Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt của lớp chủ nhiệm

 Trẻ em là công dân tương lai của đất nước, do đó trẻ em phải được giáo dục tốt để sau này trở thành công dân tốt. Như chúc thư Bác Hồ đã khẳng định : “Bồi dưỡng thế hệ trẻ cho cách mạng đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.” Và đó cũng là trọng trách mà Đảng và nhà nước giao cho ngành giáo dục nước ta.

 So với học sinh (HS) tiểu học, ở bậc THCS môi trường sống và hoạt động của các em có sự thay đổi. Tất cả sự thay đổi đó là điều kiện rất quan trọng làm cho hoạt động nhận thức và nhân cách của HS THCS có sự thay đổi về chất so với các lứa tuổi trước. Đây là lứa tuổi mà diễn biến tâm lý hết sức phức tạp và đầy mâu thuẫn. Do đó nắm vững đối tượng này sẽ có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của nhà giáo dục.

 Trong quá trình giảng dạy tôi được phân công chủ nhiệm nhiều năm. Trong những năm làm công tác chủ nhiệm, đặc biệt là chủ nhiệm HS lớp 9, tôi đã gặp không ít các trường hợp HS cá biệt. do đó tôi đã áp dụng nhiều phương pháp giáo dục HS cá biệt và đã có một số thành công nhất định. Cùng với việc không ngừng trau dồi nghiệp vụ để đem đến cho các em những tri thức quý báu, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ: làm thế nào để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho HS nói chung và HS cá biệt nói riêng nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển về mọi mặt mới là một con người mới XHCN. Vì vậy, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề này.

 

doc10 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 6079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt của lớp chủ nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp với phụ huynh để trao đổi kịp thời uốn nắn những khuyết điểm trong tuần đó, giúp các em tiến bộ hơn. Với việc làm trên không những chính xác về điểm mà còn rèn luyện tính chính xác của học sinh nhất là những học sinh chậm tiến. Em nào cũng muốn phấn đấu để cuối tuần có tổng điểm cao, Cùng với thi đua cá nhân tôi còn đề ra nội quy lớp, thành lập nhóm học tập. Mỗi nhóm 3 đến 4 em học tốt, ngoan ngoãn gương mẫu giúp đỡ một bạn cá biệt để bạn có phương pháp học tập, chỉ bảo, giúp đỡ bạn những điều bạn chưa hiểu, sửa cho bạn cách nói năng đúng mực. Sau một thời gian, các nhóm học tập này làm việc rất tốt và có hiệu quả cao. Chính phụ huynh các em học sinh cá biệt đã đến lớp cảm ơn các thành viên trong nhóm đã giúp đỡ con em họ có niềm tin trong học tập. Bên cạnh đó tôi còn đề nghị giáo viên tổng phụ trách đội cùng giáo dục các em, tổ chức các buổi ngoại khoá, nêu gương tốt của các đội viên ngay trong trường và ngoài trường để các em cùng học tập phấn đấu. g. Giáo dục đúng, thích hợp từng học sinh cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công đối với học sinh cá biệt trong tình hình mới hiện nay. Muốn làm được điều đó giáo viên phải hiểu rõ về đối tượng. Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt cụ thể. Điều đó không có nghĩa chúng ta tách học sinh cá biệt ra khỏi tập thể. Đây là vấn đề hết sức tế nhị đòi hỏi giáo viên phải khéo léo để các em đỡ có mặc cảm bị phân biệt đối xử. Chẳng hạn với 4 học sinh ở lớp tôi, ngoài những việc làm trên tôi còn lên kế hoạch theo dõi, quan tâm sát sao từng em để có những phương pháp giáo dục khác nhau. *Em Lê Thanh Tùng: Từ năm lớp 1 đến lớp 8 em đều là học sinh tiên tiến nhưng đến lớp 9 em trở lên lười học, ít tham gia các hoạt động tập thể, không chú ý trong giờ học, giáo viên nhắc nhở em thường có tính chống chế, nói lại và không nhận khuyết điểm của mình. Qua tìm hiểu hoàn cảnh gia đình tôi được biết: Mẹ thì đi gánh gạch ở xa, bố không có việc làm ổn định, chán nản nên suốt ngày say rượu. Qua nhiều lần gặp gia đình tôi nhận thấy bố em nói năng cục cằn và cứ mỗi lần em mắc lỗi thì bố lại đánh rất đau mà không để em trình bày nguyên nhân. Có lẽ vì thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình nên việc học của em ngày càng sa sút , chán nản. Học yếu dẫn đến ngại học, đồng thời ảnh hưởng thói xấu của bố em thường hay nói tục với bạn bè. Sau nhiều lần gặp gia đình tôi cũng đã tế nhị phân tích điều hay lẽ phải về tác dụng của việc giáo dục học sinh trong gia đình thì bố mẹ em đã nhận ra điều chưa làm được của chính mình. Từ đó trước mặt em Tùng bố em không còn nói tục và đã quan tâm đến việc học tập của em nhiều hơn. Cùng với việc gặp gia đình, tôi còn gặp trực tiếp em Tùng phân tích cho em hiểu. Mặc dù bố mẹ còn có nhiều thiếu sót là chưa quan tâm đúng mức tới việc học của em. Nhưng em cũng nên biết em được cắp sách đến trường là nhờ sự lao động vất vả của bố mẹ. Được cắp sách đến trường là hạnh phúc lớn lao, hạnh phúc đó được mọi người, được Tổ quốc trân trọng, nâng niu và vun đắp. Để bảo vệ được hạnh phúc đó biết bao người đã phải hy sinh. Vậy em phải làm những gì để khỏi phụ lòng mọi người. Đồng thời trong các giờ dạy tôi giành thời gian quan tâm đến em nhiều hơn nhất là qua các giờ luyện tập nhằm giúp em củng cố và nắm vững kiến thức trọng tâm bài học và em đã có tiến bộ rõ rệt. Đối với em là học sinh cá biệt, khi em có một việc làm tốt là tôi tuyên dương trước lớp ngay. *Em Nguyễn Văn Tín: So với các HS trong lớp thì em là một HS có hoàn cảnh khá đặc biệt: mẹ đau ốm luôn, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố phải đi làm ăn xa, không có thời gian ở nhà để theo dõi, chăm sóc gia đình. Các năm học trước em còn là HS chăm ngoan, vâng lời thầy cô nhưng trước hoàn cảnh gia đình như vậy em không những không giúp mẹ mà còn luôn gây buồn phiền cho bố mẹ nữa, chễnh mãng việc học hành thường xuyên nghỉ học vô lý do, tụ tập bạn bè ăn uống quán xá, có khi còn lấy cắp tiền của bố mẹ để tiêu xài nữa. Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân tôi cùng với ban cán sự lớp đã đến nhà trực tiếp an ủi mẹ của em. Còn riêng bản thân em tôi phải gặp riêng nhiều lần để khuyên nhủ em, giúp em tìm lại lí trí, thấy được những sai phạm của mình để tiếp tục trở thành một đứa con ngoan, trò tốt. Mặt khác tôi cũng kết hợp với thầy tổng phụ trách của trường để giáo dục em, để em nhận thấy điều bố mẹ mong muốn nhất đối với em lúc này là làm sao em tiếp tục được đi học cùng với bạn bè và học tập chăm chỉ ngoan ngoãn. Làm được điều đó chính là em đã thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ mình. Giao nhiệm vụ cho nhóm học tập có trách nhiệm giúp đỡ bạn trong học tập. Đề nghị với lớp khuyên góp tiền để góp phần giúp đỡ bạn khi gia đình bạn gặp khó khăn đột xuất. Đã có một trăm phần trăm ý kiến trong lớp tán thành. Với trường hợp này chủ yếu tôi dùng phương pháp động viên an ủi để từ đó xây dựng niềm tin cho em. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, để giáo dục đạo đức cho HS khi cần thiết chúng ta vẫn có thể dùng phương pháp trách phạt. Trách phạt là phương pháp tác động đến nhân cách HS biểu hiện thái độ không tán thành của thầy cô giáo, buộc HS từ bỏ hành vi có hại cho bản thân, cho lớp, trường và điều chỉnh sự ứng xử cho đúng mực. Tuỳ theo hành vi và việc làm sai trái mà ta có hình thức trách phạt khác nhau: nhận xét của giáo viên, phê bình trước tổ, trước lớp, phê vào sổ liên lạc.Sau khi trách phạt giáo viên và tập thể lớp phải theo dõi giúp đỡ HS sửa chữa khuyết điểm. *Đối với trường hợp em Thắng, em Viễn – các em đều là con một trong một gia đình khá giả. Sống trong cuộc sống đủ đầy nhưng có lẽ do công việc nên bố mẹ không có điều kiện sát sao hơn trong học tập của con. Mỗi lần các em muốn được đi đâu đó với bố mẹ nhưng đều không có điều kiện. Do chưa có ý thức tự chủ, lại chán cảnh sống như vậy nên các em rủ nhau tụ tập tìm ra những trò chơi mới. Từ chỗ ham chơi đến chán học. Các em cho việc đến trường chỉ là hình thức đối phó với cha mẹ nên việc phi phạm nội quy, quy định của trường lớp là việc thường xuyên. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân tôi đã phân tích phải trái các em vẫn chưa nhận ra lỗi lầm của mình. Tôi cố gắng gặp trực tiếp gia đình để nói rõ khuyết điểm của các em. Kết hợp giữa gia đình và giáo viên, giáo viên bộ môn để tìm ra hướng giáo dục. Đề nghị gia đình thường xuyên quan tâm, kiểm tra việc học tập, sinh hoạt của các em. Cho các em viết bản kiểm điểm có cam kết của gia đình, nếu tái phạm sẽ không xử lý trong phạm vi lớp mà đề nghị cảnh cáo toàn trường. Bốn tuần sau tôi thấy các em có chuyển biến rõ rệt. Cho đến nay sắp hết năm học các em đã cố gắng sửa chữa để phấn đấu trở thành thành viên tốt trong lớp. 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Từ những việc làm trên qua một thời gian thực hiện tôi thấy các em đã có tiến bộ rõ rệt. Em Lê Thanh Tùng và Bùi Thế Viễn đã có ý thức trong học tập. Em Nguyễn Văn Tín và Phạm Mimh Thắng không còn bỏ học vô lý do, không vi phạm nội quy của trường, lớp . Đến cuối học kì I, bốn em này đều được xếp loại hạnh kiểm khá. Đến nay lớp 9/5 do tôi chủ nhiệm là một trong những lớp có nề nếp tương đối tốt. Thường xuyên được nhà trường tuyên dương là lớp có tinh thần học tập tốt, chi đội mạnh. Chất lượng học tập của lớp dần được nâng lên. Số lượng Hs giỏi đạt tỉ lệ 10/38 HS trong lớp. Từ đó, học sinh cá biệt cũng thấy rõ sự tiến bộ của mình góp phần vào sự tiến bộ chung của cả lớp. Các em đang rất phấn khởi thi đua học tốt để hướng tới kỳ thi cuối năm. 7.KẾT LUẬN: Trong những năm làm công tác chủ nhiệm, nhất là chủ nhiệm 9, đầu năm học nào tôi nhận lớp cũng đều có một số em HS cá biệt, nhưng nhờ khéo léo áp dụng một số biện pháp giáo dục như đã trình bày ở trên, đến cuối năm học nào lớp tôi chủ nhiệm cũng đều đạt 100% HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt, không có HS xếp loại hạnh kiểm trung bình. Dần dần các em đã biết đoàn kết, lễ phép với mọi người xung quanh, và trở thành những HS thân thiện, tích cực trong trường học. Các em trước khi rời trường đều có sự quyến luyến, cảm động không muốn xa mái trường thân yêu, thầy cô kính mến của mình. 8.ĐỀ NGHỊ: Trong quá trình thực hiện để có được kết quả như trên tôi rút ra một số ý kiến sau: 1. Người thầy, cô, cha, mẹ , người lớn tuổi phải là tấm gương sáng cho các em noi theo. Hết lòng thương yêu và tôn trọng các em, biết tìm ra nguyên nhân và phán xét một cách khách quan để các em có cơ hội tiến bộ. 2. Người thầy phải có sự kiên trì trong giáo dục. Việc đã đề ra phải có sự đánh giá, khen chê đúng mực, khách quan để các em có lòng tin và ý thức vươn lên. 3. Người thầy nên đề ra các chủ đề thi đua, phương hướng thi đua để rồi cùng nhau thực hiện. 4. Gia đình cần thấy rõ vai trò và nghĩa vụ của họ đối với sự chăm sóc giáo dục con em. 5. Luôn có sự phối kết hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình, địa phương. *Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân để giáo dục học sinh cá biệt. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định song không thể tránh khỏi những thiếu sót và những biện pháp tối ưu. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học nhà trường bổ sung thiếu sót để kinh nghiệm này đạt kết quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Đại Đồng, tháng 02/2009 Người viết HUỲNH THỊ KIM MAI MỤC LỤC STT Tiêu đề Trang 1. Tên đề tài .......................................... ........................1 2. Đặt vấn đề .................................................. ...............1 3. Cơ sở lí luận ...............................................................1 4. Cơ sở thực tiễn ...........................................................2 5. Nội dung nghiên cứu ................................................. 3 6. Kết quả nghiên cứu ...................................................10 7. Kết luận .....................................................................11 8. Đề nghị ......................................................................11 10. Tài liệu tham khảo..................................................... 12 11. Mục lục...................................................................... 13

File đính kèm:

  • docSKKN Mot vai bien phap giao duc HS ca biet.doc