Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông.
1/ Mục đích:
- Giúp học sinh hiểu rõ một số qui định của luật giao thông có liên quan đến đời sống.
- Giúp học sinh nhận thức đúng đắn và thực hiện nghiêm chỉnh theo qui định của luật giao thông.
2/ Đối tượng: học sinh toàn trường
3/ Thời lượng: 20 phút
4/ Địa điểm: Sân cờ
5/ Hình thức thực hiện:
Giáo viên tuyên truyền về quy định của luật giao thông, và đặt các câu hỏi, học sinh nghe và trả lời (có quà tượng trưng).
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngoại khoá Chuyên đề về an toàn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGOẠI KHOÁ CHUYÊN ĐỀ VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông.
1/ Mục đích:
- Giúp học sinh hiểu rõ một số qui định của luật giao thông có liên quan đến đời sống.
- Giúp học sinh nhận thức đúng đắn và thực hiện nghiêm chỉnh theo qui định của luật giao thông.
2/ Đối tượng: học sinh toàn trường
3/ Thời lượng: 20 phút
4/ Địa điểm: Sân cờ
5/ Hình thức thực hiện:
Giáo viên tuyên truyền về quy định của luật giao thông, và đặt các câu hỏi, học sinh nghe và trả lời (có quà tượng trưng).
( Ảnh minh hoạ )
Phần 1: Nội dung tuyên truyền.
Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông.Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào.Mỗi ngày trôi qua có hơn ba mươi người chết và bị thương. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên chúng ta.Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội.
Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông mà trong đó có hơn 20% là do học sinh, sinh viên gây ra. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp, trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là đi xe máy. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ.Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố...Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... Sẽ không thể nào kể hết được các lỗi mà các em đã gây ra.
Cùng với các chủ đề: Tháng an toàn dân đưa trẻ đến trường,..thì tháng 9 này theo quy định chung là tháng an toàn giao thông.
Ngày 29. 6. 2001 Quốc Hội khóa X, kỳ hợp thứ 9 đã thông qua luật Giao thông đường bộ số 26/ 2001/ QH 10, có hiệu lực từ ngày 1. 1. 2002 và được chủ tịch nước công bố ngày 12. 7. 2001 theo lệnh số 07/ 2001/ L. Để tăng cường hiệu lực quản lí Nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Phạm vi điều chỉnh của luật giao thông đường bộ qui định qui tắc giao thông đường bộ, các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ. Luật này được áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân, cơ quan đang hoạt động và sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật thì:
Đường bộ: gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Đường phố: là đường bộ trong đô thị gồm: lòng đường và hè phố.
Đường cao tốc:chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dãy phân cách chia đường cho xe chạy 2 chiều ngược nhau, riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.
Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
( ôtô, môtô 2,3 bánh, máy kéo, xe gắn máy, xe dùng cho người tàn tật). và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ ( xe đạp, xích lô, xe súc vật kéo) và các loại xe máy chuyên dùng( xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp).
Người tham gia giao thông đường bộ gồm:
+ Người điều khiển, sử dụng phương tiện tham gia giao thông: người lái xe.
+ Người điều khiển giao thông: Cảnh sát giao thông.
Theo đó nguyên tắc đảm bảo ATGT đường bộ được quy định như sau:
+ Đảm bảo ATGT đường bộ là trách nhiệm của cơ quan,tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội.
+ Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và người khác.Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước Pháp Luật về việc đảm bảo các điều kiện an toàn của phương tiện tham gia giao thông.
+ Mọi hành vi vi phạm pháp luật về ATGT đều đuộc xử lí nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.
Các hành vi nghiêm cấm:
+ Phá hoại công trình đường.
+ Đào, khoan, xẻ đường trái phép, mở đường, lấn chiếm lòng, lề đường
+ Đua xe, tổ chức đua xe trái phép.
+ Người lái xe có sử dụng matúy, đang điều khiển xe mà có nồng độ cồn vượt quá 80miligam/ 100mililít máu hoặc 40 miligam/ 1 lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
+ Người điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ qui định và không có giấy phép lái xe theo qui định.
+ Bấm còi, rú ga liên tục trong thời gian từ 22g đến 5g sáng
+ Vận chuyển trái phép hàng nguy hiểm, chở quá tải, quá khổ.
+ Gây tai nạn rồi bỏ tốn, có điều kiện mà cố ý không giúp người bi tai nạn giao thông.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm luật giao thông, lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa.làm mất trật tự, cản trở việc xử lý.
+ Các hành vi khác gây nguy hiểm cho người khác và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Vì vậy người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường qui định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Phần 2: Câu hỏi đố vui.
Câu 1: Luật Giao thông đường bộ được QH Khóa X ban hành có hiệu lục thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào?
Đáp : 01/ 01/ 2002
Câu 2: Đèn tín hiệu giao thông có mấy màu? Ý nghĩa của từng màu?
Đáp : có 3 màu: Xanh, Đỏ, Vàng
Ý nghĩa: Xanh là được đi; Đỏ là cấm đi; Vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch dừng, trừ trường hợp đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp.
Câu 3: Khi muốn chuyển hướng xe, người điều khiển các phương tiện phải đảm bảo các biện pháp an toàn nào?
Đáp : - giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ
Trong khi chuyển hướng người lái xe phải nhường đường cho người đi xe đạp, đi bộ đang đi trên phần đường dành riêng cho họ.
Nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Câu 4: Những người có mặt nơi xảy ra vụ TNGT đường bộ phải có trách nhiệm gì theo luật định?
Đáp :- Bảo vệ hiện trường
- Giúp đỡ cứu chũa kịp hời người bị tai nạn
- Báo cho cơ quan CA hoặc UBND gần nhất
- Cung cấp thông tin chính xác về TNGT
Câu 5: Cấm người điều khiển xe môtô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy,xe đạp điện có các hành vi nguy hiểm nào?
Đáp: - Dân hàng ngang, lạng lách, đánh võng
Buôn thả 2 tay, đi xe bằng 1 bánh
Đi vào đường dành cho người đi bộ, và phương tiện khác.
Sử dụng ô (dù), điện thoại di động, xe không có độ giảm phanh, ô nhiễm môi trường, vác, chở vật cồng kềnh
Câu 6: Cấm người ngồi trên xe môtô 2,3 bánh, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp, xe đạp điện không được thực hiện các hành vi vi phạm nào?
Đáp: - Mang vác vật cồng kềnh
Sử dụng ô ( dù)
Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác
Đứng trên yên, giá đèo hoặc ngồi trên tay lái.
Các hành vi gây mất trật tự ATGT
Câu 7: Hãy cho biết người tham gia giao thông phải đi như thế nào cho đúng qui tắc giao thông?
Đáp: Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Câu 8: Độ tuổi cuả người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, xe máy điện được pháp luật giao thông đường bộ qui định như thế nào?
Đáp : - Người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy, xe máy điện có dung tích xilanh dưới 50 cm3.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên được lái xe 2,3 bánh có dung tích xilanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.
Câu 9: Hãy cho biết hành vi điều khiển xe môtô, xe gắn máy, xe máy điện chở quá 1 người so với số người được phép chở( 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi) trừ trường hợp chở ngưởi đi cấp cứu, áp giải người phạm tội thì khung hình phạt là bao nhiêu tiền và tạm giữ xe bao nhiêu ngày?
Đáp: từ 100.000 đến 200.000 đ, bị giữ xe 30 gày trở lên.
Câu 10: Hãy cho biết người đi bộ có các hành vi vi phạm nào có khung hình phạt từ 400.000 đến 800.000đ.
Đáp: - Mang, vác vật cồng kềnh
Trèo qua dãi phân cách, qua đường không đảm bảo an toàn.
Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
Câu 11: Là học sinh em hãy nêu cách tuyên truyền, vận động bạn bè và mọi người cùng thực hiện ATGT?
Đáp: tùy theo câu trả lời của học sinh mà xác định.
Câu 12: Xem biển báo trực tiếp trả lời đây là biển báo nào? Ý nghĩa.
File đính kèm:
- CHUYEN DE VE AN TOAN GIAO THONG.doc