Nâng cao năng lực điều hành lớp cho Hội đồng tự quản theo mô hình trường tiểu học mới VNEN

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ; hình thành và bồi d¬ưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tại hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục và Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy - học”.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 34168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực điều hành lớp cho Hội đồng tự quản theo mô hình trường tiểu học mới VNEN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, lớp cần rà soát xem tất cả các bạn đã hiểu nhiệm vụ, yêu cầu đối với bản thân mình chưa). - Kĩ năng quan sát: Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả làm việc của Hội đồng tự quản lớp học. Trong mỗi giờ học hay một hoạt động nào đó Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch, các trưởng ban, các nhóm trưởng cần theo dõi sát sao, chặt chẽ, bao quát được từng thái độ, cử chỉ, hành động, việc làm của mỗi thành viên trong lớp. Nắm được bạn này, bạn kia đang làm gì? Có làm việc lớp giao cho không? Tích cực hay thờ ơ ? Những thái độ của bạn nếu có ảnh hưởng lớn tới kết quả công việc thì cần ghi chép để làm minh chứng cho đánh giá, nhận xét. Một yếu tố nữa tạo điều kiện thuận lợi rất tốt cho Hội đồng tự quản trong quá trình quan sát, bao quát lớp mà giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đó là bố trí vị trí chỗ ngồi cho các thành viên trong Hội đồng tự quản làm sao mỗi thành viên vừa học bài của mình vừa quan sát được tất cả các bạn trong nhóm, trong lớp đang làm gì trong mỗi giờ học. - Kĩ năng hướng dẫn, nêu vấn đề, giúp đỡ, hỗ trợ: Hội đồng tự quản kiểm tra, giám sát, động viên, đôn đốc các bạn phát huy tốt tính tự học, tự giác, tự trao đổi, tự giải quyết vấn đề. Các thành viên Hội đồng tự quản vận dụng kĩ năng quan sát thấy bạn khó khăn về vấn đề gì thì hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng hỗ trợ, giúp đỡ phải đảm bảo hiệu quả, khoa học và chính xác. Khi giúp đỡ, hỗ trợ cần sử dụng phương pháp nêu vấn đề cho bạn mình, xem bạn khúc mắc chỗ nào, muốn làm được trước hết phải làm gì? Cuối cùng như thế nào? (Kĩ năng này cần lưu ý thành viên Hội đồng tự quản tránh bảo bạn ngay kết quả đúng, nếu làm như vậy sẽ không có tác dụng). + Nhìn chung để hướng dẫn Hội đồng tự quản làm tốt kĩ năng này đòi hỏi cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không phải ngày một ngày hai mà làm được. Để có một thành viên có thể hướng dẫn được bạn điều đầu tiên phải có kiến thức bài học, thứ hai biết cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Thực tế đã có nhiều trường hợp thành viên Hội đồng tự quản bảo luôn kết quả để bạn viết vào cho xong nhiệm vụ. - Kĩ năng nhận xét, đánh giá: Mỗi thành viên trong Hội đồng tự quản cần nắm được cách nhận xét, đánh giá bạn trong các hoạt động. Giáo viên đưa ra lời nhận xét mẫu, hướng dẫn các em học hỏi cách làm của thầy cô. Khi bạn làm đúng, có thái độ tích cực, tiến bộ thì nhận xét những ý như thế nào và khi bạn làm chưa đúng, chưa tốt thì nhận xét như thế nào. Nhận xét cần ngắn gọn, đúng ý, nhẹ nhàng, cởi mở và thiện cảm. Sau mỗi lần bạn được đánh giá, nhận xét bạn cảm thấy mình được người khác giúp đỡ mình và sau đó bạn thể hiện thái độ cầu thị, thân thiện và tiến bộ. Có thể những lời nhận xét như: Hôm nay bạn học rất tốt tuy nhiên nếu bạn cần cố gắng một chút nữa thì thật tuyệt vời; Cậu cố lên có các bạn sẽ hỗ trợ cho cậu... * Các Hội đồng tự quản tư vấn, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau cách điều hành lớp học Tổ chức cho các Hội đồng tự quản các lớp Hội thảo tập trung dưới sự dẫn dắt của các giáo viên chủ nhiệm về cách điều hành, quản lí lớp. Cho các em nêu các ý kiến, quan điểm của mình về các cách tổ chức hoạt động, các em làm mẫu và rút ra những bài học trên cơ sở đó giáo viên kết luận và phổ biến rộng rãi. Xây dựng kế hoạch cho các Hội đồng tự quản các lớp dự chéo lẫn nhau trong một số hoạt động thực tế. Giáo viên chủ nhiệm thiết kế phiếu đánh giá hiệu quả của Hội đồng tự quản đã làm để cho các em nhận xét sau mỗi lần học tập bạn. Dùng phiếu sau: Hội đồng tự quản Kĩ năng giao nhiệm vụ Kĩ năng quan sát điều hành Kĩ năng nhận xét đánh giá Bạn làm tốt Bạn làm khá tốt Bạn làm tốt Bạn làm khá tốt Bạn làm tốt Bạn làm khá tốt Chủ tịch Hội đồng Phó Chủ tịch 1 Phó Chủ tịch 2 Nhóm trưởng 1 Nhóm trưởng 2 Nhóm trưởng 3 Nhóm trưởng 4 Khi đánh giá trên phiếu giáo viên hỗ trợ và tổ chức cho các em tự nhận xét cho bạn: Bạn đã làm được những gì? Còn thiếu chỗ nào? Mình học tập bạn ra sao... * Giao lưu toàn trường thông qua các hoạt động tập thể và “ Rèn kĩ năng quản lí điều hành các nhóm, lớp hoạt động”. Hình thức này nên tổ chức tập trung toàn trường vào các buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần, cuối tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cách thức: Tổ chức theo các trò chơi, trong các trò chơi này được phân ra các nhóm chơi theo hình thức thi đấu (thường nên có 2 đến 3 nhóm chơi) mỗi nhóm đều có các nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động. Tác dụng: Qua việc tổ chức các trò chơi, các em thêm có kĩ năng giao nhiệm vụ, điều hành quan sát và kĩ năng đánh giá nhận xét nhóm bạn. Các em ở dưới mặc dù không được tham gia trực tiếp song đã học được cách bạn làm ở trên. 3.3 Tổ chức thực hiện Sáng kiến: “Nâng cao năng lực điều hành lớp cho Hội đồng tự quản theo mô hình trường tiểu học mới VNEN” được nghiên cứu từ tháng 8 năm 2013. Đến tháng 10 năm 2013 cơ bản hoàn thành. Bản thân đã trình lên Ban giám hiệu nhà trường và tổ chức thông qua trước toàn thể Hội đồng sư phạm để lấy ý kiến đóng góp điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế nhà trường. Từ tháng 11 năm 2013 đến nay Sáng kiến này đã và đang được đưa vào vận dụng thực hiện trong thực tế 06 lớp VNEN. 4. Kết quả Trong quá trình tổ chức thực hiện các giáo viên nắm rõ các giải pháp trong “Sáng kiến” triển khai nhiệt tình, hiệu quả tới các em trong Hội đồng tự quản. Mỗi lớp đã xây dựng được cho mình một Hội đồng tự quản mạnh toàn diện, các em cơ bản đã biết thực hiện các nhiệm vụ của mình. Một số điểm nổi bật của Hội đồng tự quản trong điều hành,quản lí lớp là: nói to, rõ ràng ; Câu lệnh khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn bạn cụ thể, dễ hiểu ; Tác phong linh hoạt, nhanh nhẹn... Từ việc thành công bước đầu của Hội đồng tự quản dẫn đến chất lượng lớp thay đổi rõ rệt: Học sinh tự tin, không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng, thân thiện. Sự tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh diễn ra thường xuyên. Qua đây giúp các em có ý thức chủ động trong việc tham gia các hoạt động, giảm bớt sự lệ thuộc vào các thầy, cô giáo. Các em có nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình trước tập thể. Kết quả khảo sát giữa học kì 2 như sau: - Tổng số lớp VNEN: 06 lớp - Tổng số Hội đồng tự quản: 06 Tổng số học sinh: 123 Chất lượng + Về Hội đồng tự quản: Chức danh Tổng Tốt Khá TB Yếu Số TS % TS % TS % TS % CTHĐTQ 6 3 50 3 50 0 PCTHĐTQ 12 5 41,7 5 41,7 2 16,6 0 Các trưởng ban 24 14 58,3 8 33,3 2 8,4 0 Tổng 42 22 52,4 16 38,1 4 9,5 0 + Về hạnh kiểm, học lực của học sinh: Stt Khối TSHS Hạnh kiểm Học lực THĐĐ CTHĐĐ Giỏi Khá T bình Yếu TS % TS % TS % TS % 1 2 37 36 1 10 27 19 51,4 7 18,9 1 2,7 2 3 46 46 0 14 30,4 18 39,1 14 30,5 3 4 40 40 0 9 22,5 14 35 17 42,5 Tổng 123 122 1 33 26,8 51 41,5 38 28,6 1 0,9 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm: Qua hai năm thực hiện Dự án Mô hình trường tiểu học mới, nhà trường bước đầu đã thu được một số thành tích nổi bật. Góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 và đảm bảo duy trì tốt các tiêu chí Phổ cập Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Cụ thể chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước nâng lên, nhất là công tác quản lí quản lí, điều hành, hướng dẫn học sinh hoạt động theo Mô hình VNEN. Về phương pháp, hình thức dạy học đã cơ bản nắm vững và tổ chức triển khai một cách đồng bộ. Học sinh nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin, tự giác, tự trao đổi trong các giờ học. Hội đồng tự quản có năng lực điều hành nhóm, lớp hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo nên một môi trường lớp học sôi động, thân thiện và hiệu quả. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện cũng còn gặp một số khó khăn, hạn chế nhất định. Bởi đây là cách dạy học mới nên khiến cho giáo viên và học sinh không khỏi bỡ ngỡ. Giáo viên đôi khi vẫn còn quen phương pháp dạy học cũ, học sinh đôi lúc chưa phát huy hết khả năng của mình. Hội đồng tự quản còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên. 1.1 Công tác quản lí chỉ đạo Căn cứ vào các thành tựu và hạn chế trên. Nhà trường đã tổ chức triển khai cho giáo viên tiếp thu, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về Mô hình trường tiểu học mới của các cấp. Đồng thời tiến hành thực hiện tốt các giải pháp trong sáng kiến này vào việc dạy - học trong năm học này và các năm học tiếp theo. Tổ chức rút ra bài học kinh nghiệm để năm sau thực hiện tốt hơn năm trước. Ban giám hiệu giám sát chặt chẽ việc tự nâng cao, bồi dưỡng phương pháp, hình thức dạy học theo Mô hình mới. Đôn đốc công tác rèn luyện, bồi dưỡng cho Hội đồng tự quản về năng lực, trình độ điều hành, quản lí lớp. Xây dựng các Hội đồng tự quản mạnh về mọi mặt góp phần lớn trong công tác phát triển giáo dục nhà trường. 1.2 Quá trình thực hiện đề tài Để sáng kiến này thực hiện ngày càng sâu rộng và có hiệu quả, đòi hỏi các thầy cô có tinh thần trách nhiệm; Tiếp thu, vận dụng tốt các giải pháp trong sáng kiến để truyền thụ những gì tốt nhất cho học sinh của mình. Trong khi triển khai thực hiện Ban giám hiệu cũng như các giáo viên cần nắm rõ những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế. Tổ chức tổng kết, đánh giá, nhận xét. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp trong sáng kiến sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhà trường. Cần trao đổi thẳng thắn giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa giáo viên với Ban giám hiệu để cùng học hỏi thêm kinh nghiệm bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho Hội đồng tự quản và học sinh. 2. Những đề xuất kiến nghị Đề nghị nhà trường tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện sáng kiến này của tất cả các lớp trong nhà trường. Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi, được đầu tư nghiên cứu và áp dụng trong năm học này và các năm tiếp theo. Kính mong cấp trên cùng toàn thể các thầy cô và các em học sinh tích cực hưởng ứng tham gia, đóng góp ý kiến kịp thời để chỉnh sửa và vận dụng vào thực tế dạy và học của nhà trường. Quài Nưa, ngày 20 tháng 3 năm 2014 HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN Đoàn Văn Thu

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Nang cao nang luc cho hoi dong tu quan VNEN.doc
Giáo án liên quan