Những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2

Khi nói về chữ viết Bác Hồ nhận định “Nét chữ - Nét người”. Như chúng ta đã biết chữ viết đóng một vai trò rất quan trọng đặc biệt là bậc tiểu học. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và toàn diện, đòi hỏi chất lượng chữ viết ở tiểu học phải xem như là chuẩn mực trong chất lượng giáo dục nói chung.

Thực tế hiện nay tình trạng học sinh viết chữ xấu, sai lỗi chính tả chiếm một tỉ lệ không nhỏ ở bậc tiểu học. Thực trạng này sẽ dẫn đến chữ viết của học sinh ngày càng lệch chuẩn. Đây là vấn đề đang được các nhà giáo dục quan tâm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần mở đầu I. lý do chọn đề tài: Khi nói về chữ viết Bác Hồ nhận định “Nét chữ - Nét người”. Như chúng ta đã biết chữ viết đóng một vai trò rất quan trọng đặc biệt là bậc tiểu học. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và toàn diện, đòi hỏi chất lượng chữ viết ở tiểu học phải xem như là chuẩn mực trong chất lượng giáo dục nói chung. Thực tế hiện nay tình trạng học sinh viết chữ xấu, sai lỗi chính tả chiếm một tỉ lệ không nhỏ ở bậc tiểu học. Thực trạng này sẽ dẫn đến chữ viết của học sinh ngày càng lệch chuẩn. Đây là vấn đề đang được các nhà giáo dục quan tâm. Một lý do quan trọng nữa khiến tôi chọn đề tài nàylà do học sinh tôi đang trực tiếp giảng dạy viết chữ xấu, sai lỗi chính tả trình bày bẩn, cẩu thả. Làm thế nào để giúp học sinh tiểu học viết đúng chính tả là trăn trở, suy nghĩ của người giáo viên. Y thức được điều đó tôi tập trung nhiên cứu đề tài. “Những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2”. II. Mục đích. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhằm tìm ra những giải pháp tích cực để giúp học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 2 viết đúng chuẩn. III. Nhiệm vụ đối tượng nghiên cứu: 1.Nhiệm vụ: - Đối chiếu giữa lí thuyết và thực tiển, hệ thống hoá những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài, những yêu cầu của việc dạy tập viết chính tả với thực tế dạy học ở lớp - Phân tích nguyên nhân của việc viết lệch chuẩn. - Bước đầu đưa ra một số biện pháp khắc phục cụ thể. 2. Đối tượng: Học sinh lớp 2A, tôi đã trực tiếp giảng dạy để làm đối tượng nghiên cứu được thuận tiện hơn. IV. Phương pháp nghiên cứu: 1.Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu sách báo có liên quan đến vấn đề rèn chữ cho học sinh tiểu học. 2. Phương pháp điều tra, khảo sát, thâm nhập số liệu 3. Phương pháp thống kê,….. B. Nội dung đề tài I. Cơ sở lí luận Vấn đề rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh tiểu học hiện nay là vấn đề không chỉ giáo viên quan tâm, mà đòi hỏi sự chăm lo của toàn xã hội. Bởi lẽ: chữ viết đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con người. Viết đúng chuẩn mới truyền đạt chính xác điều mình định bộc lộ, lúc đó người đọc mới hiểu được ý đồ của người viết. Viết đúng đẹp chứng tỏ là người có học thức, có văn hoá trong việc giao tiếp, học tập mới có hiệu quả. - Rèn cho học sinh có tính chịu khó, cẩn thận, viết đúng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, để làm tiền đề cho việc học tập và rèn luyện sau này. II. Cơ sở thực tiễn Ngôn ngữ Quảng Trị có một số vùng nói, viết theo ngôn ngữ địa phương, các em học sinh thường viết sai và nhầm lẫn những chữ có âm đầu x / s; d / gi; c / k; dấu hỏi / dấu ngã. học sinh còn nhầm lẫn giữa các vần ong / ông; uê / ê; ưa / ơ ….. Các em thường viết thiếu nét , chiều cao khoảng cách, không đúng quy định, còn lúng túng trong việc trình bày một vài khổ thơ hay một đoạn văn. Một điều đáng lo ngại là một số giáo viên thiếu những biện pháp tốt để học sinh luyện viết có hiệu quả. Thông qua khảo sát chất lượng chữ viết đầu năm lớp 2A đạt được như sau: Viết đúng chuẩn Viết chưa đúng chuẩn Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 5 26,3% 14 73,7% III.Một số biện pháp cụ thể về việc rèn chữ viết cho học sinh. 1. Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh ở những lớp đầu cấp chưa có ý thức coi trọng việc rèn chữ viết. Nhận thức của một số giáo viên về ý nghĩa quan trọng của việc viết đúng cở chữ chuẩn còn hạn chế. Ơ những lớp học trước giáo viên chỉ dừng lại ở việc đánh giá cho điểm, chưa dành nhiều thời gian rèn viết cho học sinh. Một số học sinh viết sai là do các em phát âm theo ngôn ngữ địa phương. Học sinh chưa nắm chắc các quy tắc chính tả trong khi viết. Một số tiết tập viết, chính tả, việc đổi mới phương pháp dạy học còn thiếu mạnh dạn. Ơ nhà phụ huynh chưa quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện. 2. Những biện pháp thực hiện. a, Giáo viên: Thấm nhuần câu nói “ Người thầy là tấm gương sáng cho học sinh noi theo” nên tôi xác định yếu tố quan trọng nhất là chữ viết và cách trình bày của giáo viên phải hết sức mẫu mực, giáo viên phải có tập vở rèn chữ viết làm tập vở mẫu. Giáo viên cần có những hiểu biết đầy đủ về mẫu chữ viết, nắm vững một số quy định về dạy viết chữ ở trường tiểu học, từ đó tìm hiểu về nội dung và phương pháp dạy tập viết, chính tả theo hướng dạy tích cực. Ngay từ đầu năm học giáo viên cần khảo sát, phân loại đối tượng học sinh, từ đó có những biện pháp rèn viết phù hợp. Giáo viên cần sưu tầm tranh ảnh về tư thế ngồi học đúng, có bảng chữ mẫu, treo ở trước lớp để học sinh nhìn rõ, thực hiện. Giáo viên trình bày bảng, chữ viết phải đúng quy cách, đúng chính tả, đúng cở chữ, cần noí viết đúng ở mọi nơi, mọi lúc. Thường xuyên quan tâm đến việc rèn chữ của hoạ sinh. Chấm, chữa bài đúng qui định, rõ ràng, chân phương có nhận xét … khi chấm bài, chữa bài kịp thời. Trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh giáo viên cần tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, thi viết nhân, viết đúng, sử dụng một số trò chơi ngôn ngữ, thi viết nhanh, viết đúng, sử dụng một số trò chơi dạy chữ. Thường xuyên kiểm tra, động viên, khích lệ học sinh, kết hợp với phụ huynh để rèn viết cho học sinh. b, Học sinh: - Phát động phong trào thi đua “ Giữ vở sạch, viết chữ đúng, đẹp.” Ngay từ đầu năm, học sinh cần có ý thức giữ gìn sách vở, tính kiên trì, chịu khó trong việc rèn chữ viết, mỗi tuần viết 1 bài nộp về giáo viên, luyện viết thêm ở nhà vào vở luyện viết. 3. Cách rèn: a, Về thời gian: Quy định rõ vào 15 phút đầu giờ, rèn viết trong từng tiết học, rèn vào tiết luyện viết, rèn viết thêm ở nhà do giáo viên hướng dẫn. b, Tư thế ngồi viết, cách cầm viết, để vở: Tư thế ngồi thẳng, đầu không cúi quá, vở để thẳng với tầm mắt, cầm bút ở mức độ vừa phải vở để cách mắt 20 cm. c, Giữ sách vở, không tẩy xoá viết bậy: Song song với việc rèn chữ giáo viên phải kiểm tra hướng dẫn cách giữ gìn sách vở, không tẩy xoá, không quăn góc. Giáo viên giao nhiệm vụ cho tổ kiểm tra, tiến hành kiểm tra việc rèn chữ viết rồi báo cáo cho giáo viên. Giáo viên thường xuyên kiểm tra, chấm chữa, sửa sai và nhắc nhở kịp thời. Giáo viên dành nhiều thời gian rèn luyện uốn nắn từng chữ, tưng lỗi chính tả cho học sinh còn yếu cẩu thả chữ xấu. Tuyên dương những em viết chữ đúng đẹp, nhắc nhở những em chưa tiến bộ, ra bài tập về nhà cho các rèn luyện thêm hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng phải có sự đánh giá kịp thời. d,Hoạt động ngoài giờ - Giáo viên tham mưu với nhà trường tổ chức các cuộc thi vở sạch chữ đẹp, có đánh giá khen thưởng, tuyên dương kịp thời. C. Kết luận 1. Kết quả cuối năm đạt được như sau: Viết đúng chuẩn Viết chưa đúng chuẩn Số lượng 12 em Tỉ lệ 63,8% Số lượng 7 em Tỉ lệ 36,3% Với kết quả này đã góp phần nâng cao chất lượng viết chữ đúng đẹp cho học sinh giảm tỉ lệ học sinh viết lệch chuẩn đến mức thấp nhất. 2. Bài học kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho tất cả những người làm công tác giáo dục, đòi hỏi mỗi học sinh phải xây dựng cho mình một kế hoạch, một biện pháp cụ thể thiết thực để có kỷ năng viết đúng, đẹp. đây là công viịec đòi hỏi phải có nhiều thời gian, tốn nhiều công sức và phải tiến hành thường xuyên. Vì vậy giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, có lòng yêu nghề mến trẻ. Học sinh phải biết tích cực tự giác, chịu khó học tập, có ý thức vươn lên trong việc rèn chữ viết đúng đẹp. Để nâng cao chất lượng, rèn chữ viết ở trường tiểu học nói chung, lớp 2A nói riêng theo tôi cần thực hiện đủ các bước. - Xây dựng hình thức bên ngoài đồng bộ. đúng quy cách. - Rèn chữ viết đúng mẫu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. - Trình bày sạch sẽ, giữ vở sạch, không quăn góc, xệch xoạc. - Bàn ghế ngay ngắn, đúng cở, phòng học đủ ánh sáng. Hướng dẫn tư thế ngồi và có bảng chữ mẫu. - Cần áp dụng đổi mới phương pháp dạy môn chính tả, tiếng việt theo hướng tích cực hoạt động của học sinh. - Giáo viên thường xuyên kiểm tra nhăc nhở, sửa sai kịp thời, hình thành cho học sinh ý thức rèn chữ giữ vở tốt. - Giáo viên cần nói, viết đúng chuẩn ở mọi nơi, mọi lúc, chú ý cách chấm chữa bài cho học sinh, cách ghi bảng, trình bày bảng, đúng, đẹp và có khoa học. - Động viên khen thưởng kịp thời. Ngoài ra còn kết hợp với phụ huynh tham gia hướng dẫn các em rèn chữ viết ở nhà để đạt kết quả cao hơn. 3. Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra từ thực tế của lớp và bản thân về việc rèn viết đúng chính tả. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không sao tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. Mặt khác để bản thân tôi cũng như các giáo viên tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất cho việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh đạt kết quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! Triệu Trạch, ngày 12 tháng 05 năm 2008 Người thực hiện

File đính kèm:

  • docSKKN REN CHU CHO HS LOP 2.doc
Giáo án liên quan