Saigon có một vịtrí đặc biệt, là ranh giới và là cửa ngõ của miền Tây Nam bộvà miền
Đông Nam bộ. Miền Tây Nam bộnhiều người đã viết vềcon người, sựphong phú, phát
triển của miền sông nước này. Đông Nam Bộxưa là vùng giao thoa của văn minh
Khmer, Champa nay là của Khmer, Chăm và Việt. Bài này tôi muốn viết về địa lý và phát
họa vài nét vềcon người và lịch sửvùng đất Đông Nam bộ, đặc biệt là cột xương sống
giao thông Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận hiện nay và xưa kia của hai nền văn minh
Khmer và Champa và trước đó của văn hoá Sa Huỳnh và Óc Eo. Về địa lý thì Saigon là
trung tâm của lưu vực từsông Đồng Nai tới sông Vàm Cỏ, vì thếlà một phần và là trọng
điểm của miền Đông Nam Bộ. Đông Nam bộcó lịch sửlâu đời là vùng giao tiếp của 2
nền văn minh lớn Champa và Khmer thuởxưa và cũng là vùng có nhiều dân tộc ít
người có liên hệmật thiết vềngôn ngữ, văn hóa với thếgiới Chăm và Mon-Khmer mà
tiếng Việt là một nhánh. Đây cũng là vùng cưngụcủa dân tộc Stieng, Mạ, Chu Ru
(Châu Ro), Mnong. Vì là vùng giao tiếp, các dân tộc ở đây nói tiếng thuộc hai hệngôn
ngữchính Mon-Khmer (Khmer, Stieng, Mnong), và Nam đảo Austronesian (Chăm, Chu
Ru, Mạ, Jarai, Rade, Ede). Trước khi người Việt, Khmer và Chăm đến thì cảvùng
Saigon, Đông Nam Bộlà cưdân Stieng, Chu Ru và Mạcưngụ, chủyếu dọc các sông
Đồng Nai, Saigon từthượng nguồn tới gần cửa biển Cần Giờ.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một thoáng Đông Nam Bộ- Địa Chí và Lịch Sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oai nghi
Bao dấu vết thời xưa giờ ủ dột
Phải ngươi chăng thi sĩ của dân Chiêm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Người lắng nghe lắng nghe trong đáy giếng
Tiếng vàng rơi chìm lỉm xuống hư vô
Tiếng ngọc địch nhớ nhung còn uyển chuyển
Bên cầu sương lưu đọng ánh trăng mơ
Người thổn thức tiếc buồn bao cảnh sắc
Vì luôn đêm sóng bận réo cung Hằng
Người khóc đi khóc đi cho hả nỗi hờn căm.
(Đau Thương)
Năm 1987, tôi có gặp Chế Lan Viên và được biết tình bạn của Chế Lan Viên và Hàn
Mạc Tử và sự chân trọng của anh đối với Hàn Mạc Tử. Hầu như trong các buổi tiếp xúc
với Chế Lan Viên và các bạn bè anh mà tôi có tham dự (tôi đến thăm anh cùng với cụ
Võ An Ninh), anh đều nhắc đến nhà thơ Hàn Mạc Tử. Anh Chế Lan Viên cho tôi biết
nhiều năm anh đã bỏ công sức và nhất định phải làm cho xong được nhà lưu niệm cho
thi sĩ Hàn Mạc Tử như là một chút gì kỷ vật lại cho bạn. Năm 1989, Chế Lan Viên ngã
bệnh, tôi có vào thăm anh ở bệnh viện Chợ Rẫy, anh đã yếu và mấy tháng sau thì mất,
tôi được biết là nhà lưu niệm thi sĩ Hàn Mạc Tử đã được thành lập ở Qui Nhơn. Anh
cũng để lại tập thơ “Di cảo” xuất bản sau khi anh mất. Ở tháp Po Sa Nua và lầu ông
Hoàng ngày hôm ấy, tôi đã nhớ đến anh Chế Lan Viên và thi sĩ tài ba nhưng bất hạnh
Hàn Mạc Tử, người thi sĩ được yêu mến nhất trong làng thơ Việt Nam.
Nguyên nhân khởi phát căn bệnh phong của Hàn Mặc Tử được truyền lại như sau: Từ
Sài Gòn ra Phan Thiết thăm Mộng Cầm, ông được Mộng Cầm dẫn đi dạo chơi lầu ông
Hoàng. Đến lúc chiều trở về, qua cánh đồng thì gặp cơn mưa. Hai người phải vào trú
trong một căn chòi bên đường. Mưa lớn, trời tối đen, từ trong căn chòi, hai người nhìn
thấy có những quả cầu lửa đưới đất vùn vụt bay lên, trong tiếng sấm sét rền vang. Hai
người rất hoảng sợ, ôm nhau trong căn chòi. Sau khi hết giông tố, bước ra khỏi nơi trú
mưa thì mới biết đang ở cạnh một ngôi mộ ai mới chôn. Trở về Sài Gòn ít hôm, Hàn
Mặc Tử thấy ngứa ngáy khó chịu trong người. Một thời gian thì nổi lên những vết đỏ
trên lưng, và bệnh phong từ đó phát tán.
13 | T r a n g
Nam Cát Tiên
Để kết thúc và hiểu được cách đây nhiều thế kỷ trong thời kỳ cổ sử và cách đây vài thế
kỷ phong cảnh và môi trường ở Đông Nam Bộ thế nào, ta vẫn còn một cơ hội là đến
thăm khu bảo tồn sinh thái quan trọng nhất vùng Đông Nam Bộ: Rừng quốc gia Nam
Cát Tiên.
Tôi có được dịp đi cùng với nhóm bạn cựu sinh viên Colombo Úc viếng thăm xã Nam
Cát Tiên và rừng quốc gia Nam Cát Tiên ở Lâm Đồng cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 160km. Một số các anh trong nhóm bạn có nhà và đất mới mua ở xã Nam Cát
Tiên làm nơi nghĩ mát, nên đây là một dịp tốt để tham quan và tìm hiểu thêm về hệ sinh
thái duy nhất còn được bảo tồn ở vùng đông nam bộ. Đầu năm 2006, Bộ Văn hóa và
thông tin chính phủ Việt Nam đã đề nghị lên tổ chức UNESCO để công nhận rừng Nam
Cát Tiên là một địa điểm của di sản thế giới.
Ta có thể tưởng tượng là cách đây hơn 200 năm cả Vùng Đồng Nai Gia Định ngày xưa
có môi trường như thế với rừng rậm, thú kể cả cọp, cá sấu, dân số rất thưa thớt ít người
ở. Nay thì đâu đâu cũng chỉ là nhà cửa, thành phố, đất trồng trọt, con người tiếp tục lan
rộng, động vật, thiên nhiên bị khai thác hủy hại môi trường sống. Nếu không bảo vệ
rừng nguyên sinh cuối cùng ở Nam Cát Tiên, chúng ta sẽ mất đi di sản, tài nguyên vô
cùng quí giá
Để đến Nam Cát Tiên, ta theo con đường từ Dầu Giây đi Đà Lạt (Lâm Đồng). Vượt qua
cửa sông La Ngà đổ ra một hồ lớn gọi là hồ La Ngà và hồ Trị An cung cấp nước cho
thuỷ điện ở tháp Trị An, là vào huyện Tân Phú. Cách đây hơn 5 năm, trên thượng nguồn
sông La Ngà, ranh giới giữa hai huyện Tân Phú (Đồng Nai) và Tánh Linh (Bình Thuận),
những con voi cuối cùng của miền Đông Nam bộ, vì bị xâm chiếm đất đã phải phá rẫy,
làng ở Tánh Linh. Trong gần 1 năm, chính quyền với sự trợ giúp của tổ chức WWF mới
14 | T r a n g
chuyển được các con voi này lên Dak Lak. Thiên nhiên phải lùi bước trước sự phát triển
lấn chiếm của con người, đây là một mất mát lớn.
Qua sông La Ngà (phụ lưu sông Đồng Nai), trên đường từ Định Quán đến Đà Lạt, qua
khỏi khu rừng cây do bà Trần Lệ Xuân trồng trước đây, đến ngã ba rẽ trái đi Tà Lại, rồi
từ đó trên con đường nhựa mới xây đến xã Nam Cát Tiên. Trước đây rừng quốc gia
Nam Cát Tiên là một phần chiến khu D trong thời kỳ chiến tranh. Từ năm 1983 vì sự
xâm nhập và phát rẫy của dân nhập cư, Nam Cát Tiên đã được bảo vệ và trở thành
rừng quốc gia (trong thời kỳ chiến tranh và sau giải phóng, thịt thú rừng bị săn bắn được
mang đi bán, tiêu thụ ở các làng, thị xã, thành phố quanh vùng cho đến tận Saigon).
Hiện nay vườn quốc gia Nam Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên vùng đồng bằng đất
thấp (lowland) quan trọng nhất ở phía Nam Việt nam, hiện chỉ còn vài con tê giác Java
hiếm tồn tại sót lại ở Đông Dương, chúng có nguy cơ tuyệt chủng. Trên thế giới hiện
nay loài tê giác Java chỉ còn lại ở Nam Cát Tiên và vườn quốc gia Ujung Kulon (Java,
Indonesia). Trong vườn quốc gia Nam Cát Tiên hiện nay có 77 loài thú, 326 loài chim,
82 loài cá nướng ngọt, 40 loài bò sát, 14 cá sấu và loài sống dưới nước và trên bờ và
hàng trăm côn trùng. Những loài thú hiếm và quí trong Sách Đỏ Việt Nam ở Nam Cát
Tiên gồm có 18 loài thú, 20 loài chim, 12 bò sát và 1 loài sống ở nước và bờ.
Trên con đường nhựa nhỏ trước khi đến phà để qua khu rừng quốc gia Nam Cát Tiên
là trạm quản lý rừng, ở đây mọi du khách phải vào đăng ký mua giấy phép vào rừng.
Sông Đồng Nai ở đoạn này bắt đầu rộng lớn thuộc phần hạ lưu vào đồng bằng chảy
xuống Biên Hoà qua Trị An.
Trong rừng quốc gia Nam Cát Tiên có khu vực nhà nghĩ và chổ cho mướn xe đạp. Tôi
đã mướn xe đạp chạy dọc theo ven rừng dọc sông Đồng Nai. Đến thác nước nhỏ Bến
Cù với nhiều đá nổi, lúc này là mùa khô nên nước ít và đã rút, dừng xe đạp, tôi đi xuống
giừa các ghềnh đá, chung quanh rất thanh tịnh, lòng cảm thấy thanh thản giữa sông
nước, núi rừng. Tiếp tục đạp xe giữa buổi trưa rất ít người, trong một thoáng từ xa hiện
ra một chú sóc con trên ven đường, khi tôi gần đến thì chú sóc vôi vã nhảy chạy biến
vào rừng.
Cây bằng lăng ở rừng Nam Cát Tiên
Trên đường đạp xe, có bảng chỉ dẫn đi bộ vào đoạn rừng khoảng vài cây số, có 1 vài du
khách nước ngoài và hướng dẫn viên sửa soạn đi vào, họ có mang máy ghi âm để thâu
các tiếng chim rừng kêu, chắc đây là 1 đoàn đi khảo sát sinh thái các loài chim. Tôi đi bộ
vào rừng theo họ, trong rừng tối, mát nhưng ẩm thấp, cây cối chằng chịt cao ngất. Đến
15 | T r a n g
một ngã rẽ, tôi nghe anh hướng dẫn viên chỉ tôi đi đến xem một cây bằng lăng to lớn với
thân rộng khổng lồ đến hơn chục người ôm cũng được. Rừng Cát Tiên vẫn còn các cây
bằng lăng, cây kơ nia - đặc trưng của núi rừng Tây nguyên, cây thiêng của người dân
tộc. Theo Bình Nguyên Lộc, thì ở Đông Nam Bộ, ta gọi là cây bằng lăng trong khi từ Mỹ
Tho đến Cà Mau gọi danh mộc ấy bằng từ Khmer là cây thau lau, chứng tỏ vùng Đồng
Nai chưa thuộc Khmer mà là của người Mạ.
Ở rừng quốc gia nam Cát Tiên, du khách có thể ở lại vài ngày trong nhà nghĩ, tối đến
có thể mướn xe jeep đi vào rừng sâu ban đêm xem thú. Nếu vào sâu hơn nữa gần gần
khu đất ngập nước (wetlands), nếu may mắn có thể thấy tê giác. Nằm ở phía bắc rừng
Nam Cát Tiên là bầu Sấu, một hồ lớn có nhiều cá sấu. Rừng có nhiều giống chim quí và
hiếm.
Trong rừng Nam Cát Tiên còn có di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hoá Óc Eo, Thủy Chân
Lạp. Vào tháng 10,11/1985, ở phía tây bắc Đa The (huyện Đa Huoai) đã phát hiện một
khu di tích khảo cổ lớn gồm nhiều gò mang vết tích kiến trúc bằng gạch với nhiều phiến
đá có chạm đường viền, có bệ tượng thờ linga, yoni, hình thần Shiva dập nổi trên tấm
bạt linga, các cột đá tròn, chân tán đá vuông có hoa văn, một số tượng thần Uma thắng
quỷ trâu, rìu đá mài, vòng đồng và gốm cổ. Di chỉ này có thể liên hệ đến văn hóa Óc Eo
hoặc Khmer tiền Angkor và văn hóa Champa mang tín ngưỡng thờ thần Shiva (9). Tuy
vậy qua vị trí của di chỉ gần địa bàn cư trú của người Chu Ru và Chăm, ta có thể cho
rằng có nhiều khả năng đây là di chỉ văn hóa Champa. Người Chu Ru có ngôn ngữ rất
gần tiếng Chăm và được coi là người Chăm miền núi. Họ là tàn tích của người Chăm
chạy lên núi sau khi Đại Việt thắng Champa (10).
Lời kết
Mặc dầu tác giả chưa thăm viếng và mô tả địa danh và lịch sử các tỉnh Tây Ninh, Bình
Dương (Sông Bé), và Bà Rịa-Vũng Tàu, nhưng những nét phát họa trên một số vùng
trên miền Đông Nam Bộ đủ cho thấy đây là vùng có bề dầy lịch sử và là nơi hột tụ của
các nền văn minh, các dân tộc đến vùng đất có môi trường thiên nhiên sông núi phong
phú, đa dạng, với nhiều tài nguyên thực vật, động vật. Hiện nay người Stieng, Mạ, Châu
Ro,.. càng thu hẹp và văn hóa của họ có nguy cơ biến mất cũng như tài nguyên thiên
nhiên nếu như chúng ta không có biện pháp bảo tồn văn hóa và môi trường, hai di sản
quí giá, trong sự phát triển rất nhanh hiện nay về dân số và kinh tế.
Tham khảo
(1) Vương Liêm, Về vùng đất cổ miền Đông Nam Bộ, Nhà Xuất Bản Lao Động, 2005
(2) Ngô Đăng Doanh, Văn hóa cổ Chămpa, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, 2002
(3) Nguyễn Đình Tư, Non nước Ninh Thuận, Nxb Thanh Niên, 2003
(4) Ngô Văn Doanh, Tháp Cổ Chămpa, huyền thoại và sự thật, Nxb Văn hóa thông tin,
1994
(5) Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải, Văn hoá Óc Eo, những khám phá mới,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995
(6) Lê Trung Hoa, Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam bộ và tiếng Việt văn học, Nxb
Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh, 2005.
16 | T r a n g
(7) Trần Hồng Liên, Văn hoá người Hoa ở Nam bộ-tiến ngưỡng và tôn giáo, Nxb Khoa
học Xã hội, Tp Hồ Chí Minh, 2005.
(8) Nguyễn Hữu Hiếu, Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam bộ, Nxb Trẻ, 2004.
(9) Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Lê Trung Khả, Võ Sĩ Khải, Nguyễn Đình Đầu, Địa
chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1987.
(10) Nguyền Văn Diệu, Vài nét về người Chu-Ru ở Lâm Đồng, tr. 23-31, Tạp chí Dân
tộc học, số 3, 1981.
(Theo Khoahoc.net)
File đính kèm:
- Mot Thoang Dong Nam Bo Dia Chi Va Lich Su.pdf