Ngân hàng câu hỏi môn Giáo dục công dân 7 phạm vi: Từ tuần 1 - Tuần 16

I. Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Trong các biểu hiện sau đây, theo em biểu hiện nào nói lên tính giản dị? (1đ)

A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bảy.

B. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.

C. Nói năng cộc lốc, trống không.

D. Làm việc gì cũng sơ sài, cẩu thả.

E. Đối xử với mọi người chân thành, cởi mở.

Đáp án: B (0,5đ), E (0,5đ).

Câu 2: Trong những hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính không trung thực? (2đ)

A. Làm hộ bài cho bạn.

B. Quay cóp trong giờ kiểm tra.

C. Nhận lỗi thay cho bạn.

D. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.

E. Dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.

F. Bao che khuyết điểm cho bạn.

Đáp án: những hành vi không trung thực là: A, B, C, F (mỗi ý đúng cho 0,5đ)

Câu 3: Em hãy cho biết, trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tính tự trọng? (1đ)

A. Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn.

B. Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình.

C. Nừu có khuyết điểm, khi được nhắc nhở, đều vui vẻ nhận lỗi nhưng không mấy khi sửa chữa.

D. Chỉ những bài kiểm tra nào được điểm cao Tâm mới khoe với bố mẹ, còn đỉem kém thì dấu đi.

Đáp án: những hành vi thể hiện tính tự trọng là: A, B. (mỗi ý đúng cho 0,5 đ)

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi môn Giáo dục công dân 7 phạm vi: Từ tuần 1 - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi môn gdcd 7 Phạm vi: từ tuần 1- tuần 16 Người ra đề: Hoàng Thị Vân I. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Trong các biểu hiện sau đây, theo em biểu hiện nào nói lên tính giản dị? (1đ) A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bảy. B. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu. C. Nói năng cộc lốc, trống không. D. Làm việc gì cũng sơ sài, cẩu thả. E. Đối xử với mọi người chân thành, cởi mở. Đáp án: B (0,5đ), E (0,5đ). Câu 2: Trong những hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính không trung thực? (2đ) A. Làm hộ bài cho bạn. B. Quay cóp trong giờ kiểm tra. C. Nhận lỗi thay cho bạn. D. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. E. Dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. F. Bao che khuyết điểm cho bạn. Đáp án: những hành vi không trung thực là: A, B, C, F (mỗi ý đúng cho 0,5đ) Câu 3: Em hãy cho biết, trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tính tự trọng? (1đ) A. Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. B. Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình. C. Nừu có khuyết điểm, khi được nhắc nhở, đều vui vẻ nhận lỗi nhưng không mấy khi sửa chữa. D. Chỉ những bài kiểm tra nào được điểm cao Tâm mới khoe với bố mẹ, còn đỉem kém thì dấu đi. Đáp án: những hành vi thể hiện tính tự trọng là: A, B. (mỗi ý đúng cho 0,5 đ) Câu 4: : Trong những hành vi dưới đây, theo em hành vi nào biểu hiện đạo đức, vừa thể hiện tính kỷ luật? (1,5đ) A. Không nói chuyện riêng trong lớp. B. Quay cóp trong khi thi. C. Luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường. E. Không làm ài đầy đủ trước khi đến lớp. Đáp án: những hành vi biểu hiện đạo đức, vừa thể hiện tính kỷ luật là: A, C, D. (mỗi ý đúng đạt 0,5 đ) Câu 5: Em hãy cho biết, trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tình yêu thương con người? (1đ) A. Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một bạn khác tới thăm hỏi; chăm sóc mẹ bạn Hải. B. Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua thấy vậy đã vào băng bó vết thương cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em. C. Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7 A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn. Đáp án: những hành vi thể hiện tình yêu thương con người là: A (0,5đ),B (0,5đ). Câu 6: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? A. Ngày chủ nhật, năm ra chợ, gặp cô giáo cũ, Năm đứng nghiêm bỏ mũ chào cô. B. Thầy Minh ra bài tập toán cho HS về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập. C. Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, anh Thắng đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy mình từ hồi lớp 1. D. Giờ trả bài tập làm văn, An bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút vào ngăn bàn. Đáp án: Những hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo là: A (0,5đ),B (0,5đ). Câu 7: Những hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? A. Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn. B. Tìm cách che dấu khuyết điểm của bạn. C. Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ. D. Mắng nhiếc người khác, nặng lời khi không vừa ý. E. Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. Đáp án: Những hành vi thể hiện lòng khoan dung là: A (0,5đ), E (0,5đ). Câu 8: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? A. Về nhà là việc của mẹ và con gái. B. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai C. Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc. D. Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình. E. Trẻ em không thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá. Đáp án: D. Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình. (1đ) Câu 9: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? A. Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp B. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên. C. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào. D. Không cần giữ gìn truyền thống vì đó là những gì lạc hậu. E. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống. Đáp án: A, B, E đúng. Mỗi ý đúng cho 0,5điểm. Câu 10: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Người tự tin là người biết tự giải quyết công việc của mình. B. Người tự in luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối. C. Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác. D. Người tự tin dám tự quyết định và hành động. Đáp án: A, C, D đúng. Mỗi ý đúng cho 0,5điểm. Câu 11: Hãy chọn những câu trả lời đúng. Ma tuý tác động đến những ai? A. Học sinh, sinh viên, trẻ em đường phố. B. Người không có công ăn việc làm. C. Cán bộ công chức nhà nước. D. Mọi đối tượng có thể nghiện ma tuý. Đáp án: Chọn D. (1đ) II. Tự luận: Câu 1: (2đ) Hãy xác định những phẩm chất đạo đức qua các câu tục ngữ, ca dao sau: A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B. Chết vinh còn hơn sống nhục. C. Lá lành đùm lá rách. D. Không thầy đó mày làm nên. E. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. F. Con hơn cha là nhà có phúc. G. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. H. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đáp án: A. Sống giản dị. B. Tự trọng. C. yêu thương con người. D. Tôn sư trọng . E. Khoan dung. F. Giữ gìn và phat huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, gia đình. G. Tự tin. H. Đoàn kết tương trợ. (Mỗi ý đúng cho 0,25đ) Câu 2: (2đ) Vì sao chúng ta phải có lòng khoan dung? Em hãy kể một số việc làm thể hiện lòng khoan dung? Đáp án: + Chúng ta phải có lòng khoan dung vì: - Có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy, và có nhiều bạn tốt với mình. (0,5đ) - Nhờ có lòng khoan dung giúp chúng ta có quan hệ thân ái, lành mạnh, dễ chịu. (0,5đ) + Học sinh nêu được những việc làm như sau: - Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn khi đã nhận ra. - Góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. - Chú ý lắng nghe để hiểu bạn hơn. - Thông cảm với hoàn cảnh, lỗi lầm của bạn. (Mỗi ý đúng cho 0,25đ) Câu 3: (4đ) Em hãy nêu tiêu chuẩn của một gia đình văn hoá? Để góp phần xây dựng gia đình văn hoá, bản thân em phải rèn luyện như thế nào? Đáp án: + Tiêu chuẩn của một gia đình văn hoá: - Gia đình phải hoà thuận, hạnh phúp, tiến bộ. - Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình. - Đoàn kết với xóm làng. - Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. ( Mỗi ý đúng cho 0,5đ ) + Để góp phần xây dựng gia đình văn hoá, bản thân em phải rèn: - Chăm ngoan, học giỏi. - Kính trọng lễ phép với ông bà, cha mẹ. - Thương yêu nhường nhịn anh, chị, em. - Không đua đòi ăn chơi. - Không làm tổn hại đến danh dự gia đình. - Giúp đỡ cha mẹ những việc vặt trong nhà. - Vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị. - Không tham gia vào các tệ nạn xã hội. ( Mỗi ý đúng cho 0,25 đ) Câu 4: (2đ) Có mấy loại đèn tín hiệu giao thông? Hãy kể tên các loại đèn? Nêu đặc điểm của biển báo nguy hiểm? Đáp án: + Có 3 loại đèn tín hiệu giao thông. (0,25đ) - Đèn xanh . (0,25đ) - Đèn đỏ. (0,25đ) - Đèn vàng. (0,25đ) + Đặc điểm của biển báo nguy hiểm: - Hình tam giác đều, viền đỏ. ( 0,5đ) - Nền vàng, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm. (0,5đ)

File đính kèm:

  • docNgan hang cau hoi GDCD 7.doc