Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, trên các đài, báo và các
phương tiện thông tin đại chúng, đã rất nhiều lần đề cập tới vấn đề sự nóng lên của trái đất, và ai trong mỗi chúng ta đều ít nhiều biết được nguyên nhân của nó, nhưng để hiểu được một cách sâu sắc về nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục sự nóng lên của trái đất thì không phải ai trong chúng ta cũng có thể hiểu hết được. Vậy ta sẽ đi làm rõ các vấn đề trên.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 21505 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục sự nóng lên của trái đất?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó những ảnh hưởng tác động ra sao? Liệu có gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng không?
Việt Nam là một trong bốn nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu và dâng cao của nước biển. Theo thống kê, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980) xuống còn 15 - 16 đợt mỗi năm từ 1994 - 2007. Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta cũng ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 - 2000). Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa. Hiện tượng Elnino và Lanina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ lục. Dự đoán vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 30C và sẽ tăng số đợt và số ngày nắng nóng trong năm; mực nước biển sẽ dâng cao lên 1m. Điều này dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường của thời tiết. Đặc biệt là tình hình bão lũ và hạn hán. Nước biển dâng dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như nước và đất sản xuất nông - công nghiệp. Nếu nước biển dâng lên 1m sẽ làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người) của nước ta. Trong đó, khu vực ven biển miền Trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng biến đổi khí hậu và dâng cao của nước biển. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD. Biến đổi khí hậu còn kéo theo sự thay đổi của thời tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, sản xuất nông, lâm, công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải sản. Tại Việt Nam, những năm qua, thiệt hại do bão lũ gây ra là vô cùng lớn, đặc biệt là khu vực miền Trung. Gần đây nhất là đợt rét đậm rét hại kéo dài 33 ngày tại Bắc bộ đã làm 33.000 trâu bò, 34.000 ha lúa cấy, hàng chục ngàn ha mạ non và hàng ngàn ha nuôi trồng thủy sản bị chết, thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng...
Đứng trước những thách thức của biến đổi khí hậu do sự nóng lên của trái đất, thì nhân loại cả thế giới đã làm gì? Liệu có cách cũng như biện pháp nào hiệu quả để giải quyết các vấn đề trên không? Đây thực sự là một câu hỏi lớn đang đặt ra cho toàn thế giới. Buộc các quốc gia trên thế giới phải ngồi lại bên nhau để tìm ra cách khắc phục, đã có rất nhiều các cuộc họp, hội nghị cũng như nghị định thư được đưa ra để các quốc gia cùng chung tay giải quyết tiêu biểu đó là hội nghị Copenhagen( Đan Mạch) về biến đổi khí hậu, nghị định thư Kyoto( thành lập tháng 12/1997 ở thành phố Kyoto (Nhật Bản) nhằm cắt giảm lượng khí nhà kính). Trải qua hàng loạt cuộc thương thảo để phê duyệt, ký kết kéo dài trong 10 năm, mãi đến tháng 12/2007 đã có 175 quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết từ giai đoạn 2008 – 2012 sẽ giảm phát thải khí nhà kính và tới năm 2012 sẽ đạt 5% của lượng phát thải 1990.
Đáng tiếc, cho đến nay, Hoa Kỳ là nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất vào khí quyển (trên 20% toàn thế giới) lại đứng ngoài vạch cam kết.
Để nối tiếp, Nghị định thư Kyoto sắp hết hạn vào năm 2012, Liên hợp quốc vừa tổ chức hội nghị Bali (Indonesia) vào giữa tháng 12/2007. Ở Hội nghị này các nhà khoa học cung cấp thêm nhiều dữ liệu chính xác để các quốc gia yên tâm và đồng thuận hơn trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính. Thế nhưng đến ngày kết thúc, cũng quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới lại chưa tán thành văn bản cuối cùng của hội nghị, nên lộ trình Bali (Bali Road Map) phải kéo dài thêm 2 năm nữa, năm 2008 sẽ họp tại thành phố Poznan của Ba Lan, năm 2009 họp tại Kopenhagen – thủ đô Đan Mạch.
Ta thấy rằng vấn đề biến đổi khí hậu do sự nóng lên của trái đất, là một vấn đề hết sức khó khăn khi đòi hỏi sự đồng thuận giải quyết của các quốc gia, đặc biệt là đối với Hoa kỳ. Nhưng dù có khó khăn thì cả nhân loại thế giới vẫn đang không ngừng nỗ lực tìm ra mọi biện pháp khắc phục sự nóng lên của trái đất. Các nhà khoa học đã nghĩ ra những ý tưởng giảm thiểu tới mức tối đa, sự tăng lên của nhiệt độ trái đất do lượng khí thải nhà kính gây ra đó là:
Con người cần phải sử dụng năng lượng một cách hợp lý, chẳng hạn như máy điều hòa không khí sử dụng nhiều điện cho việc làm lạnh và làm nóng. Để sản xuất nguồn điện này, các nhà máy phát điện phải đốt cháy nhiên liệu và sản sinh ra khí CO2, một trong những nguyên nhân làm cho trái đất ấm dần lên. Máy điều hòa sử dụng nhiều năng lượng điện. Mức tiêu thụ năng lượng khi sử dụng máy điều hoà trong một hộ gia đình trung bình khoảng 25.2% nhiều hơn Tivi và tủ lạnh, nó chỉ ra số lượng phát sinh ra khí CO2 trong thời gian sử dụng máy. Đó là lý do tại sao quan trọng khi mua máy điều hòa xử lý hiệu quả năng lượng và tránh lãng phí điện.
Có thể dùng biện pháp hạn chế sau: HFC là chất không gây hại đến tầng Ozone. Nhiều nước phát triển trên thế giới đã cấm sử dụng CFC và thay đổi bằng HCFC (tác hại bằng từ 1/10 đến 1/50 so với CFC). Và ngày nay các nước này cũng đang thay thế dần HCFC bằng HFC không có khả năng gây hại tầng Ozone.Theo Nghị định thư Motreal, Canada năm 1987, thì các nước phát triển đã ngưng sản xuất CFC từ 1995, và tiến đến ngưng sản xuất HCFC vào năm 2020.
Chúng ta cũng có thể giảm thiểu sự nóng lên của trái đất, bằng biện pháp tái sử dụng lại, những gì có thể dùng được có như là những vật dụng còn rất hữu ích chẳng hạn
Ngoài việc đốc thúc các quốc gia, tổ chức quốc tế áp dụng các biện pháp thiết thực làm giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học đang tìm mọi cách để cứu trái đất. Cho dù rất khó khả thi nhưng ít nhiều cũng mở ra được một cách nhìn mới đó là:
Sử dụng kĩ thuật “chôn CO2 dưới đáy biển”: Các nhà khoa học Anh gần đây đã tìm ra một cách giải quyết cho vấn đề trái đất nóng lên, đó là chôn CO2 gây hiệu ứng nhà kính xuống đáy đại dương. Họ tin rằng mỗi năm có thể giấu được hàng triệu tấn CO2 xuống đáy Bắc Hải. Họ đã chọn mỏ dầu Millet của Công ty dầu khí Anh làm nơi thử nghiệm đầu tiên. Họ sử dụng kỹ thuật hoá lỏng CO2, thông qua đường dẫn dầu (không còn sử dụng) bơm CO2 về mỏ dầu Millet. Bằng cách này, mỗi năm mỏ Millet có thể tiếp nhận được 5 triệu tấn CO2 hoá lỏng và thời gian lưu trữ có thể lên đến 1 vạn năm.
Hoặc sử dụng “màng che bầu trời”: Năm 2004, các nhà khoa học còn đưa ra một ý tưởng kinh ngạc - một màng chắn trị giá khoảng 1 tỷ bảng Anh sẽ được thiết kế nhằm ngăn chặn triệt để bức xạ ánh sáng mặt trời, làm giảm nhiệt độ cho trái đất. Sáng kiến này bắt nguồn từ việc núi lửa ở Indonexia hoạt động năm 1814. Lần ấy, trong quá trình phun trào, núi lửa đã phóng vào khí quyển một lượng lớn vật chất hỗn hợp khiến cho nhiệt độ ở khu vực này giảm 30% so với trước đây. Song kế hoạch này vẫn nằm trong giai đoạn giả tưởng, với điều kiện kỹ thuật hiện nay thì trong tương lai gần khó có thể thực hiện được....
Đây là những giải pháp chung cho toàn thế giới, còn đối với Việt Nam chúng ta đã có những hành động thiết thực như thế nào? Hưởng ứng những giải pháp chung của thế giới, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào năm 1994 và nghị định Kyoto vào năm 2002. Tuy chưa phải là quốc gia công nghiệp phát triển nhưng Việt Nam đang tập trung cho các hoạt động kiểm kê và giảm thiểu phát thải khí nhà kính theo nghị định thư Kyoto.
Việt Nam đang soạn thảo thông báo quốc gia số 2 (SNC) cho UNFCCC sẽ hoàn thành vào năm 2009. Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam làm đầu mối quốc gia về các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu. Bộ này đang phối hợp với các ngành khác xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, trong đó có biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với các tình huống bất thường của thiên tai, đồng thời soạn thảo khung chính sách quản lý rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra.
Những tác động nguy hiểm của hiện tượng trái đất nóng dần lên đến cuộc sống con người chính là lời cảnh báo cũng như kêu gọi con người cần tập trung một cách nghiêm túc vào việc bảo vệ và hơn thế nữa cần phải cải thiện môi trường sống của chúng ta. Những biện pháp giữ gìn môi trường đơn giản như thay đổi cách thức sinh hoạt trong gia đình, tiết kiệm điện, nước, thay thế các loại khí đốt độc hại bằng những vật liệu ít độc hại hơn, sử dụng những sản phẩm phục vụ cho đời sống như các loại sữa tắm, xà bông, chất tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên cũng là cách mà mỗi người chúng ta góp phần bảo vệ tự nhiên cũng như bảo vệ cuộc sống. Những biện pháp khoa học hiện đại và ở tầm vĩ mô sẽ được các nhà khoa học cũng như chính phủ nghiên cứu và áp dụng. Với mỗi cá nhân chúng ta, cần tự bảo vệ cuộc sống và tương lai của các thế hệ sau bằng cách “sống xanh” ngay từ bây giờ.
Chúng ta hy vọng rằng với những giải pháp của các nhà khoa học trên thế giới hiện nay, thì sẽ giảm thiểu được tối đa sự nóng lên của trái đất, cũng như những tác động xấu của nó đến với môi trường và cuộc sống của con người khắp năm châu.
Đối với sinh viên như chúng em hiện đang còn ngồi trên ghế nhà trường để bảo vệ môi trường và ngăn chặn sự nóng lên của trái đất chúng em trước hết, là ở bản thân mỗi cá nhân mình đã không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như kiến thức về bảo vệ môi trường, không vứt rác thải bừa bãi, luôn tham gia tích cực các chiến dịch tình nguyện về môi trường như “hành trình xanh” vận động mỗi người hãy nâng cao ý thức hơn về môi trường để cùng chung tay xây dựng, nên một môi trường sống “xanh, sạch, đẹp” cho mỗi người và cho cả cộng đồng.
File đính kèm:
- Nguyen nhan hau qua va bien phap khac phuc su nonglen cua trai dat.doc