Một vài ý kiến bồi dưỡng học sinh yếu đọc, viết

Nghị quyết hội nghị lần thứ hai của ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII đã xác định : “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng những con người và thế hệ có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng dân tộc và con người Việt Nam, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có đủ tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính kỷ luật và sức khoẻ.”

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài ý kiến bồi dưỡng học sinh yếu đọc, viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
en với tiếng việt chưa được bao lâu thì đã tới thời gian nghỉ hè. Ba tháng nghỉ hè ở nhà do thiếu sự quan tâm của các bậc phụ huynh hoặc là do không biết chữ nên không kèm cặp các em học được. Đầu năm học do nghỉ lâu và thiếu sự quan tâm của gia đình nên các em đọc không được hay đọc rất chậm nhất là âm có hai hoặc ba con chữ ghép lại như ; ch – tr – th – nh – gh – ng – ngh – kh – ph… . bởi vì những âm này các em khó nhớ. Trong quá trình giảng dạy của giáo viên những em đọc chậm hoặc chưa đọc được nên ít khi gọi các em lên đọc. Đã vậy có nhiều lớp do thiếu học sinh nên mở lớp ghép, do phải đứng lớp với hai trình độ khác nhau nên người giáo viên rất mệt. Một số nguyên nhân quan trọng nữa là do giáo viên chúng ta cứ đổ lỗi cho nhau, lớp lớn đổ cho lớp bé . Việc chỉ tiêu đưa ra là phải hạn chế lưu ban, phổ cập đúng độ tuổi buộc lòng giáo viên đành cho các em lên lớp. Để không còn tình trạng này không còn tồn tại nữa thì mỗi giáo viên chúng ta động viên nhau ra sức cố gắng đưa ra những biện pháp hữu hiệu, phù hợp để phụ đạo cho các em ngoài giờ học như thêm giờ hoặc thêm buổi. II/ Giải pháp và kết quả: Xuất phát từ những lí do trên bản thân tôi đã mạnh đã mạnh giạn đưa ra đề tài: Một vài ý kiến bồi dưỡng cho học sinh yếu đọc, viết. để đư ra ý kiến của bản thân với mong muốn cùng đồng nghiệp tham khảo và đưa ra những biện pháp tối ưu để góp phần nâng cao chất lượng trong phân môn tập đọc nói riêng, môn tiếng Việt nói chung trong nhà trường tiểu học Thị Trấn 2 hiện nay. Tôi tìm hiểu nội dung, phương pháp và quy trình rèn cho học sinh thuộc được âm, vần dẫn đến ghép chữ và đọc trơn. Tìm hiểu thực trạng về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt của học sinh để từ đó có cơ sở đề ra các biện pháp khắc phục hạn chế khi dạy phân môn tập đọc cho học sinh tiểu học. Qua một măm giảng dạy lớp hai. Tôi rút ra được biện pháp dạy học sinh yếu đọc. viết như sau: Ngay từ buổi đầu nhận lớp tôi bắt tay vào khảo sát để đánh giá đúng thực trạng về chất lượng của học sinh, nhằm phân loại số học sinh yếu đọc, yếu viết để có hướng phụ đạo cho các em. Sau đó tôi phân ra làm bốn loại: Đọc trôi chảy. Đọc còn chậm. Đọc đánh vần. Đọc chưa được. Từ cơ sở này tôi xắp xếp những em đọc trôi chảy xen kẽ với những em còn chậm, còn đánh vần đọc còn chậm. Đối với những em đọc chưa được tôi xếp ở bàn đầu. Những em đọc còn đánh vần và đọc còn chậm tôi sẽ luyện nhiều cho các em ở trên lớp. Những học sinh đọc chưa được hàng tuần tôi giành hai buổi vào chiều ngày thứ hai và thứ năm để phụ đạo cho các em biết đọc và viết được hai bốn chữ cái thật nhuần nhuyễn. Tôi còn hướng dẫn các em phân biệt những âm dễ lẫn là : r – d – p – q … Những âm có hai và ba con chữ như: th – nh – ch – gh – ng – ngh – tr – ph –gi… Tôi luyện cho các em học thuộc và viết đúng những âm này. Sau đó cho các em ghép những âm này với những âm chính và dấu thanh để tạo thành tiếng mới. Ví dụ: Tha, thá, thà, thả, thã. Nha, nhà, nhá, nhả nhã, nhạ. Cha, chà, chá, chả, chã, chạ. Nghe, nghè, nghé, nghẻ, nghẹ. Nga, ngà ngã, ngả, ngạ. Nghe nghè, nghé, nghẹ. Tra, trà, trả, trã. Qua, quà, quá, quạ. Gia, già, giá, giả, giã, giạ. Khi nắm chắc được các âm tôi sẽ dạy cho các em mỗi ngày một dạng vần. Ví dụ: Vần có âm a ở cuối: ia, ua, ưa. Vần có âm y và i ở cuối: oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ươi, ay, ây. Vần có âm n ở cuối: on, an ăn, ân, ôn, ơn, en, ên, in, un, ưn, yên, uôn, ươn. Vần có âm ng ở cuối: ong, ông, ang, ăng, âng, ung, ung, eng, iêng, yên, uông ương. Vần có âm nh ở cuối: anh, ênh, inh. Vần có âm m ở cuối: om, am, ăm, âm, ôm, ơm, em, êm, um, iêm, yêm, uơm, ươm. Vần có âm t ở cuối: ót, át, ắt, ất, ốt, ớt, ét, êt, ít, iết, uốt, ướt. Vần có âm e ở cuối: oc, ôc, ăc, uc, ức, uốc, ươc, iêc. Vần có âm ch ở cuối: ach, êch, ich. Vần có âm p ở cuối: op, ap, ăp, âp, ôp, ơp, ep, êp, ip, up, iêp, ươp. Vầ có âm o đứng đầu: oa, oe, oai, oay, oan, oăn, oang, oanh, oat, oăt, oach. Vần có âm u đứng đầu: uê, uy, uơ, uya, uyên, uât, uyêt, uynh, uych. Mỗi ngày học vần xong tôi yêu cầu học sinh viết ghép vần vừa học với các phụ âm, thanh để tạo thành tiếng mới. hướng cho các en đọc đánh vần rồi đọc trơnvà cho các em viết, giáo viên chấm điểm, nhận xét rồi viết lại dể hướng dẫm các em đọc. Trong giờ học ở trên lớp tôi phụ đạo các em theo cách sau: Chọn những học sinh còn đánh vần kém, chưa biết đọc.Những học sinh đọc trôi chảy kèm những em đọc còn chậm. trong thực tiễn tôi thấy ghép những đối tượng này kèm nhau rất hiệu quả. Vì những học sinh chưa biết đọc sẽ học được các đánh vần của bạn, từ đó các em biết đánh vần sẽ cảm thấy hứng thú và thích học hơn, đọc nhiều hơn dẫn đến đọc trơn một các dễ dàng. Trong giờ tập đọc, sau khi học sinh đọc tốt từ khó. Tôi cho học sinh yếu phân tích và đánh vần một số từ để ôn luyện cho các em nhớ lâu. Các môn khác sau khi viết tựa bài tôi hướng dẫn những em yếu đọc tựa bài. Khi thấy các em có tiến bộ tôi khen bằng lời đồng thời cho cả lớp vỗ tay động viên khích lệ nhằm tạo hứng thú và hưng phấn để các em học tốt hơn. Dạy học sinh chưa biết đọc tôi không thể cho các em đọc nhanh. Khi dạy tôi luôn gần gũi động viên khi các em quên vần, hướng dẫn nhẹ nhàng chứ không cáu gắt. Nếu các em đọc có tiến bộ tôi luôn khen kịp thời. Tôi luôn chú ý rèn cho các em kĩ năng đọc, sửa chữa từng lỗi phát âm của các em, đồng thời tạo nhiều tình huống giao tiếp giúp các em có thêm vốn từ qua thực tiễn. Tôi thường giải quyết các tình huống trên lớp một cách hợp lý mang tính sư phạm cao. Trong rèn phát âm tôi luôn chữa những lỗi phát âm địa phương như: v, d, gi… Nhiều em học sinh Khơmer vốn rất nhút nhát cũng đã mạnh dạn phát biểu và tích cực trong tập phát âm chuẩn, tuy kết quả mang lại chưa cao nhưng bước đầu hình thành cho các em có ý thức nói đúng. Tuy nhiên về quy trình cách thức tổ chức giờ học còn mới mẻ, các em chưa có thói quen nên mất thời gian hơi lâu ở phần giải thích lệnh, vì thực tế chất lượng học sinh của lớp còn hơi yếu nên đòi hỏi người giáo viên cần cung cấp hơi nhiều phần kĩ năng đọc do đó đã bị khống chế về thời gian. Với kết quả bước đầu đạt được như trên cho thấy các biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học nêu ra trên đây của bản thân tôi được nhân rộng ra và áp dụng lâu dài sẽ cho kết quả đọc viết chuẩn. Trên đây là biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém trong và ngoài giờ lên lớp. tôi nghĩ nếu chúng ta chịu khó nhất định học sinh sẽ biết đọc, biết viết và chăm chỉ đi học đều hơn , không có tình trạng giảm sĩ số. Từ đó các cuộc họp trong ngành cũng như ở địa phương sẽ nhìn nhận và không còn sự lên án ngành giáo dục của chúng ta . Kết quả đạt được: Chỉ sau một kì học những em chưa biết đọc nay đã biết đánh vần, những em đánh vần đã đọc được, và những em đọc còn chậm đã đọc nhanh hơn. Các em trong lớp đã biết yêu thương giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bản thân tôi cố gắng hết mình bằng tinh thần trách nhiệm cao. Luôn yêu nghề, mến trẻ, có sự công bằng, vô tư, có tấm lòng rộng lượng, tâm hồn trong sáng, quyết tâm cao để vượt mọi khó khăn, thử thách hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhà Nước giao cho “ Tất cả vì học sinh thân yêu”. Qua nhiều năm biện pháp trên vào việc bồi dưỡng học sinh yếu đọc và viết tôi thấy kết quả rất khả quan. Thái độ của học sinh đối với giờ học đã có sự chuyển biến tốt. Từ chỗ học sinh chỉ thụ động lắng nghe, ghi chép kiến thức do giáo viên truyền đạt, các em đã có sự tiến bộ: Chủ động, tích cực hơn trong các giờ học. Tỉ lệ học sinh nắm bài ngay tại lớp cũng tăng hơn so với lúc chưa áp dụng phương pháp. Đáng chú ý là chất lượng học tập của học sinh có sự biến đổi theo chiều hướng tốt, ngày càng được nâng cao hơn. Cụ thể: w Năm học 2007 – 2008 tôi giảng dạy lớp 2 Đầu năm học: Số học sinh đạt trung bình trở lên: 87,7% Cuối năm học: Số học sinh đạt trung bình trở lên: 93,3% III. Kết luận: Thực hiện giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà đất nước ta đang trên đà phát triển đi lên và đổi mới toàn diện theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Như vậy việc dạy cho các em biết đọc, biết viết dã góp phần đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội là đào tạo ra những con người mới có tri thức, sáng tạo, độc lập tự chủ, tự tin, giám nghĩ, giám làm, luôn tìm tòi nghiên cứu để có được những phương pháp tốt nhất vào giảng dạy. Phải có sự đầu tư hết sức vào việc đổi mới từ khâu soạn bài đến khâu thực hiện giảng dạy trên lớp sao cho đạt được hiệu quả cao nhất mới đáp ứng được mục tiêu đào con người mới hiện nay. Phải nỗ lực học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân từ kiến thức văn hóa đến nghiệp vụ sư phạm để đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ mới, những yêu cầu mới của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Có thực hiện tốt được những vấn đề này thì mới có thể nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Qua thực hiện nhiệm vụ trên cho thấy Phương án đề xuất đã đem lại kết quả tương đối khả quan, mang tính khả thi và có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học Tiếng Việt ở nhà trừng tiểu học. Trên đây là đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy của tôi. Qua đề tài này tôi có một số kiến nghị: Cần đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết cho nhà trường, ưu tiên đặc biệt cho những trường vùng sâu, vùng xa có học sinh khơmer nhiều. Nhà trường cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao ý thức, trách nhiệm chung cho tất cả mọi giáo viên. Phòng giáo dục nên thường xuyên mở những đợt thi tay nghề và hội thảo liên trường để cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ. đầu tư cao hơn nữa trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy tại địa bàn vùng sâu, để nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi để dạy học sinh yếu đọc- viết. Rất mong được sự chỉ bảo của ban giám hiệu,của đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng tốt hơn. Ngày 22 tháng 2 năm 2009 Người viết

File đính kèm:

  • docSKKN BOI DUONG HS DOC VIET.doc
Giáo án liên quan