MỤC LỤC
Lời nói đầu Trang 4
Phần thứ nhất: Lí thuyết và phương pháp nghiên cứu cơ bản 5
A. Giới thiệu về NCKHSPƯD 6
A1. Tìm hiểu về NCKHSPƯD
A2. Phương pháp NCKHSPƯD 6
B. Cách tiến hành NCKHSPƯD 12
B1. Xác định đề tài nghiên cứu 12
B2. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
B3. Đo lường - Thu thập dữ liệu 18
B4. Phân tích dữ liệu 45
B5. Báo cáo đề tài NCKHSPƯD 67
C. Lập kế hoạch nghiên cứu 75
D. Phản hồi 77
Phần thứ hai: Hướng dẫn áp dụng NCKHSPƯD trong điều kiện thực tế Việt Nam 83
A. Một số vấn đề chung 84
B. Hướng dẫn cụ thể 86
B1. Xác định đề tài nghiên cứu 86
B2. Lựa chọn thiết kế 88
B3. Đo lường – thu thập dữ liệu 90
B4. Phân tích dữ liệu 92
B5. Đánh giá đề tài NCKHSPƯD 93
Phần thứ ba: Phụ lục
Phụ lục 1. Hướng dẫn cách sử dụng công thức tính toán trong phần mềm Excel
Phụ lục 2. Mẫu báo cáo
Phụ lục 3. Mẫu lập kế hoạch NC
Phụ lục 4. Mẫu phiếu đánh giá đề tài NCKHSPƯD
Phụ lục 5. Tên một số đề tài NCKHSPƯD của GV Việt Nam và GV các nước trong khu vực
Phụ lục 6. Một số đề tài minh hoạ 95
146 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số kiến nghị sau đây cho các nhà giáo dục có mong muốn thực hiện hoạt động HS hỗ trợ lẫn nhau trong lớp học:
Để đạt hiệu quả tối đa trong hoạt động HS hỗ trợ lẫn nhau, GV nên linh hoạt trong việc sắp xếp HS theo cặp, khuyến khích HS đưa ra phản hồi tức thời về hoạt động của bạn HS trong cặp. Dựa vào những phản hồi này, GV có thể sắp xếp lại hợp lý các cặp HS hỗ trợ và HS nhận hỗ trợ.
Các nhiệm vụ được giao nên có độ khó nhất định để HS nhận hỗ trợ có thể học hỏi từ HS hỗ trợ. Tuy nhiên các nhiệm vụ quá khó có thể khiến hầu hết HS phải nhờ đến sự hỗ trợ GV, do vậy không đạt được mục đích của hoạt động HS hỗ trợ lẫn nhau. GV cần đảm bảo có sự hướng dẫn đầy đủ đối với những nhiệm vụ khó.
PHỤ LỤC 6.3.
Đề tài Tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày
B.M.Drew và các cộng sự, 1982
Khung nghiên cứu:
Hiện trạng
- 2 em HS lớp 3 là Jeff và David thường xuyên không làm bài tập Toán trên lớp.
- Cách giáo viên thường áp dụng đối với các em học sinh này là khiển trách; giữ các em ở lại trong giờ giải lao hoặc sau giờ tan trường; góp ý nhẹ nhàng hoặc phạt, thuyết phục;...
Giải pháp
thay thế
Giáo viên sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày để thông báo cho cha mẹ học sinh về hành vi có tiến bộ của các em. Khi đó, cha mẹ các em sẽ khen ngợi - cho phép các em xuống dưới nhà chơi.
Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày có làm tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán không?
Giả thuyết nghiên cứu: Có, Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày có làm tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán.
Thiết kế
Thiết kế đa cơ sở AB.
Quan sát việc hoàn thành bài tập toán của 2 học sinh trước và sau tác động
Đo lường
Tỷ lệ hoàn thành - số lượng các bài tập được hoàn thành.
Độ chính xác - số lượng các bài tập được giải chính xác.
Phân tích
So sánh đường đồ thị ở giai đoạn cơ sở với đường đồ thị ở giai đoạn có tác động.
Kết quả
Cả Jeff và David đều có cải thiện về tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập.
Như vậy, bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày với sự hợp tác của cha mẹ HS, GV đã có thể khiến Jeff và David thay đổi hành vi trong tiết Toán và cải thiện đáng kể điểm số.
Hiện trạng
Giáo viên – người nghiên cứu thấy có hai em học sinh trong lớp thường xuyên không làm bài tập toán trên lớp và giáo viên đã đưa ra nhiều biện pháp như trách phạt, giữ lại sau giờ học, góp ý, thuyết phục… Những cách làm đó có không đem lại. Liệu giáo viên có nên tiếp tục những cách làm không hiệu quả? Không, họ cần tìm ra giải pháp thay thế.
Giải pháp thay thế
Giáo viên - người nghiên cứu chọn một giải pháp thay thế là sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày với sự hợp tác của cha mẹ học sinh. Cuối mỗi tiết Toán, giáo viên kiểm tra xem liệu Jeff (và David) đã hoàn thành tất cả các bài tập được giao hay chưa. Nếu như các em đã hoàn thành, giáo viên sẽ đánh dấu lên thẻ và ký tên.
Em học sinh sẽ mang tấm thẻ đó về nhà và đưa cho mẹ xem. Sau khi nhìn thấy đánh dấu của giáo viên xác nhận Jeff đã hoàn thành bài tập, mẹ Jeff có thể khen ngợi và cho phép em xuống dưới nhà chơi. Đây là thoả thuận giữa giáo viên với mẹ của Jeff và Jeff cũng biết điều này. Nói cách khác, việc được xuống dưới nhà chơi tuỳ thuộc vào việc Jeff có hoàn thành toàn bộ bài tập Toán trên lớp hay không.
Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày có làm tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán không?
Giả thuyết nghiên cứu: Có, Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày có làm tăng tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập Toán.
Thiết kế
Thiết kế sử dụng trong nghiên cứu này là Thiết kế đa cơ sở AB. Giáo viên ghi chép kết quả học tập của Jeff vài ngày trước khi bắt đầu nghiên cứu. Đây là giai đoạn cơ sở. Ở giai đoạn này, không có tác động nào được thực hiện để thay đổi hành vi của Jeff. Sau đó, thẻ báo cáo hằng ngày được sử dụng. Tác động này còn được gọi là can thiệp. Giáo viên vẫn tiếp tục ghi chép kết quả của Jeff.
Chúng ta hãy tìm hiểu thiết kế của nghiên cứu này: Trong ngôn ngữ nghiên cứu, giai đoạn cơ sở được gọi là A. Giai đoạn tác động được gọi là B. Thiết kế mà ví dụ này sử dụng chỉ có một giai đoạn cơ sở, một giai đoạn tác động và được gọi là thiết kế AB.
Có thể ngừng tác động sau giai đoạn B, có nghĩa là quay trở lại A. Cũng có thể lại tiếp tục giai đoạn B sau giai đoạn A thứ hai. Do vậy, thiết kế này được mở rộng để trở thành thiết kế ABAB. Với thiết kế phức tạp hơn này, có thể khẳng định chắc chắn hơn về ảnh hưởng của giai đoạn B.
Giáo viên áp dụng phương pháp tương tự với David nhưng với một giai đoạn cơ sở khác là 10 ngày. Kết quả tương tự như kết quả của Jeff. Tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập của David ở giai đoạn cơ sở trung bình khoảng 35%.
Trong giai đoạn có tác động, tỷ lệ hoàn thành bài tập của David là 100% và độ chính xác trung bình là 80%.
Trong thiết kế nghiên cứu này, chúng ta thấy giai đoạn cơ sở A đối với Jeff là 4 ngày nhưng đối với David là 10 ngày. Do có hai đường cơ sở khác nhau nên thiết kế này được gọi là thiết kế đa cơ sở AB.
Lưu ý: có thể sử dụng thiết kế này cho hai học sinh trở lên (ví dụ: 4 học sinh). Trong trường hợp như vậy, chúng ta có thể có nhiều giai đoạn cơ sở hơn (ví dụ: tới 4 giai đoạn cơ sở).
Tại sao lại có các giai đoạn cơ sở khác nhau? Lý do chính là để tăng độ giá trị của dữ liệu bằng việc kiểm soát nguy cơ tiềm ẩn. Nguy cơ tiềm ẩn là nguy cơ đối với độ giá trị của bản thân dữ liệu, do một yếu tố bên ngoài có thể gây ảnh hưởng tới biến số phụ thuộc này. Trong trường hợp ở đây, nguy cơ tiềm ẩn đề cập tới những yếu tố khác (ngoài thẻ báo cáo hằng ngày) cũng đã có thể thay đổi hành vi của Jeff. Vì hai học sinh cùng lớp nên về mặt lôgíc, những gì xảy ra trong lớp học làm thay đổi hành vi của Jeff thì cũng sẽ thay đổi hành vi của David. Rõ ràng, khi nhìn vào hai đường đồ thị, chúng ta không thấy nguy cơ tiềm ẩn và ảnh hưởng của việc sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày rõ rệt hơn.
Đo lường
Các công cụ đo mà nghiên cứu này sử dụng gồm tỷ lệ hoàn thành bài tập trên lớp và độ chính xác trong giải bài tập của học sinh.
Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là thay đổi thói quen không làm bài tập toán của Jeff và David. Do vậy, phép đo đầu tiên là đếm số bài tập học sinh hoàn thành sau khi được giao. Đây chính là tỷ lệ hoàn thành. Vì giáo viên phải đánh dấu các bài tập đã hoàn thành nên cũng đồng thời ghi số bài tập được giải chính xác. Đây chính là độ chính xác. Trong nghiên cứu này, chúng ta thấy không có bài kiểm tra nào được sử dụng để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu.
Phân tích
Tỷ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập được biểu thị dưới dạng các đường đồ thị thể hiện hành vi của Jeff và David trong giai đoạn cơ sở và giai đoạn có tác động. Nếu hành vi giải bài tập Toán trên lớp của các em có tiến bộ, chúng ta sẽ thấy đường đồ thị ở giai đoạn có tác động cao hơn đường đồ thị ở giai đoạn cơ sở. Trường hợp này đúng là như vậy. Chúng ta cũng thấy rằng không có phép kiểm chứng nào được sử dụng để kiểm tra kết quả. Chúng ta chỉ cần quan sát đường đồ thị để rút ra kết quả.
Kết quả
Quan sát đường đồ thị cho thấy hai học sinh đã có thay đổi trong hành vi làm bài tập Toán trên lớp. Cả hai em đều đã hoàn thành nhiều bài tập hơn và đạt điểm cao hơn trong giai đoạn có tác động so với giai đoạn cơ sở.
Chúng ta hãy nhìn vào đường đồ thị biểu thị kết quả học tập của Jeff. Giai đoạn cơ sở kéo dài 4 ngày, trong đó Jeff chỉ hoàn thành rất ít bài tập (khoảng 5%). Hơn nữa, điểm của em cũng rất thấp.
Từ ngày thứ 5 trở đi, thẻ báo cáo hằng ngày được sử dụng. Mẹ của Jeff chỉ cho phép em xuống dưới nhà chơi sau khi thấy có đánh dấu của giáo viên trên thẻ, xác nhận em đã hoàn thành tất cả các bài tập được giao.
Như chúng ta thấy, sau khi bắt đầu có tác động, Jeff đã hoàn thành tất cả bài tập Toán trên lớp. Đáng ngạc nhiên là điểm của Jeff đã tăng trung bình khoảng 85%. Do vậy, bằng việc đơn giản là sử dụng thẻ báo cáo hằng ngày với sự hợp tác của mẹ học sinh, giáo viên đã có thể khiến Jeff thay đổi hành vi trong tiết Toán và cải thiện đáng kể điểm số.
Vấn đề : Điều chỉnh nghiên cứu như thế nào cho phù hợp?
1. Liệu có thể điều chỉnh thiết kế nghiên cứu này cho phù hợp với lớp học của bạn?
2. Bạn muốn thay đổi hành vi nào của học sinh?
3. Liệu có thể thực hiện nghiên cứu này đối với một nhóm học sinh được không? Tại sao?
1. Liệu có thể điều chỉnh thiết kế nghiên cứu này cho phù hợp với lớp học của bạn?
Có, mỗi lớp học đều có các học sinh không làm bài tập như Jeff và David, không chỉ trong giờ học môn Toán mà cả trong giờ học các môn khác. Chúng ta có thể áp dụng quy trình như trong thiết kế nghiên cứu này (có điều chỉnh hoặc không) để uốn nắn các hành vi tương tự vì quy trình đó không áp dụng để giải quyết riêng một loại hành vi cần cải thiện nào cả. Một điểm quan trọng trong ví dụ này là giáo viên thấy được khoảng thời gian Jeff và David có tiến bộ (hoàn thành bài tập tại lớp).
2. Bạn muốn thay đổi hành vi nào của học sinh?
Trong một lớp học luôn có rất nhiều hành vi mà giáo viên muốn thay đổi. Những hành vi cá biệt này bao gồm đi học muộn, phát biểu tự do, sử dụng ngôn ngữ không phù hợp, không chú ý, nộp bài muộn, vô lễ, hay gây gổ, dễ nổi cáu, vv ... Bạn có thể kể tên rất nhiều hành vi tương tự!
3. Liệu có thể thực hiện nghiên cứu này đối với một nhóm học sinh được không? Tại sao?
Có, có thể áp dụng thiết kế nghiên cứu này đối với một nhóm học sinh. Nghiên cứu trong ví dụ 1 coi Jeff và David là hai cá nhân riêng biệt. Thực tế, trong lớp học, có thể có một số học sinh có hành vi cần cải thiện tương tự. Có thể xếp các em vào một nhóm trong nghiên cứu. Cách làm này mang lại thêm một lợi ích đó là ảnh hưởng của nhóm đối với các học sinh, đặc biệt là với các học sinh cuối cấp Tiểu học và học sinh Trung học cơ sở thì sức ép của nhóm có ảnh hưởng rất rõ nét.
Tất nhiên, trong nghiên cứu đo một nhóm, hành vi của từng cá nhân vẫn được ghi chép nhưng đường đồ thị thì thể hiện chung cho cả nhóm.
File đính kèm:
- Nghien cuu khoa hoc su pham ung dung.doc