Nghiên cứu về cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2007-2008

 Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.

 Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2010 xuất phát từ Mỹ có nguồn gốc từ sự tập trung thái quá đầu tư với lãi suất rẻ và cho vay thế chấp dưới chuẩn vào thị trường bất động sản đồng thời có sự bùng nổ các công cụ nợ phát sinh trên thị trường này nhằm thu các khoản lợi nhuận cơ hội. Khi thị trường bất động sản đảo chiều, trì trệ, bất động sản xuống giá các khoản nợ đáo hạn mất khả năng thanh toán dẫn đến những đổ vở tín dụng và dẩn đến khủng hoảng kinh tế - tài chính.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à thất nghiệp gia tăng. Dự kiến lúc đầu tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 sẽ đạt khoảng 6,7%, thấp hơn chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua là 7%. Tuy nhiên, thực tế năm 2008, tốc độ này chỉ đạt 6,23%, mức thấp nhât trong 9 năm qua. Khủng hoảng tác động tới mọi tầng lớp dân cư của Việt Nam, trong đó tầng lớp công nhân lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp. Sản xuất bị thu hẹp, số người thất nghiệp gia tăng, thu nhập bị giảm sút. Tác động đến FDI:  Những quan điểm ban đầu về tác động của khủng hoảng đến FDI vào Việt Nam:  Nghiên cứu tình hình FDI vào Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, về ngắn hạn, khủng hoảng ở Mỹ chưa có tác động lớn đến Việt Nam, do dòng vốn đầu tư vào đây đa số đều bắt nguồn từ các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Các nước châu Á chiếm tới 80% dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Mỹ chỉ đứng thứ 11 trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với 419 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 4,1 tỉ USD. Mặt khác, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam thường mang tính dài hạn nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Mặc dù vậy, về dài hạn, khủng hoảng tài chính thế giới có thể khiến dòng đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cũng có ý kiến to ra lo ngại hơn về nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Thứ nhất, do nguồn tín dụng của thế giới đang dần trở nên cạn kiệt, nên các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp sẽ suy giảm trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, do nhu cầu tiêu thụ giảm sút, nên việc giải ngân FDI sẽ chậm lại đáng kể.Theo ý kiến một số chuyên gia, trong 2 năm 2006 và 2007 nguồn FDI vào Việt Nam đã tăng bất thường, không có cơ sở chắc chắn: Việt Nam không thể tiêu thụ quá 5 tỷ đôla/năm với hạ tầng, môi trường kinh doanh như hiện nay. Bởi vậy trong tương lai, chính Việt Nam sẽ không thể tiếp nhận nhiều vốn FDI hơn những gì đã diễn ra. Trái với tất cả nhiều dự đoán ban đầu, nếu nhìn trên các con số, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2008 đã tăng cao kỷ lục trong hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu nỗ lực thu hút FDI. Kết thúc năm 2008, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tính đến ngày 19/12/2008 đạt hơn 64 tỷ USD, tăng 199,9% so với năm 2007. Vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lên con số 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. - Tác động tới xuất khẩu của Việt Nam: Xuất khẩu của Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc khủng hoảng. Kinh tế Mỹ suy thoái đã có tác động tới xuất khẩu của Việt Nam, do Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Suy thoái hay tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập và sức mua của người dân Mỹ. Yếu tố này kết hợp chính sách đồng Đô la yếu nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại của chính phủ Mỹ đã khiến xuất khẩu của nhiều nước vào Mỹ giảm. Ngay từ những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc độ xuất khẩu sang Mỹ. Trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% của năm 2007. Tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm từ 24% của năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm 2008. Cũng cần phải đặt tình hình thương mại của Việt Nam trong mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Sức tiêu dùng của người dân Mỹ giảm sẽ tác động tiêu cực đối với hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ. Tiêu dùng tại Mỹ giảm, khiến hàng Trung Quốc  rẻ hơn và cạnh tranh hơn với hàng Việt Nam  tại thị trường Mỹ. Đồng thời, khi hàng Trung Quốc  tiêu thụ ở Mỹ giảm đi, nó chuyển hướng sang các thị trường khác tìm đầu ra mới, có thể đưa vào tiêu thụ tại Việt Nam  nhiều hơn, gây áp lực lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, cuộc khủng hoảng đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và châu Âu. Đây là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng của các thị trường này cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng có xu hướng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16,5%, trong khi năm 2007 là 18%. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế cũng đã gây ra  những biến động chưa từng có về giá cả xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trong nửa đầu năm 2008, giá hàng hóa trên thị trường thế giới leo thang, gây áp lực tăng chi phí nhập khẩu và đẩy nhập siêu lên cao. Từ cuối tháng 7/2008, giá hàng trên thị trường thế giới bắt đầu bước vào một đợt thoái trào mạnh, đặc biệt từ tháng 9/2008. Theo đó,  xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng. Những biến động của giá cả trên đã  đánh đổ hầu hết các dự báo và tính toán của doanh nghiệp, cũng như hoạch định, dự kiến của nhà điều hành chính sách. Điều này càng gây thêm khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam. Tình hình trên đã đưa đến kết quả là xuất khẩu cả năm 2008 chỉ đạt khoảng 64 tỉ USD, tăng 31,8% so với năm 2007. Xuất khẩu đã giảm không chỉ về số lượng các đơn hàng, mà cả về giá bán của hàng hóa xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn do tiêu thụ hàng hóa giảm và thiếu vốn đầu tư. 3.Những giải pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng của các nước và Việt Nam:  3.1 Các nước  Để ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, nhiều biện pháp đã được chính phủ các nước thực thi. Nhìn lại những biện pháp ấy, ta thấy được chúng gồm những nhóm chính sau: STT Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nước 01 Quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần ngân hàng và quỹ tư nhân 02 Kiểm soát các quỹ đầu tư 03 Mua cổ phần hoặc tài sản từ các tổ chức tài chính 04 Bãi bỏ thuế đối với các khoản đầu tư nước ngoài 05 Hạ lãi suất cơ bản 06 Vay tiền từ tổ chức tài chính quốc tế 07 Bảo lãnh tất cả các khoản tiền gửi, trái phiếu và nợ của một số ngân hàng lớn trong 02 năm. 08 Khuyến khích sáp nhập ngân hàng yếu kém 09 Cho phép một số ngân hàng tuyên bố phá sản 10 Mua lại các khoản nợ của các ngân hàng đang có vấn đề hoặc bị phá sản 11 Cấp tiền cho ngân hàng để trả các khoản nợ nước ngoài 12 Huy động tiền từ các nhà đầu tư toàn cầu để chống đỡ cơn khủng hoảng 13 Nới lỏng quy định cho phép các công ty mua cổ phiếu của chính họ 3.2 Việt Nam: Chính phủ Việt Nam đã đề ra 05 nhóm giải pháp cơ bản như sau: - Giải pháp thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu - Giải pháp đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng - Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt - Thực hiện sâu rộng chính sách an sinh và xã hội - Phối hợp tốt trong tổ chức chỉ đạo, điều hành. 4.1 Bài học cho Việt Nam Thứ nhất, là bài học về giám sát tài chính và sự thận trọng trong chạy theo thời cuộc và “thời thượng”. Việt Nam cần đặc biệt quan tâm hơn đến việc xây dựng tốt những nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính (như khuôn khổ pháp lý về giám sát và tổ chức giám sát tài chính, việc phát triển các định chế đầu tư dài hạn, định mức tín nhiệm, hệ thống động lực, việc tổ chức lại hai sàn giao dịch chứng khoán...). Hiện tại, thông tin minh bạch và sự phân công, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát tài chính là đặc biệt quan trọng. Thứ hai là bài học về xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng. Bởi nhiều khi sự đỗ vỡ của ngân hàng bắt nguồn từ tâm lý hoảng loạn thái quá của dân chúng. Bài học này liên quan đến việc sử dụng tốt một công cụ kiểm soát là bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Tổ chức BHTG cần phát huy tốt vai trò của mình để tạo được niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng và tham gia ngăn chặn, xử lý những rủi ro nhằm hạn chế sự đổ vỡ mang tính dây truyền.  Công chúng tin tưởng hơn vào hệ thống tài chính, ngân hàng nếu họ nhận thức được rằng có một tổ chức tài chính thay mặt Chính phủ giám sát thường xuyên tổ chức tín dụng mà họ gửi tiền chứ không chỉ thực hiện việc chi trả tiền gửi cho họ khi tổ chức đó bị đổ vỡ. Điều quan trọng hơn, niềm tin đó góp phần ổn định về chính trị, xã hội thậm chí kể cả trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Thực tế, trong thời gian vừa qua khi khủng hoảng tài chính diễn ra trên thế giới, để bảo vệ người dân, đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội, hàng loạt các Chính phủ đã điều chỉnh chính sách BHTG kịp thời như cam kết đảm bảo và nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tại Mỹ và một số nước Châu Âu khác. Với sự phản ứng nhanh nhạy đó, mặc dù thị trường tài chính các nước này biến động mạnh song, công chúng gửi tiền không hoảng loạn vì tiền gửi của họ đã được đảm bảo phần lớn hoặc toàn bộ bởi tổ chức BHTG.   Nhận xét:    Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế  giới 2007-2010 đã tác động sâu rộng vào mọi mặt của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Nhiều quốc gia đã và vẫn đang gánh chịu những tổn thất nặng nề do cuộc khủng hoảng này gây ra: đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp. Tuy nhiên, cùng với những nổ lực đối phó mang tính toàn cầu của các nước, vào cuối năm 2009 đầu năm 2010, Kinh tế thế giới đã bước đầu có những dấu hiệu phục hồi: từ mức tăng trưởng âm năm 2008, năm 2009 kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức 1.1% và Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%. Mặc dù vậy vẫn là thấp hơn nhiều so với mức trên 5% của hai năm 2006, 2007 và các mức 4,9% và 4,5% của năm 2004, 2005 (là giai đoạn trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra). Tuy nhiên đây cũng là một dấu hiệu khả quan cho thấy kinh tế thế giới đang ở vào giai đoạn phục hồi. Cùng với sự phát triển năng động của các nước Châu Á (đặc biệt là Trung Quốc) cũng như sự ấm dần lên của thị trường chứng khoán, dầu mỏ toàn cầu, các chuyên gia dự đoán kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi nhanh trong những năm tới.

File đính kèm:

  • docNghien cuu ve cuoc khung hoang toan cau nam 20072008.doc