Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục. Bên cạnh công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng kinh qua công tác này. Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế, rộng rãi như đã nói ở trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ của mình là rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con người sống hoàn thiện, có ích trong tương lai.
16 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài biện pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt của lớp chủ nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập của con em. Lúc này GVCN cùng với phụ huynh xây dựng thời gian biểu phù hợp, em đã dần ổn định và có sự tiến bộ trong học tập.
-Việc giáo dục học sinh trong nhà trường là sự kết hợp nhà trường với đoàn thể, địa phương, gia đìnhTrong đó, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Chính vì vây, công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công hay không đừng bao giờ quên gia đình học sinh là yếu tố quan trọng.
Ví dụ: Trong năm học 2011-2012, tôi được phân công chủ nhiệm học sinh lớp 8/3, cũng có một trường hợp xảy ra như sau: Em Ngô Văn Tài (học sinh cá biệt) lực học yếu nhưng rất ham chơi game. Đã nhiều lần em bỏ học để đi chơi game. Là GVCN tôi đã dùng nhiều biện pháp giáo dục:
Giải pháp 1: Nhắc nhỡ, phân tích mặt tiêu cực của việc em đang vi phạm, thế nhưng em này vẫn tiếp tục vi phạm.
Giải pháp 2: Răn đe, hạ hạnh kiểm em này vẫn không sợ gì cả.
Giải pháp 3: Gọi điện thoại trao đổi với phụ huynh, phụ huynh cùng với GVCN nhắc nhỡ, răn đe. Kết quả vẫn chưa được như mong muốn.
Giải pháp 4: Hôm đó, tôi đã tìm thấy địa điểm em đang ngồi chơi game. Tôi phối hợp phụ huynh đến trực tiếp. Khi đó chúng tôi cùng nói lên những điều mà gia đình cùng nhà trường mong, từ đó em Tài đã trở thành một cậu học trò ngoan, đi học chuyên cần và có rất nhiều tiến bộ trong học tập.
-Với tôi việc đến thăm gia đình học sinh rất cần thiết; là nhằm để biết thêm về hoàn cảnh gia đình, phương pháp học tập của các em. Tiện thể giáo viên báo cho gia đình biết những ưu điểm cũng như khuyết điểm về hạnh kiểm, học tập của con em mình (hãy nói mặt ưu trước và nhiều). Có vậy gia đình biết thêm tình hình học tập cũng như đạo đức của con.
E. Kết quả nghiên cứu
Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của BGH, hoạt đồng Đội và tất cả các thầy cô trong nhà trường cũng như sự cộng tác nhịp nhàng ăn ý của PHHS. Tôi đã đạt được kết quả khả quan học sinh biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt sau một năm học lớp 63 được sự tin tưởng thương yêu của tất cả các thầy cô, ai cũng hào hứng khi bước vào lớp giảng dạy. Kết quả của 7 học sinh đạt được như sau:
+ Em: Nguyễn Văn Nhật, không còn tình trạng không làm bài tập về nhà, học tập tiến bộ hơn (hay phát biểu xây dựng bài), hạn chế đánh lộn, nói chuyện trong giờ học.
+ Em: Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Huy Hậu đi học chuyên cần, hạn chế được vi phạm quên đem vở, chưa làm bài tập hay chưa thuộc bài, học có tiến bộ .
+ Em: Nguễn Thị Nhật Lệ, Nguyễn Thành Long không còn tình trạng quên vở, học tập có tiến bộ và em Long không còn tình trạng mặt quần đáy sệ.
+ Em: Cao Quốc Hưng, hạn chế nói tục, vẫn còn nói chuyện trong gờ học, hạn chế hơn việc vi phạm không làm bài hay không học bài và đặc biệt không còn tình trạng không ghi chép bài.
Với sự nổ lực của GVCN, các em học sinh (đặc biệt là các em học sinh cá biệt) đã làm cho tập thể học sinh lớp 63 rất hào húng trong học tập cũng như các hoạt động của lớp.
*Tồn tại: Trong lớp vẫn còn nói chuyện, một số tiết các em này chưa chú ý lắng nghe, khi các bạn giúp đỡ có tiếp thu nhưng còn chậm, việc khắc phục khuyết điểm còn kéo dài.
F. Kết luận:
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt được cho tôi ngày hôm nay. Tôi rút ra được các kinh nghiệm sau:
- Giáo viên chủ nhiệm cần có lòng nhiệt tình tính chịu khó, năng động sáng tạo nhất là thực sự yêu mến quan tâm đến học sinh như chính con em mình. Đúng như ông cha ta đã nói: “Trồng cây gì thu được quả đó”. Vâng! Chúng ta hãy cởi mở tâm hồn mình với mọi người, với các em. Hãy yêu thương các em bằng chính trái tim của người anh, người chị, người cha, người mẹ, lúc đó ta hiểu được các em cần gì? Ước mơ gì?
- Người giáo viên cần phải nắm và am hiểu sự phát triển tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở để có biện pháp giáo dục không phải là khuôn mẫu, mỗi con người đều có hoàn cảnh, có tâm sự, có tình cảm, tính tình khác nhau cho nên việc am hiểu các em và tìm biện pháp giáo dục thích hợp quả là không đơn giản. Nó vốn đã khó với một giáo viên lại càng khó hơn đối với một giáo viên chủ nhiệm. Nhưng càng đắng cay bao nhiêu thì thành quả lại càng ngọt ngào và đáng trân trọng bấy nhiêu.
- Người giáo viên phải thực sự mẫu mực, phải là tấm gương sáng toàn vẹn từ nhận thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói cử chỉ điệu bộ đến thái độ ứng xử hằng ngày đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân cách. Để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Giáo viên cần phải có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn. Chính lí tưởng và lòng yêu nghề mến trẻ sẽ là nghị lực niềm tin để người giáo viên vững bước trong sự nghiệp giáo dục mà mình đã theo đuổi.
- Giáo viên cần phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, phải có tay nghề cao. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của công tác chủ nhiệm. Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ phải là một giáo viên dạy tốt môn học văn hoá, phải quan tâm đến chất lượng hai mặt giáo dục là học lực và hạnh kiểm của học sinh (là vấn đề trọng tâm) mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thể chất,Do vậy, theo tôi, hai yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối là người giáo viên chủ nhiệm lớp đó là “cái tài” của một nhà tâm lí và “cái tâm” của một nhà giáo dục. Khi kết hợp nhuần nhuyễn, hoà quyện hai yếu tố này thì người giáo viên nói chung, người giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng đã có thể làm tốt trách nhiệm của mình trong thời đại mới ngày nay và hơn thế làm thăng hoa nhân cách của mình trong lòng bao thế hệ đồng nghiệp và học trò yêu dấu.
- GVCN tăng cường phối hợp với các ban ngành Đoàn - Đội, BGH, hội PHHS.
- Giáo dục học sinh không phải lúc nào cũng cứng nhắc, rập khuôn mà phải biết vận dụng phương pháp giáo dục thích hợp.
- Dùng phương pháp chủ yếu là cảm hóa, thuyết phục, lời nói đi đôi với việc làm.
- Tổ chức được các hoạt động thi đua, các biện pháp uốn nắn kịp thời.
Đặc biệt lấy tiêu chí " Dạy đi đôi với dỗ" không quá căng thẳng gây nhiều áp lực.
G. Những kiến nghị đề xuất.
- Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực và kiên trì của mỗi giáo viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ lượng, chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành công trong công tác giáo dục học sinh lớp mình phụ trách. Nói cách khác nhà giáo là một con người trí tuệ, đức độ giàu lòng nhân ái khoan dung có vai trò như là người cha, người mẹ đúng như câu nói: “Cha mẹ cho hình hài vóc dáng còn thầy cô cho các em kiến thức, nhân nghĩa để các em có thể vững bước trên con đường đời đầy chông gai thử thách”.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng giáo dục nhà trường cũng như của tất cả các quý thầy cô. Và đặc biệt là các thầy cô đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp để cho đề tài ngày càng hiệu quả.
MỤC LỤC
I. TÊN ĐỀ TÀI
A. Đặt vấn đề
I. Tầm quang trọng của đề tài
II. Lí do chọn đề tài
III. Thực trạng của đề tài
IV. Giới hạn của đề tài
B. Cơ sở lí luận
C. Cơ sở thực tiễn
D. Nội dung nghiên cứu
I. Đặc điểm tình hình
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
II. Một số giải pháp
Công việc đầu tiên khi mới nhận lớp chủ nhiệm
Phải là người nắm rõ, nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm
3. Tiếp xúc với học sinh của lớp chủ nhiệm:
4. Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp và giờ sinh hoạt lớp:
4. Tăng cường công tác phối hợp giáo dục:
E. Kết quả nghiên cứu
F. Kết luận
G. Những kiến nghị đề xuất
H. Tài liệu tham khảo
I. Phiếu đánh giá kết quả
Mẫu SK1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
I. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG :
...................................................................................................................
1. Tên đề tài: .................................................................................................
2. Họ và tên tác giả:.........................................................................................
3. Chức vụ: ......................................... Tổ: ......................................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: .......................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
......................................................................................................................
.......................................................................................................................
b) Hạn chế: ......................................................................................................
.....................................................................................................................
......................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :....................................................
thống nhất xếp loại :
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
............................................................
File đính kèm:
- SKKNgiaoduc HS ca biet.doc