Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn tiếng việt, môn toán có vị trí rất quan trọng, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt lao động, đó cũng là công cụ rất cần thiết để học các môn học khác, tiếp tục hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn, cho nên đối với lớp 1 là nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện rất to lớn, nó có nhiều khả năng để phát triển tư duy, lôgic bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết trong việc rèn luyện phương pháp trực quan, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học toàn diện, chính xác và có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt của con người, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt đẹp như : cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt khó.
Vì vậy đối với người giáo viên, vấn đề quan trọng không phải chỉ làm sao dạy cho học sinh các kiến thức trong chương trình mà còn nắm vững kỹ năng giáo dục nhiều mặt của môn toán, có ý thức và kế hoạch khai thác các kỹ năng giáo dục đó. Thông qua biện pháp sư phạm cụ thể, góp phần đào tạo học sinh thành những con người có nhân cách, phát triển toàn diện. Với những lý do trên, nên tôi chọn đề tài “Một vài giải pháp rèn kỹ năng giải toán lớp 1” để áp dụng trong việc giảng dạy cho lớp của mình.
5 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài giải pháp rèn kỹ năng giải Toán lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn tiếng việt, môn toán có vị trí rất quan trọng, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt lao động, đó cũng là công cụ rất cần thiết để học các môn học khác, tiếp tục hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn, cho nên đối với lớp 1 là nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện rất to lớn, nó có nhiều khả năng để phát triển tư duy, lôgic bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết trong việc rèn luyện phương pháp trực quan, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học toàn diện, chính xác và có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt của con người, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt đẹp như : cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt khó.
Vì vậy đối với người giáo viên, vấn đề quan trọng không phải chỉ làm sao dạy cho học sinh các kiến thức trong chương trình mà còn nắm vững kỹ năng giáo dục nhiều mặt của môn toán, có ý thức và kế hoạch khai thác các kỹ năng giáo dục đó. Thông qua biện pháp sư phạm cụ thể, góp phần đào tạo học sinh thành những con người có nhân cách, phát triển toàn diện. Với những lý do trên, nên tôi chọn đề tài “Một vài giải pháp rèn kỹ năng giải toán lớp 1” để áp dụng trong việc giảng dạy cho lớp của mình.
TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM CỦA LỚP
Tình hình :
Năm học 2006 – 2007 tôi được phân công dạy lớp 1C. qua tháng học đầu tiên kết hợp với việc nắm bắt tìm hiểu tình hình thực tế, tôi thấy sự tiếp thu kiến thức của học sinhkhông đồng đều, hơn nữa sĩ số học sinh đông, một số em chưa qua mẫu giáo.
Chất lượng:
Ngay từ tháng học đầu tiên, học sinh đã tiếp xúc với khái niệm nội dung và chương trình môn toán, các em ham chơi chưa có ý thức chịu khó học bài. Trong đó 6 em sử dụng que tính còn lúng túng, 7 em viết số ngược, 2 em chưa đọc được âm chữ số, các dạng hình vuông, hình tròn, 10 em chưa nắm được khái niệm nhiều hơn ít hơn.
Sau khi tìm hiểu thấy được nguyên nhân dẫn đến chất lượng như sau:
Một số em chưa qua mẫu giáo, hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn, phần lớn gia đình làm nông, không có điều kiện quan tâm đến việc học của học sinh. Dụng cụ học tập của học sinh còn thiếu 1/3 lớp, chưa có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.
Đối với học sinh chưa qua mẫu giáo, các em khó khăn nhận biết mặt chữ, đọc và viết còn quá yếu, chưa nắm rõ được khái niệm nhiều hơn ít hơn, đếm xuôi đếm ngược các số, chưa nắm được khái niệm dấu lớn hơn, dấu nhỏ hơn, dấu bằng. Chưa định hình được thêm – bớt và cách đặt tính.
BIỆN PHÁP
Tôi đã hiểu hoàn cảnh của từng học sinh, đến tận nhà những gia đình học sinh gặp khó khăn, động viên phụ huynh tạo điều kiện kết hợp với giáo viên để dạy phụ đạo thêm cho học sinh ở lớp cũng như ở nhà.
Phân loại học sinh: Học sinh yếu dạng toán nào, phần nào thì chú trọng rèn luyện phần đó.
Thi đua giữa các tổ, xây dựng đôi bạn học tập để giúp đỡ lẫn nhau.
Động viên học sinh giỏi kèm học sinh yếu vào đầu giờ học hoặc vào tiết 5 (tiết ôn tập tự chọn).
Giáo viên gần gũi, nhẹ nhàng động viên học sinh.
Đồ dùng trực quan sử dụng thường xuyên.
Các mẫu vật, hình vẽ, dấu hiệu sơ đồ phải rõ ràng đẹp thẩm mỹ.
Học sinh chưa qua mẫu giáo: Đối với học sinh chưa học qua lớp mẫu giáo, học sinh yếu kém:
Tuần đầu dạy cho các em đọc viết thành thạo âm, chữ số, tập đếm bằng que tính, vật mẫu cụ thể rõ ràng, đếm xem có mấy cái bàn, mấy cái ghế, mỗi bàn có mấy bạn chỉ vào ngón tay hoặc que tính đếm 1, 2, 3, 4, 5,
Dùng que tính xếp thành hình vuông, hình tam giác.
Giáo viên đọc cho học sinh viết số sau đó sửa sai.
Hướng dẫn dùng que tính để so sánh bên nào nhiều hơn, bên nào ít hơn.
Giới thiệu một bông hoa để biểu thị một bông hoa ta viết số mấy? (số1)
Cách đọc số, viết chữ số. Số 1 gồm một nét xiên ngắn nối với một nét sổ dọc gọi là số 1.
Học sinh đếm xuôi, đếm ngược chỉ vào số , vật mẫu tự đếm, chỉ vào số hoặc đếm thầm rồi nêu kết quả.
Trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5 số nào lớn nhất ? số nào bé nhất ? đếm từ số 1 đến số 5 gọi là đếm xuôi, đếm từ số 5 đến số 1 gọi là đếm ngược.
Giáo viên thường xuyên theo dõi kết quả học tập, cụ thể (trên lớp bài tập).
Khi giảng dạy theo dõi sự chú ý của học sinh kém, kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng, hướng dẫn bài tập cụ thể hơn đối với những học sinh này.
Động viên khuyến khích đúng lúc khi các em tiến bộ hay đạt được một kết quả nào đó.
Tổ chức những học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn học kém.
Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập tốt ở trường cũng như ở nhà.
Tổ chức trò chơi, gây sự hứng thú khắc sâu kiến thức, nắm bài kỹ hơn.
Ví dụ: Học sinh thi đua tìm vật mẫu hoặc tìm số gắn.
Hướng dẫn cho học sinh nhận biết các biểu tượng lớn hơn, bé hơn, bằng nhau.
Ví dụ: Có một 9 thêm một 9 vậy đối chiếu với một 9 với một 9 thì bằng nhau.
Có một hình tam giác bên trái, hai hình tam giác bên phải, đếm xem số lượng hình tam giác bên trái bên phải bên nào nhiều hơn, bên nào ít hơn.
Một hình tam giác ít hơn hai hình tam giác, ít hơn còn gọi là “bé hơn” viết dấu bé (mũi nhọn chỉ về bên trái) 1 < 2 đọc là: một bé hơn hai.
Hai quả cam nhiều hơn một quả cam, nhiều hơn còn gọi là lớn hơn, viết dấu lớn (mũi nhọn chỉ về bên phải) chỉ về số bé : 2 >1 đọc là 2 lớn hơn 1.
Hướng dẫn cho học sinh cách đặt tính:
Ví dụ: Giáo viên chỉ và hỏi có mấy con gà ? (1 con) học sinh chỉ vào và đếm 1 con, thêm vào mấy con (2 con) học sinh đếm là 2.
Để biểu thị một con, hai con, ba con người ta dùng số mấy ? 1, 2, 3.
Giáo viên gắn các số tương ứng với mỗi vật và hỏi: Thêm ta làm phép tính gì?
Tính cộng ta dùng dấu gì? (dấu +) dấu cộng đặt ở đâu ? (giữa số 1 và 2) cách viết : 1 + 2 = 3; 3 con thêm 2 con bằng mấy con ? (5con) (học sinh đọc 3 cộng 2 bằng 5).
Vậy : Mua thêm, cho thêm, hay đến, chạy tới, đậu thêm đều cùng nghĩa với “thêm”.
Khái niệm về bớt : có mấy con chim ? (5) bay mất mấy con (2) còn mấy con?
Bay mất, bớt hoặc cho, chạy đi Cùng nghĩa với bớt. Vậy ta làm phép tính gì? Dấu gì ? đặt ở đâu ? (ở giữa số 5 và số 2) đọc : “năm trừ hai bằng ba” ghi phép tính : 5 – 2 = 3.
Học sinh tay cầm que tính thao tác “5 que bớt 1 que”; 2que thêm 1 que.
Trò chơi : giáo viên nêu một bông hoa, thêm một học sinh gắn vật mẫu tương ứng, gắn phép tính ứng với vật mẫu.
Đối với học sinh thiếu dụng cụ học tập:
Động viên học sinh trong lớp giúp đỡ bạn nghèo (bút chì, thước kẻ, que tính, vở, sách giáo khoa .)
Động viên học sinh cố gắng vượt khó, để học tập tiến bộ, giáo viên có hướng phụ đạo trọng tâm về làm tính , giải toán cho đến cuối năm.
Kết quả : Với những việc làm cụ thể của bản thân kết hợp sự chịu khó học tập của học sinh nên kết quả đạt được như sau :
Học sinh tương đối đầy đủ dụng cụ học tập nhất là về môn toán.
Học sinh chưa qua mẫu giáo, học sinh yếu đã biết đọc, biết viết số, các khái niệm nhiều ít, thêm bớt, đếm xuôi, đếm ngược các số. Chất lượng đầu năm đạt như sau: giỏi : 10 ; khá 13 ; trung bình 5 ; yếu 5.
Giữa học kỳ I : giỏi : 27 ; khá 3 ; trung bình :1 ; yếu 2.
Chất lượng cuối kỳ I đạt như sau :
+ Giỏi : ; Khá : ; Trung bình : ; Yếu :
Bài học kinh nghiệm: Để nâng cao chất lượng học tập ở lớp 1 nói chung và môn toán nói riêng thì người giáo viên cần :
Phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, làm tốt công tác chủ nhiệm, đưa các em vào kỉ cương, nề nếp ngay từ đầu năm học, 100% học sinh phải có đủ sách vở, đồ dùng học tập.
Chấm chữa bài thường xuyên.
Đồ dùng dạy học đẹp hấp dẫn, thường xuyên tổ chức trò chơi trong tiết học.
Giáo viên phải chịu khó, thường xuyên trau dồi kiến thức, kiên trì tìm hiểu lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất với đối tượng học
sinh nhằm truyền thụ học sinh dễ hiểu, nắm bắt ngay được bài để đạt kết quả cao. Cần tham khảo thêm tài liệu, học hỏi những đồng nghiệp có kinh nghiệm, dự giờ thường xuyên để nắm bắt phương pháp mới. Trên đây là một vài giải pháp mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua để nâng cao chất lượng dạy và học.
KẾT LUẬN :
Trên đây là một số giải pháp tôi đã rút ra được trong kinh nghiệm giảng dạy. Tuy còn ít ỏi song cũng đã giúp tôi đạt được kết tương đối tốt.
Tôi hy vọng những giải pháp trên đây cũng phần nào giúp cho đồng nghiệp của mình tham khảo để nâng cao chất lượng môn toán.
Có được những giải pháp hữu ích trên một phần do nỗ lực của bản thân và một phần không nhỏ của ban giám hiệu nhà trường cũng như đồng nghiệp.
Tôi vô cùng biết ơn và trân trọng !
Đạ Rsal, ngày 22 tháng 12 năm 2006
Người viết
Thái Thị Hoa
File đính kèm:
- sang kien thai hoa tieu hoc.doc