Bạn cứ sống, làm việc, .có khi nào bạn ngồi lặng và tự hỏi: mình làm tất cả là vì cái gì? Những thứ mà ta đang làm là đúng hay sai?.Bạn được sinh ra, được tồn tại, cho tới khi bạn có ý thức, bạn đã thấy Trái Đất, thấy Mặt Trời, Mặt Trăng, những Vì Sao.có bao giờ bạn băn khoăn: Chúng có từ bao giờ!? Chúng được sinh ra như thế nào???.
Bạn đọc và bình luận nhé!
Những gì tồn tại trong Vũ trụ hiện nay là kết quả của sự tiến hóa liên tục của vật chất.
Chúng ta sống trên Trái Đất – một hành tinh nhỏ đang quay quanh mặt trời với vận tốc khoảng 30km/s. Hệ Mặt Trời cũng quay quanh tâm Thiên Hà của chúng ta với vận tốc khoảng 23km/s. Dải Ngân Hà gồm khoảng một trăm tỉ ngôi sao. Kích thước của nó khoảng 100.000 năm ánh sáng.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn gốc của trái Trái Đất và Hệ Mặt Trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn gốc của trái Trái Đất và Hệ Mặt Trời?!
Thứ tư, 02/01/08 - 01:25:am
Bạn cứ sống, làm việc, ...có khi nào bạn ngồi lặng và tự hỏi: mình làm tất cả là vì cái gì? Những thứ mà ta đang làm là đúng hay sai?...........................................Bạn được sinh ra, được tồn tại, cho tới khi bạn có ý thức, bạn đã thấy Trái Đất, thấy Mặt Trời, Mặt Trăng, những Vì Sao....có bao giờ bạn băn khoăn: Chúng có từ bao giờ!? Chúng được sinh ra như thế nào???....
Bạn đọc và bình luận nhé!
Những gì tồn tại trong Vũ trụ hiện nay là kết quả của sự tiến hóa liên tục của vật chất.
Chúng ta sống trên Trái Đất – một hành tinh nhỏ đang quay quanh mặt trời với vận tốc khoảng 30km/s. Hệ Mặt Trời cũng quay quanh tâm Thiên Hà của chúng ta với vận tốc khoảng 23km/s. Dải Ngân Hà gồm khoảng một trăm tỉ ngôi sao. Kích thước của nó khoảng 100.000 năm ánh sáng.
Người ta phát đã phát hiện được hơn 65 hành tinh ở ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Trong đó có hành tinh sao Beta Pictoris (cách chúng ta 40 năm ánh sáng), và Pegasus (cách chúng ta 51 năm ánh sáng). Một số phân tử hữu cơ đã được phát hiện ra trong bụi và khí giữa các ngôi sao. Điều này nói lên rằng các hành tinh với các phân tử hữu cơ có thể quay xung quanh các ngôi sao khác Mặt Trời.
Trái Đất được hình thành từ bao giờ và như thế nào cũng như các đặc điểm vật chất cấu tạo nên Trái Đất, các hiện tượng diễn ra bên trong hoặc trên bề mặt…là những điều mà con người đã tìm hiểu từ rất lâu, qua nhiều thế hệ. Ngay từ khi có mặt trên Trái Đất con người đã bỏ ra nhiều công sức để tìm hiểu về nguồn gốc và mối quan hệ giữa nơi họ đang sống với Mặt Trời và vô vàn thiên thể luôn di động trên bầu trời…song tất cả mọi cố gắng cho tới nay vẫn chỉ dừng lại ở những giả thuyết khoa học. Sau đây là những nét cơ bản của một số giả thuyết về nguồn gốc Trái đất và Hệ Mặt Trời:
(Hệ mặt trời)
+ Giả thuyết Buffon.
TĐ và các hành tinh khác trong HMT được tạo ra do quá trình và chạm giữa MT và một số ngôi sao chổi lớn. Sự va chạm này dẫn tới MT vỡ ra nhiều mảnh. Theo thời gian, những mảnh vỡ này nguội dần thành các hành tinh trong đó có TĐ.
Vào đầu thế kỉ XVIII thì đây là quan niệm hoàn toàn mới – khi mà nhiều người vẫn cho rằng: TĐ là do thượng đế sinh ra.
Những thành tựu khoa học về vũ trụ sau này đều khẳng định: Sự va chạm không thể rạo ra được những mảnh vỡ đó, vì lõi vật chất của sao chổi rất nhỏ bé, hình dạng to lớn nhưng thật ra chỉ là một túi khí.
+ Giả thuyết Kant.
Giả thuyết này ra đời vào giữa thế kỉ XVIII. Kant cho rằng: HMT được hình thành từ một đám mây bụi vũ trụ, thành phần gồm những hạt vụn chuyển động, đám mây vũ trụ xé thành nhiều mảng. Hệ mặt trời nằm trong số những mảng đó. Trong mỗi mảng, các hạt ở trung tâm mảng hút nhau và lớn dần lên tạo thành Mặt Trời. Còn ở xung quanh khối trung tâm, các hạt cũng hút nhau lớn dần lên thành các hành tinh và vệ tinh – trong đó có TĐ.
+Giả thuyết Laplace.
HMT sinh thành từ một khối tinh vân khổng lồ, thành phần là chất khí vũ trụ có nhiệt độ rất cao và tự quay xung quanh trục cố định. Khi nhiệt độ giảm, thể tích khối tinh vân giảm, tốc độ chuyển động quay tăng. Những vật chất nằm trên mặt phẳng xích đạo có xu hướng di chuyển ra xa trục, còn có các vật chất xung quanh lại có xu hướng chuyển dần về mặt phẳng xích đạo là nơi có trục li tâm lớn nhất! Vì vậy đã tạo nên vòng khí có mật độ vật chất cao nằm xa trục. Khi có lực ly tâm lớn hơn lực hấp dẫn, vòng khí này được tách ra song vẫn quay xung quanh trục. Quá trình vòng khí này tiếp tục tạo ra nhiều vòng khí cùng chuyển động xung quanh trục. Phần khí còn lại không tách ra nữa, co lại hình thành MT. Tại mỗi vòng khí nhiệt độ giảm dần, co lại và ngưng tụ thành những hành tinh. Quá trình hình thành các vệ tinh cũng tương tự như quá trình hình thành các hành tinh.
Trái đất khi mới hình thành là một khối vật chất nóng chảy. Theo thời gian, phần ngoài cùng nguội trước tạo thành lớp vỏ TĐ. Còn phần bên trong – dưới lớp vỏ, vật chất vẫn ở trạng thái nóng chảy.
Tuy còn nhiều tồn tại, chưa giải quyết được như sự quay ngược chiều của một số vệ tinh của Sao Chổi, sao Thiên Vương so với chiều quay chung của các thiên thể, quá trình ngưng tụ khí hình thành các hành tinh, lực tách các vòng khí trong quá trình hình thành các hành tinh…song đây là giả thuyết đầu tiên được xây dựng có hệ thống về nguồn gốc của TR và HMT.
File đính kèm:
- Nguon goc Trai Dat va he Mat Troi.doc