Những biện pháp giúp học sinh đạt kết quả trung bình trong học toán

Lý do chọn đề tài:

Trong việc dạy học mỗi người giáo viên phải có trách nhiệm làm cho mỗi học sinh của mình đều tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà chương trình và sách giáo khoa quy định.

Nhưng trong thực tế không phải mọi học sinh học tập đều dễ dàng như nhau. Trong cùng điều kiện sống và học tập như nhau, có học sinh nắm kiến thức rất nhanh chống và sâu sắc mà không cần một sự có gắng đặc biệt, song có em lại không đạt được kết quả đó chính là những học sinh yếu kém. Đặc biệt điều này thấy rõ nhất ở môn toán. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu những em gặp khó khăn và ít có năng lực khi học toán để giúp các em đạt trình độ trung bình.

 

doc9 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những biện pháp giúp học sinh đạt kết quả trung bình trong học toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bàn đầu hoặc ở những vị trí mình dễ quan sát, theo dõi để theo dõi sự chú ý học tập của các em. Luôn kiểm tra sự tiếp thu bài giảng, hiểu các thuật ngữ, cách suy luận của các em để điều chỉnh kịp thời tốc độ cũng như phương pháp truyền thụ của mình. Khi hướng dẫn bài tập luyện tập tôi luôn làm cụ thể hơn đối với những đối tượng học sinh này. Ví dụ: Khi luyện tập về giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” tôi không tham lam mà chỉ yêu cầu các em giải được hai đến ba bài đơn giản nhưng phải xác định được bài toán thuộc dạng nào, cái đã cho và cái cần tìm, đâu là tổng, đâu là hiệu, cách tìm số bé, cách tìm số lớn. Những bài tập và yêu cầu giao cho các em tôi luôn kiểm tra cụ thể, đồng thời phân tích và sửa chữa nhũng lỗi sai của các em kịp thời. Trong phần thực hành tôi chỉ cho các em làm 1 đến 2 bài và yêu cầu các em phải làm xong đồng thời cũng thường xuyên chấm chữa để các em phát hiện ra lỗi sai của mình và kịp thời sửa chữa. Khi giao bài về nhà tôi luôn hướng dẫn cụ thể và giao nhiệm vụ cho một học sinh giỏi có trách nhiệm kiểm tra và hướng dẫn các bạn chữa bài. Đối với những em này tôi luôn khuyến khích, động viên các em đúng lúc và kịp thời khi các em có sự tiến bộ dù nhỏ. Đồng thời cũng phê phán nghiêm khắc thái độ chây lười và lơ là việc học của các em nhưng không chỉ trích và làm chạm lòng tự ái của các em. Như không làm bài tập lần thứ hai sẽ yêu cầu làm lại 5 lần, không học bài và làm bài đến lần thứ ba yêu cầu viết bản kiểm điểm và mời phụ huynh đến trao đổi. Ngoài thời gian học chính khoá một tuần tôi dành một buổi để phụ đạo thêm cho những em này vào ngày thứ bảy. Trong những buổi học này tôi tập trung kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức cơ bản và ôn tập củng cố lại kiến thức để các em nắm chắc hơn.(Ví dụ khi luyện tập về bài “ Nhân với số có hai chữ số” tôi chưa vội yêu cầu các em đi vào làm bài tập mà hướng dẫn cho các em làm lại các phép tính mẫu, nêu lại cách tính sau đó mới bắt tay vào làm bài tập). Trò chuyện với các em để tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố. Hướng dẫn cho các em phương pháp học tập, học bài và làm bài ở nhà đó là: Phải học thuộc lí thuyết rồi mới làm bài tập, trước khi làm bài tập phải tìm hiểu kĩ yêu cầu đề bài, khi không tìm ra cách làm phải đọc lại lí thuyết và bài mẫu để vận dụng. Ngoài ra tôi còn dành thời gian về gia đình của từng em ( 1 lần / em / tháng) để trao đổi với gia đình về tình hình học tập cụ thể của từng em ( Ví dụ với em Sáng và em Minh tôi trao đổi thực về thái độ học tập của các em và yêu cầu gia đình thường xuyên nhắc nhở và giám sát việc học ở nhà của các em, khi được giáo viên chủ nhiệm mời đến trao đổi thì phải sắp xếp công việc đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm. Từ đó hai em này đã tập trung vào học hơn, không còn tình trạng chây lười như trước ). Qua đó phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện nhiệm vụ học tập ở trường và ở nhà được tốt. ( Ví dụ khi trao đổi với phụ huynh em Tự tôi đã thuyết phục ông bà cho em đi học nhóm ) Trong quá trình học để việc học tập có kết quả đòi hỏi học sinh phải có những tiền đề nhất định về kiến thức, kĩ năng và thái độ có sẵn. Thế nhưng các em yếu – kém nhiều khi chưa có đủ những điều này. Vì vậy phải giúp các em này tạo tiền đề xuất phát. Để làm được điều này tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa và sách giáo viên cùng các tài liệu tham khảo khác. Đồng thời thường xuyên theo dõi và kiểm tra để biết những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết đã có sẵn ở những học sinh này tới mức độ nào. Mặt khác trước khi cung cấp kiến thức mới tôi đã tái hiện những kiến thức, kĩ năng cần thiết có liên quan để các em có tiền đề về kiến thức cho bài học mới. Tuy nhiên trong thực tế với một nhóm đối tượng học sinh yếu kém thì mỗi em thiếu hụt một tiền đề khác nhau, không em nào giống em nào. Trong 6 em thì em Tâm, Phương yếu về kĩ năng tính toán và giải toán có lời văn; Em Sáng, Minh yếu về kĩ năng phân tích và giải toán, Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn theo dõi sát để biết em nào cần phải bồi dưỡng và tạo tiền đề gì để có biện pháp và phương án giúp các em tạo tiền đề phù hợp. Trong quá trình dạy bài mới tôi luôn tổ chức cho các em làm việc để ôn lại những kiến thức, kĩ năng cũ có liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức mới. Nếu kiến thức và kĩ năng cũ đó nằm ngay ở bài học trước thì cho các em ôn lại trong lúc kiểm tra bài cũ, còn kiến thức và kĩ năng cũ đó cách xa bài mới thì tổ chức cho các em ôn lại bằng hình thức thảo luận nhóm. ( Ví dụ: Để dạy bài “Tìm phân số của một số” cần phải cho các em thảo luận nhóm đôi để ôn lại cách “ Tìm một phần mấy của một số” đã học ở lớp ba qua một số ví dụ cụ thể ) Kiến thức có nhiều lỗ hổng là một bệnh phổ biến của học sinh yếu kém. Do đó trong quá trình dạy học cần phải luôn kiểm tra để phát hiện lỗ hổng kiến thức của những học sinh yếu, kém để có kế hoạch bổ sung cho các em. Phải thường xuyên gọi những em này trả lời và chữa bài cũng như thường xuyên chấm, chữa bài làm của các em để sớm phát hiện và giúp các em biết được những kiến thức thiếu hụt của mình để học hỏi thêm. Đồng thời hướng dẫn các em tự phát hiện lỗ hổng kiến thức của mình và biết các tra cứu sách vở, tài liệu để tự lấp lỗ hổng đó. Chẳng hạn: Khi giải bài toán thuộc dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” mặc dù đã xác định được dạng toán nhưng các em vẫn không giải được thì hướng dẫn các em xem lại các bài toán mẫu để nắm lại các bước giải sau đó quay lại phân tích đề toán để tìm ra cách giải. Trong quá trình dạy học những đối tượng học sinh này tôi không tham vọng nâng cao hay mở rộng kiến thức mà chỉ chú ý làm sao cho các em nắm chắc kiến thức, kĩ năng hơn. Vì vậy khi hướng dẫn những học sinh này luyện tập tôi đặc biệt lưu ý đến các điểm sau: - Phải làm thế nào để học sinh hiểu được yêu cầu của bài, nắm được cái đã cho , cái cần tìm để các em làm bài một cách chắc chắn. Ví dụ khi làm các bài toán tìm x tôi luôn yêu cầu các em phải xác định được x thuộc thành phần nào chưa biết của phép tính, nêu cách tìm rồi sau đó mới bắt tay vào làm. - Để hiểu được kiế thức hoặc tạo một kĩ năng nào đó thì nhóm đối tượng này cần phải làm một số lượng bài tập cùng thể loại khá nhiều so với những học sinh khác. Vì vậy chú ý cho các em làm những bài tập vừa sức nhằm củng cố kiến thức chứ chưa cần chú ý đến nâng cao. - Hệ thống hoá lại cách giải từng loại bài tập thành trình tự hay các bước và hướng dẫn các em ghi nhớ trình tự đó đặc biệt là các bài toán về mối quan hệ: “ Tổng - Hiệu”; “ Tổng - Tỉ”; “ Hiệu – Tỉ”. Ví dụ sau khi giải bài toán “Hiệu của hai số là 24. Tỉ số của hai số là 2/5. Tìm hai số đó?” học sinh phải nắm và nhớ được các bước giải bài toán này gồm: + Vẽ sơ đồ đoạn thẳng. + Tìm hiệu số phần bằng nhau: 5 – 2 = 3 ( phần ) + Tìm giá trị một phần: 24 : 3 = 8 + Tìm số bé: 8 x 2 = 16 + Tìm số lớn: 8 x 5 = 40 ( Hoặc 16 + 24 = 40 ) - Trong quá trình giao bài tập đối với những học sinh yếu, kém thì mức độ khó giữa hai bài tập khác nhau không quá cao và quá xa. Chỉ cho các em tiến dần từng bước dù ngắn nhưng mà chắc chắn. - Tạo điều kiện để các em tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình, bằng cách cho các em trả lời và làm một số bài tập ngắn, đơn giản sau đó hướng dẫn các em tự chấm điểm. Mặc dù ta cố gắng hết sức, tìm tòi mọi cách để giúp các em yếu kém tiến bộ, nhưng các em không có một phương pháp học tập phù hợp thì khó mà đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy cần phải giúp đỡ các em về phương pháp học tập. Cần bồi dưỡng cho các em những hiểu biết sơ đẳng về cách thức học tập toán như: - Nắm được lí thuyết mới làm bài tập. - Đọc kĩ đề bài trước khi làm bài để xác định đúng yêu cầu của bài tập cũng như dạng toán nhằm xác định được cái đã cho và cái cần tìm cùng mối quan hệ giữa chúng từ đó tìm ra hướng giải đúng. - Có thói quen viết nháp rõ ràng và thử lại sau khi làm tính hay giải toán. IV. Kết quả: Với những việc làm và biện pháp nêu trên tôi đã giúp những học sinh yếu toán của lớp mình vươn lên đạt kết quả trung bình và trung bình khá. Kết quả cụ thể như sau: Thứ tự Họ và tên Điểm kiểm tra định kì Giữa họckì I Cuối học kì I Giữa họckì II Cuối học kì II 1 Nguyễn Bình Minh 2 TrầnNguyên Khánh 3 Phan Thị Phương 4 Võ Quang Sáng 5 Nguyễn Thị Tâm 6 Nguyễn Văn Tự C.KẾT LUẬN Trong dạy học nói chung, dạy toán nói riêng thiết nghĩ mỗi một giáo viên ai cũng mong muốn học sinh mình đều đạt những yêu cầu cơ bản về kiến thức cũng như kĩ năng. Song đối với nhứng đối tưọng học sinh yếu kém về môn toán thì điều này quả thật không dễ dàng chút nào. Qua trao đổi, học hỏi ở bạn bè đông nghiệp cùng với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm cho mình trong việc giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học toán đạt kết quả trung bình như sau: - Người giáo viên phải nhiệt tình, tận tuỵ với nghề nghiệp, có lòng yêu mến trẻ. - Giáo viên phải thường xuyên học hỏi để sáng tạo trong bài dạy, cách truyền thụ kiến thức nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập. - Giáo viên phải hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, tìm hiểu và phân tích kĩ từng nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu toán để có những biện pháp giúp đỡ hợp lí. - Giáo viên phải kiên trì, không vội vàng, nôn nóng, luôn luôn tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh để khuyến khích, động viên các em kịp thời. Đồng thời cũng phải nghiêm khắc đối với những học sinh có biểu hiện chây lười và tiêu cực trong học tập. - Đối với những đối tượng học sinh này thì giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức và kĩ năng mới mà phải thường xuyên ôn tập, củng cố kiến thức , kĩ năng cũ cũng như hướng dẫn kĩ cho các em phương pháp học tập. Có thể khi đọc tài liệu này bạn sẽ có nhiều ý kiến đóng góp cũng như nhiều phương pháp hay hơn nhằm đạt kết quả cao hơn. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp thật bổ ích của các bạn và các đồng chí. Trung Giang ngày 12 tháng 3 năm 2008 Người viết Nguyễn Thị Thương

File đính kèm:

  • docSKKN toan.doc
Giáo án liên quan