụ Tông và lời tiên đoán năm nào về bệnh tật của ông đã trở thành hiện thực.
Năm Tân Mão (1351) “Trâu Canh thấy vua bị liệt dương, dâng phương thuốc nói rằng giết đứa bé trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh, quả nhiên công hiệu” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Nhận lễ vật tiến cống là một con kiến
Thông thường vật dùng để dâng cống lên vua đều là những đồ quý báu, trân châu, dị thảo. Sứ thần, thuyền buôn nước ngoài khi đến nước ta cũng thường chọn những thứ vậy. Thời Trần Dụ Tông ở ngôi, có lần ông đã nhận đồ cống của người Chiêm Thành trong đó có một con kiến và lễ vật là con kiến này cũng thật đặc biệt.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Nhâm Thìn, [Thiệu Phong] năm thứ 12, (1352) Mùa xuân, tháng 3, Chế Mỗ người Chiêm Thành chạy sang ta, dâng voi trắng, ngựa trắng, mỗi thứ một con và một con kiến lớn (dài 1 thước 9 tấc) cùng các cống vật xin đánh Trà Hòa Bố Để mà lập y làm vương quốc”.
Mở cuộc thi về các trò chơi
“Nhâm Dần, [Đại Trị], năm thứ 5 [1362]. (Nguyên Chí Chính năm thứ 22). Mùa xuân, tháng giêng, lệnh cho các nhà vương hầu, công chúa dâng các trò tạp hý vua xét duyệt trò nào hay thì thưởng cho” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Đây được coi là cuộc thi nghệ thuật trình diễn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Mở sòng bạc tại cung đình
Chỉ ham thích vui chơi, không màng đến triều chính, thậm chí Trần Dụ Tông còn “họp các nhà giàu như làng Đình Bảng ở Bắc Giang, làng Nga Đình ở Quốc Oai vào cung đình đánh bạc làm vui, một tiếng bạc đặt gần 300 quan tiền, ba tiếng thì đã đặt gần 1000 quan” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Sách phê phán rằng: “Làm vua một nước mà mở sòng đánh bạc để lấy hồthật đáng bỉ” (Việt sử tiêu án). Nhà sử học Phan Phu Tiên nhận xét: “Dụ Tông công nhiên làm bậy, gọi những nhà giàu vào cung đánh bạc rồi sau người trong nước bắt chước cái dở ấy, không thể ngăn cấm được nữa. Cuối cùng vì tệ đánh bạc mà mất nước” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Làm quạt, trồng rau để “tăng gia sản xuất”
Để có thêm tiền chi phí cho các sở thích của mình, tháng Giêng năm Nhâm Dần (1362), vua Trần Dụ Tông “sai tư nô cày 1 miếng đất ở bên bờ bắc sông Tô Lịch để trồng hành, tỏi rau dưa đem bán, gọi tên phường ấy là Vườn Tỏi và làm quạt đem bán cũng như thế” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Đây có lẽ là mối kiếm tiền có một không hai trong lịch sử. Sách Việt sử tiêu án chê “Trồng rau bán lấy lợi, ví với Tây Viên đời Hán thì càng đáng bỉ hơn nữa”.
Ban thuốc công và cho dân nghèo tiền gạo
Giữa những việc không hay, Trần Dụ Tông có lúc lại làm những điều rất tốt mà ít vị vua nào làm được. Tháng 9 năm Nhâm Dần (1362), “vua ngự đến phủ Thiên Trường (nay thuộc Nam Định- TG). Nhân dân có ai ốm thì ban cho thuốc uống công và tiền gạo, ít nhiều khác nhau. Thuốc có tên là viên Hồng ngọc sương, trừ bách bệnh. Dân nghèo ai nghe tin kéo đến thì được ban 2 viên thuốc, 2 tiền và 2 thăng gạo” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Vua phương Bắc ăn chơi cũng không bằng
Tháng 10 năm Qúy Mão (1363), Trần Dụ Tông sai “đào hồ ở vườn ngự trong hậu cung. Trong hồ xếp đá làm núi, bốn mặt đều khai ngòi cho chảy thông nhau. Trên bờ hồ trồng tùng, trúc, thông, tre và các thứ hoa thơm cỏ lạ. Lại nuôi chim quý, thú lạ trong đó. Phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng điện Song Quế, lại gọi tên điện là điện Lạc Thanh, tên hồ là hồ Lạc Thanh. Lại đào riêng một hồ nhỏ khác, sai người ở Hải Đông chở nước mặn chứa vào đó, đem các thứ hải vật như đồi mồi, cua, cá nuôi ở trong hồ. Lại sai người Hóa Châu chở cá sấu đến thả vào. Lại có hồ Thanh Ngư để thả cá thanh phụ (cá diếc). Đặt chức khách đô để trông coi” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Sách Việt sử tiêu án bình rằng: “Chứa nước mặn, nuôi cá sấu lại là kỳ tưởng; vua Tùy Dưỡng Đế, Tống Huy Tông cũng có núi, có biển nhưng không được cái chân thú này như vua”.
Thi uống rượu bị thua bề tôi
Trần Dụ Tông là người ham mê rượu chè, một lần nghe nói có viên quan đang giữ chức Chánh chưởng phụng ngự cung Vĩnh An tên là Bùi Khoan uống rượu rất giỏi, thế là vua cho gọi vào cùng thi uống rượu. Ai ngờ ông vua này bị mắc lừa mà thua cuộc, “Khoan lập mẹo uống dối hết 100 thăng rượu, được thưởng tước 2 tư” (Đại Việt sử ký toàn thư). Sự việc này xảy ra tháng 4 năm Giáp Thìn (1364).
Say rượu đi tắm sông suýt chết
Sử chép rằng vào tháng 5 năm Giáp Thìn (1364), “vua đi hóng gió chơi trăng. Vì uống rượu say quá nên lội xuống sông tắm, vì thế bị ốm. Sai quan thầy thuốc là bọn Trâu Canh thay nhau hầu thuốc thang” (Đại Việt sử ký toàn thư). Đến tận tháng 7 năm đó, vua Trần Dụ Tông mới khỏi bệnh.
Bị cướp mất gươm, ấn
Trần Dụ Tông là ông vua chơi bời quá độ nên cơ nghiệp nhà Trần ngày càng suy thoái. Vào một đêm mùa hạ, tháng 6 năm Bính Ngọ (1366), vua đi chơi ở hương Mễ Sở (nay thuộc Hưng Yên) đến canh 3 mới trở về kinh, khi đến sông Chử Gia thì bị kẻ cướp chặn đường lấy mất cả gươm báu lẫn ấn báu. Sách Việt sử địa dư viết: “[ Trần Dụ Tông] niên hiệu Đại Trị năm thứ 9 (1366), vua đi chơi hương Mễ Sở, khi trở về đến bãi Chử Gia bị cướp, mất cả ấn báu và gươm báu”.
Nhà vua cho đó là điềm báo trước sự chẳng lành, khó mà sống lâu nên càng thả sức chơi bời.
File đính kèm:
- Nhung chuyen kho tin ve Tran Du Tong.docx