Nâng cao chất lượng giảng dạy tuyến kiến thức “giải toán có lời văn” ở lớp 2

 Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc và sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi phải đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới cơ bản về phương pháp dạy học. Những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự phát tư duy của học sinh đợc đặc biệt chú ý. Mục tiêu giáo dục của Đảng đã chỉ rõ: “ Đào tạo có chất lượng tốt những người lao động mới có ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hoá phổ thông và hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ, có sức khoẻ tốt ”. Muốn đạt được mục tiêu này thì dạy và học Toán trong trường phổ thông là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói về vị trí vai trò của bộ môn Toán: “ Trong các môn khoa học và kỹ thuật, toán học giữ một vị trí nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với kỹ thuật, với sản xuất và chiến đấu. Nó là một môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo.

doc13 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng giảng dạy tuyến kiến thức “giải toán có lời văn” ở lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đúng, song cần hỏi thêm: “Em tính thế nào?” (5 + 4 = 9). Sau đó nhấn mạnh: “Khi giải toán em phải nêu đợc phép tính để tìm ra đáp số (ở đây là 9). Nếu chỉ nêu đáp số thì cha phải là giải toán. * Sau khi học sinh đã xác định đợc phép tính, nhiều khi việc hớng dẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn (thậm chí khó hơn nhiều) việc chọn phép tính và tính ra đáp số. Với học sinh lớp 2, lần đầu tiên đợc làm quen với cách giải loại toán này nên các em rất lúng túng. Thế nào là câu lời giải, vì sao phải viết câu lời giải? Không thể giải thích cho học sinh lớp 2 hiểu một cách thấu đáo nên có thể giúp học sinh bớc đầu hiểu và nắm đợc cách làm. Có thể dùng một trong các cách sau: Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy con gà ?) để có câu lời giải : “Nhà An có tất cả:” hoặc thêm từ “là” để có câu lời giải : “Nhà An có tất cả là: “ Cách 2: Đa từ “con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có: “Số con gà nhà An có tất cả là:” Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là “từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: “Có tất cả: … con gà ?”. Học sinh viết câu lời giải: “Nhà An có tất cả:” Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?” để học sinh trả lời miệng: “Nhà An có tất cả 9 con gà” rồi chèn phép tính vào để có cả bớc giải (gồm câu lời giải và phép tính): Nhà An có tất cả: 15   +   4   =  1 9 (con gà) Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 15 + 4 = 19 (con gà), giáo viên chỉ vào1 9 và hỏi: “19 con gà ở đây là số gà của nhà ai?” (là số gà nhà An có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số gà nhà An có tất cả là” v.v… ở đây giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau, sau đó bàn bạc dể chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc trẻ nhất nhất phải viết theo một kiểu. c) Trình bày bài giải Có thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Thực tế hiện nay các em học sinh lớp 2 trình bày bài giải còn rất hạn chế, kể cả học sinh khá giỏi. Cần rèn cho học sinh nề nếp và thói quen trình bày bài giải một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy nháp, bảng lớp, bảng con hay vở, giấy kiểm tra. Cần trình bày bài giải một bài toán có lời văn như sau: Bài giải Nhà An có tất cả là: 15   +   4   =   19 ( con gà ) Đáp số :19 con gà Nếu lời giải ghi: “Số gà nhà An là:” thì phép tính có thể ghi: “15 + 4 = 19 (con)”. (Lời giải đã có sẵn danh từ “gà”). Tuy nhiên nếu học sinh viết quá chậm mà lại gặp phải các từ khó nh “thuyền, quyển, …” thì có thể lợc bớt danh từ cho nhanh. Giáo viên cần hiểu rõ lý do tại sao từ “con gà” lại đợc dặt trong dấu ngoặc đơn? Đúng ra thì 15 + 4 chỉ bằng 9 thôi (15 + 4 =19) chứ 15 + 4 không thể bằng 19 con gà đợc. Do đó, nếu viết: “15 + 4 = 9 con gà” là sai. Nói cách khác , nếu vẫn muốn đợc kết quả là 19 con gà thì ta phải viết nh sau mới đúng: “15 con gà + 4 con gà =19 con gà”. Song cách viết phép tính với các danh số đầy đủ nh vậy khá phiền phức và dài dòng, gây khó khăn và tốn nhiều thời gian đối với học sinh lớp 2. Ngoài ra học sinh cũng hay viết thiếu và sai nh sau: 15 con gà + 4 = 19 con gà 15 + 4 con gà = 19 con gà 15 con gà + 4 con gà = 19 Về mặt toán học thì ta phải dừng lại ở 19, nghĩa là chỉ đợc viết 15 + 4 = 19 thôi. Song vì các đơn vị cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các phép tính giải nên vẫn phải tìm cách để đa chúng vào phép tính. Do đó, ta mới ghi thêm đơn vị “con gà” ở trong dấu ngoặc đơn để chú thích cho số 9 đó. Có thể hiểu rằng chữ “con gà” viết trong dấu ngoặc ở đây chỉ có một sự ràng buộc về mặt ngữ nghĩa với số 9, chứ không có sự ràng buộc chặt chẽ về toán học với số 119. Do đó, nên hiểu: 15 + 4 = 19 (con gà) là cách viết của một câu văn hoàn chỉnh nh sau: “15 + 4 = 19, ở đây1 9 là 19 con gà”. Nh vậy cách viết 15 + 4 = 19 (con gà) là một cách viết phù hợp. Trong đáp số của bài giải toán thì không có phép tính nên ta cứ việc ghi: “Đáp số : 19 con gà”  mà không cần ngoặc đơn. d) Kiểm tra lại bài giải Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một thờng có thói quen khi làm bài xong không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp học sinh xây dựng thói quen học tập này.  Cần kiểm tra về lời giải, về phép tính, về đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác. 3.2/ Biện pháp khắc sâu loại “Bài toán có lời văn” Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và giải tốt “Bài toán có lời văn” giáo viên cần giúp các em hiểu chắc, hiểu sâu loại toán này. ở mỗi bài, mỗi tiết về “Giải toán có lời văn” giáo viên cần phát huy t duy, trí tuệ, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng việc hớng cho học sinh tự tóm tắt đề toán, tự đặt đề toán theo dữ kiện đã cho, tự đặt đề toán theo tóm tắt cho trớc, giải toán từ tóm tắt, nhìn tranh vẽ, sơ đồ viết tiếp nội dung đề toán vào chỗ chấm (…), đặt câu hỏi cho bài toán. Ví dụ 1: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải bài toán đó: Bài toán: Dới ao có … con vịt, có thêm … con vịt nữa chạy xuống. Hỏi ………………………………………………………………..? Ví dụ 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Có                   :       7  hình tròn Tô màu           :        3  hình tròn Không tô màu : ………. hình tròn? 3.3/ Một số phương pháp thờng sử dụng trong dạy:  ”Giải bài toán có lời văn” ở lớp Một. a) Phương pháp trực quan Khi dạy “Giải bài toán có lời văn” cho học sinh lớp 2 thường sử dụng phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ … giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn từ đó tìm ra đờng lối giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 2 có hai loại tranh vẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: một loại gợi ra phép cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã định ra được cách giải bài toán. Trong những trờng hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan. b) Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại) Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đường lối giải, chữa bài làm của học sinh … c) Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này. ở mỗi dạng toán “thêm, bớt” giáo viên có thể biến tấu để có những bài toán có vấn đề. Chẳng hạn bài toán “bớt” trở thành bài toán tìm số hạng, bài toán “thêm” trở thành bài toán tìm số trừ. Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học sinh tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải. Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phương pháp khác để giúp học sinh thuận lợi cho việc làm bài như : Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kiến tạo … Phần III Kết luận và bài học kinh nghiệm Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu hay vạn năng, chỉ có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của ngời thầy với nghề nghiệp là mang lại kết quả cao trong giảng dạy, là chiếc chìa khoá vàng tri thức để mở ra cho các em cánh cửa khoa học vì một ngày mai tươi sáng. Đó là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên. Đó cũng là duyên nợ của người thầy. Trong khuôn khổ hạn hẹp của sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi chiêm nghiệm, trăn trở bằng một tình yêu nghề nghiệp, hy vọng nó sẽ cùng các bạn đồng nghiệp gần xa trao đổi. Đối với học sinh lớp Hai, các em thực sự là những mầm cây còn rất non nớt, để có đợc một cây to, cây khoẻ, mỗi giáo viên dạy lớp Hai ngoài việc uốn nắn , buộc tỉa phải biết chăm sóc để các em được phát triển một cách toàn diện. Làm tốt việc dạy “Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2” sẽ góp phần vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp. Từ đó các em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên. 1)    Bài học kinh nghiệm: - Mỗi giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo khoa về “Giải toán có lời văn” ở lớp Hai để xác định được trong mỗi tiết học phải dạy cho học sinh cái gì, dạy như thế nào? - Đối với học sinh tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp Một, cần coi trọng sử dụng trực quan trong giảng dạy nói chung và trong dạy “Giải toán có lời văn” nói riêng, tuy nhiên cũng không vì thế mà lạm dụng trực quan hoặc trực quan một cách hình thức. - Dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỷ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em một phương pháp tư duy học tập. Rèn cho các em đức tính chịu khó cẩn thận trong “Giải toán có lời văn”. - Vận dụng các phưng pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 2) Những vấn đề hạn chế còn tồn tại: Thực tế cho thấy chương trình môn toán lớp Hai còn nặng ở một số bài, một số tiết về “Giải toán có lời văn” . Phần thời gian dành cho “Giải toán có lời văn” thường ở cuối tiết nên đôi khi bị phần trên lấn sang, làm cho nội dung này phải thực hiện một cách vội vàng, chưa thoả đáng. ưCòn có vớng mắc về từ ngữ đối với học sinh lớp Hai nên cũng là một khó khăn trở ngại đối với giáo viên trong dẫn dắt gợi mở cho học sinh. Lời kết: Người xa nói: “Ngôn dị – hành nan”, nói dễ làm khó. Tuy vậy tôi khẳng định với các bạn đồng nghiệp: Trên đây là những điều hết sức tâm huyết mà tôi đã thực hiện và thu được những kết quả rất khả quan trong năm học vừa qua. Chúng tôi rất mong phòng giáo dục tạo điều kiện tổ chức cho chúng tôi những buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với những chuyên đề thiết thực về “Giải toán có lời văn” ở lớp Hai để bổ trợ cho chúng tôi vốn kinh nghiệm chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo tinh thần đổi mới. Xin trân trọng cảm ơn! Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Mỹ Đức, ngày 02 tháng 5 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không sao chép nội dung của người khác. Ng­êi viÕt SKKN Đỗ Thi Thanh Nhuần

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM MON TOAN 2 NAM HOC 20122013.doc
Giáo án liên quan